Hoạt động tình nguyện có sức mạnh to lớn bởi vì đó là nhân tố rèn luyện kĩ năng lãnh đạo. Kĩ năng lãnh đạo, cùng với các kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, khám phá năng lực bản thân, phân tích vấn đề thu được sau các hoạt động tình nguyện rất hữu ích cho việc phát triển nghề nghiệp chuyên môn của những người tham gia.
Hoạt động tình nguyện có sức mạnh to lớn bởi vì đó là nhân tố rèn luyện kĩ năng lãnh đạo. Kĩ năng lãnh đạo, cùng với các kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, khám phá năng lực bản thân, phân tích vấn đề thu được sau các hoạt động tình nguyện rất hữu ích cho việc phát triển nghề nghiệp chuyên môn của những người tham gia. Một cách gián tiếp, điều này cũng giúp ích cho các nhà tuyển dụng trong quá trình lựa chọn ứng viên thích hợp và cộng đồng nói chung. Do đó, cả các doanh nghiệp và cộng đồng đều đều được tăng cường và hỗ trợ khi mà hoạt động cộng đồng được khuyến khích và thu được kết quả tốt. Trên thực tế, mối liên quan chặt chẽ giữa phát triển kĩ năng cá nhân thông qua tình nguyện và phát triển nghề nghiệp tương lai giúp cho các doanh nghiệp (lợi nhuận và phi lợi nhuận) xây dựng các chương trình vì cộng đồng và khuyến khích nhân viên của mình tham gia.
6 nhân tố thúc đẩy hoạt động tình nguyện
Có 6 nhân tố thúc đẩy cá nhân tham gia vào các hoạt động tình nguyện:
§ Truyền thống tham gia hoạt động cộng đồng từ các thế hệ (quá khứ, hiện tại và tương lai)
§ Kinh nghiệm từ mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp
§ Mong muốn cống hiến cho xã hội
§ Muốn biến kinh nghiệm bản thân thành hành động thực tế
§ Phát triển kĩ năng kinh doanh và lãnh đạo
§ Xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng
Nhiều tình nguyện viên chịu ảnh hưởng từ rất nhỏ bởi những hoạt động tình nguyện của bố me, ông bà hoặc bạn bè. Theo bản điều tra của nhóm Power Skills (Mỹ, 2006), 39% tình nguyện viên tham gia các hoạt động từ 16 tuổi và nhóm 22 tuổi chiếm 56%. Nhiều tình nguyện viên còn mong muốn sẽ tập thói quen tham gia phục vụ cộng đồng này cho con cái và các thế hệ tương lai.
Phần lớn các tình nguyện viên đều đồng ý rằng tham gia các hoạt động cộng đồng giúp họ mở rộng mối quan hệ, ở cả phạm vi cá nhân và công việc. Nhiều bạn trẻ khi chuyển đến một thành phố mới để học tập thường tích cực tham gia tình nguyện nhằm mở rộng mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu giao tiếp cá nhân và công việc.
Tình nguyện viên cũng chỉ ra những lợi ích to lớn thu được từ những hoạt động cộng đồng. Họ có dịp trải nghiệm nhiều vai trò với những nhiệm vụ khác nhau. Điều này giúp phát triển kĩ năng và kinh nghiệm mà có thể rất hữu ích cho nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân sau này.
Nhiều tình nguyện viên cảm thấy mình có trách nhiệm cống hiến cho xã hội từ rất sớm. Khi họ đã đạt được những thành công nhất định trong công việc thì mong muốn này càng thôi thúc họ. Nhiều tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng như giáo dục có liên quan đến trẻ em. Cũng theo nghiên cứu của nhóm Power Skills, có đến 73% tình nguyện viên có cùng suy nghĩ này. Cũng có nhiều nguyên nhân khác như tình nguyện viên muốn đóng góp kiến thức của mình cho các tổ chức có liên quan (63%) hoặc mong muốn kết nối với những người có cùng đam mê (48%). Mặc dù đa số tình nguyện viên đều có những trách nhiệm công việc và cá nhân khác nhau nhưng họ vẫn dành thời gian nhất định cho các hoạt động cộng đồng.
Một số tình nguyện viên có những lý do cá nhân hoặc trải nghiệm từ chính gia đình và bản thân nên đã tham gia tình nguyện. Họ mong muốn biến những trải nghiệm tiêu cực của cá nhân thành những trải nghiệm tích cực – cho chính bản thân họ hoặc cho người khác. Có rất nhiều người cảm thấy xã hội còn nhiều bất công và nghèo khó nên mong muốn được giúp đỡ những người yếu thế.
Những hoạt động tình nguyện giúp cho người tham gia thu được những kĩ năng và sự tự tin cần thiết để đảm nhận các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ở giai đoạn đầu phát triển sự nghiệp. Một loạt các kĩ năng cơ bản rèn luyện từ hoạt động tình nguyện sẽ được đem ra áp dụng trực tiếp trong công việc chuyên môn ở tất cả các giai đoạn của những người tham gia. Có tới 83% tình nguyện viên cho rằng kĩ năng lãnh đạo là kĩ năng quan trọng nhất mà họ thu được thông qua việc tình nguyện, tiếp đó là kĩ năng giao tiếp và kĩ năng gây quỹ từ các tổ chức. Rõ ràng, tình nguyện viên công nhận những kĩ năng này rất quan trọng cho thành công của công việc tương lai.
Tình nguyện viên cũng rất coi trọng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng. Mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng doanh nghiệp sẽ thực hiện những gì tốt cho cộng đồng – mục đích hướng tới của các hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này được xây dựng dưới nhiều hình thức như khuyến khích hoạt động cộng đồng trong nhân viên, đóng góp quỹ cho các tổ chức phi lợi nhuận địa phương, thiết lập các chương trình tặng quà hoặc quyên góp những sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết. Nhiều tình nguyện viên coi những việc làm này là nhân tố quan trọng khi đánh giá hoạt động các doanh nghiệp. Họ cũng gợi ý rằng để thật sự có những hoạt động vì cộng đồng đúng nghĩa, các doanh nghiệp cần đóng góp sâu rộng hơn một phần lợi nhuận cho các vấn đề xã hội của quốc gia và cộng đồng.
VVIRC
Hoạt động tình nguyện có sức mạnh to lớn bởi vì đó là nhân tố rèn luyện kĩ năng lãnh đạo. Kĩ năng lãnh đạo, cùng với các kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, khám phá năng lực bản thân, phân tích vấn đề thu được sau các hoạt động tình nguyện rất hữu ích cho việc phát triển nghề nghiệp chuyên môn của những người tham gia. Một cách gián tiếp, điều này cũng giúp ích cho các nhà tuyển dụng trong quá trình lựa chọn ứng viên thích hợp và cộng đồng nói chung. Do đó, cả các doanh nghiệp và cộng đồng đều đều được tăng cường và hỗ trợ khi mà hoạt động cộng đồng được khuyến khích và thu được kết quả tốt. Trên thực tế, mối liên quan chặt chẽ giữa phát triển kĩ năng cá nhân thông qua tình nguyện và phát triển nghề nghiệp tương lai giúp cho các doanh nghiệp (lợi nhuận và phi lợi nhuận) xây dựng các chương trình vì cộng đồng và khuyến khích nhân viên của mình tham gia.
6 nhân tố thúc đẩy hoạt động tình nguyện
Có 6 nhân tố thúc đẩy cá nhân tham gia vào các hoạt động tình nguyện:
§ Truyền thống tham gia hoạt động cộng đồng từ các thế hệ (quá khứ, hiện tại và tương lai)
§ Kinh nghiệm từ mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp
§ Mong muốn cống hiến cho xã hội
§ Muốn biến kinh nghiệm bản thân thành hành động thực tế
§ Phát triển kĩ năng kinh doanh và lãnh đạo
§ Xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng
Nhiều tình nguyện viên chịu ảnh hưởng từ rất nhỏ bởi những hoạt động tình nguyện của bố me, ông bà hoặc bạn bè. Theo bản điều tra của nhóm Power Skills (Mỹ, 2006), 39% tình nguyện viên tham gia các hoạt động từ 16 tuổi và nhóm 22 tuổi chiếm 56%. Nhiều tình nguyện viên còn mong muốn sẽ tập thói quen tham gia phục vụ cộng đồng này cho con cái và các thế hệ tương lai.
Phần lớn các tình nguyện viên đều đồng ý rằng tham gia các hoạt động cộng đồng giúp họ mở rộng mối quan hệ, ở cả phạm vi cá nhân và công việc. Nhiều bạn trẻ khi chuyển đến một thành phố mới để học tập thường tích cực tham gia tình nguyện nhằm mở rộng mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu giao tiếp cá nhân và công việc.
Tình nguyện viên cũng chỉ ra những lợi ích to lớn thu được từ những hoạt động cộng đồng. Họ có dịp trải nghiệm nhiều vai trò với những nhiệm vụ khác nhau. Điều này giúp phát triển kĩ năng và kinh nghiệm mà có thể rất hữu ích cho nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân sau này.
Nhiều tình nguyện viên cảm thấy mình có trách nhiệm cống hiến cho xã hội từ rất sớm. Khi họ đã đạt được những thành công nhất định trong công việc thì mong muốn này càng thôi thúc họ. Nhiều tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng như giáo dục có liên quan đến trẻ em. Cũng theo nghiên cứu của nhóm Power Skills, có đến 73% tình nguyện viên có cùng suy nghĩ này. Cũng có nhiều nguyên nhân khác như tình nguyện viên muốn đóng góp kiến thức của mình cho các tổ chức có liên quan (63%) hoặc mong muốn kết nối với những người có cùng đam mê (48%). Mặc dù đa số tình nguyện viên đều có những trách nhiệm công việc và cá nhân khác nhau nhưng họ vẫn dành thời gian nhất định cho các hoạt động cộng đồng.
Một số tình nguyện viên có những lý do cá nhân hoặc trải nghiệm từ chính gia đình và bản thân nên đã tham gia tình nguyện. Họ mong muốn biến những trải nghiệm tiêu cực của cá nhân thành những trải nghiệm tích cực – cho chính bản thân họ hoặc cho người khác. Có rất nhiều người cảm thấy xã hội còn nhiều bất công và nghèo khó nên mong muốn được giúp đỡ những người yếu thế.
Những hoạt động tình nguyện giúp cho người tham gia thu được những kĩ năng và sự tự tin cần thiết để đảm nhận các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ở giai đoạn đầu phát triển sự nghiệp. Một loạt các kĩ năng cơ bản rèn luyện từ hoạt động tình nguyện sẽ được đem ra áp dụng trực tiếp trong công việc chuyên môn ở tất cả các giai đoạn của những người tham gia. Có tới 83% tình nguyện viên cho rằng kĩ năng lãnh đạo là kĩ năng quan trọng nhất mà họ thu được thông qua việc tình nguyện, tiếp đó là kĩ năng giao tiếp và kĩ năng gây quỹ từ các tổ chức. Rõ ràng, tình nguyện viên công nhận những kĩ năng này rất quan trọng cho thành công của công việc tương lai.
Tình nguyện viên cũng rất coi trọng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng. Mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng doanh nghiệp sẽ thực hiện những gì tốt cho cộng đồng – mục đích hướng tới của các hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này được xây dựng dưới nhiều hình thức như khuyến khích hoạt động cộng đồng trong nhân viên, đóng góp quỹ cho các tổ chức phi lợi nhuận địa phương, thiết lập các chương trình tặng quà hoặc quyên góp những sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết. Nhiều tình nguyện viên coi những việc làm này là nhân tố quan trọng khi đánh giá hoạt động các doanh nghiệp. Họ cũng gợi ý rằng để thật sự có những hoạt động vì cộng đồng đúng nghĩa, các doanh nghiệp cần đóng góp sâu rộng hơn một phần lợi nhuận cho các vấn đề xã hội của quốc gia và cộng đồng.
VVIRC