Những điều hữu ích trong hành trang tham gia tình nguyện của bạn.
10. Hãy liệt kê những ước mơ và cả tài năng của bạn:
Bạn nổi trội trong lĩnh vực nào? Bạn luôn hằng mong ước được làm điều gì? Bạn thực sự thích thú hay muốn thử làm việc gì? Có cách nào đó để chuẩn bị, học hỏi hay vươn tới khi muốn trở thành một tình nguyện viên không?
Bạn có nghĩ bay qua biển bằng bóng bay là không tưởng? Anh Matt Silver-Vallance đã chứng minh điều ngược lại và quyên góp được số tiền từ thiện không nhỏ cho công việc thực hiện ước mơ đó.
9. Chọn lựa kĩ càng thời gian để làm công tác tình nguyện
Một khoảng thời lượng nào đó không thể áp dụng cho tất cả mọi người, cũng giống như những cơ hội làm việc tình nguyện. Bạn hãy thu xếp thời gian tham gia tình nguyện của mình một cách kỹ càng, tránh bị trùng lặp vào các giai đoạn bận rộn của bản thân như thi cử, công việc gia đình… Và lựa chọn sự kiện tình nguyện phù hợp với khả năng, tính cách của bản thân.
Ví dụ một sự kiện tình nguyện trong một giờ, một buổi sáng, một ngày như dọn dẹp vệ sinh môi trường ở một điểm công cộng, đạp xe tuyên truyền về môi trường hay là cả một quá trình như dạy gia sư hàng tuần cho một em nhỏ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn…
8. Hãy tận tâm, tận lực
Đôi khi một chương trình tình nguyện cần sự thích ứng từ từ. Bạn tự cho mình cơ hội có được những tháng ngày tốt đẹp, hay những chuỗi ngày tồi tệ, có khi là những ngày tốt xấu lẫn lộn. Nếu sau ba tháng bạn chẳng thấy điều gì có thể bù đắp lại những cống hiến của mình thì ít ra bạn cũng cảm thấy mình có ích.
Đam mê – điều không thể thiếu của các tình nguyện viên
7. Hãy quan sát và học hỏi
Những tình nguyện viên dày dạn kinh nghiệm có thể dạy bạn “sự tự tin”. Hãy quan sát họ và làm theo sự hướng dẫn của họ. Hãy tự tin rằng bạn có khả năng để đảm nhiệm công việc và thậm chí còn làm tốt công việc. Hãy cân bằng sự tự tin và sự tự ti.
6. Năng lực, nhu cầu và niềm đam mê
Bạn phải có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc, công việc ấy phải hữu ích, và bạn phải có niềm đam mê được cống hiến.
5. Làm ra làm
Làm việc không công không có nghĩa là làm qua loa, thiếu tính chuyên nghiệp. “Bất kì điều gì đáng làm thì nên làm cho thật tốt”. Tất cả những gì chúng ta làm đều cần đến sự nỗ lực chân thành nhất. Nếu không thì chúng ta sẽ làm hại những người mà chúng ta giúp đỡ và làm hại chính bản thân chúng ta.
4. Giữ được ở trạng thái cân bằng là chìa khoá của thành công
Những đặc quyền cộng thêm sự thăng bằng. Lòng nhân hậu khoan dung bắt đầu từ gia đình – hãy duy trì những đặc quyền ấy. Phải biết cân đối việc nhà, việc nước, việc xã hội. Nếu bạn thấy bị áp đảo, bạn sẽ bị căng thẳng và sẽ không còn cảm thấy thích thú khi làm bất cứ việc gì.
Hãy “Duy trì ngọn lửa tình nguyện” cho trái tim bạn
3. Hãy đứng lùi về sau và tận hưởng niềm hãnh diện
Đôi khi mọi người quên “cảm ơn”, nên bạn hãy tự thưởng cho mình. Hãy tự hào về những gì mình làm được – dành thời gian để ngửi hương thơm của những đóa hồng, lắng nghe những giọt mưa rơi trên ô cửa, cảm nhận tuyết lạnh trên mũi, nếm sự mát ngọt của nước.
2. Tìm kiếm sự ổn định hay thích sự thay đổi
Bạn đang làm ỉu xìu hay vẫn còn rất tươi tỉnh? Bạn đang tràn đầy nhiệt huyết hay sắp kiệt sức? Hãy định kì kiểm tra lại bản thân và tìm câu trả lời đáng tin cậy.
1. Hãy vui lên!
Cuộc sống này quá cực nhọc rồi; công việc tình nguyện sẽ không là một trong những việc cực khổ đó. Công việc ấy phải được thăng hoa và tràn niềm vui. Chúng ta sẽ đứng ở đỉnh cao của chính chúng ta khi chúng ta học tập, khôn lớn, vui chơi và phục vụ lẫn nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng.
10. Hãy liệt kê những ước mơ và cả tài năng của bạn:
Bạn nổi trội trong lĩnh vực nào? Bạn luôn hằng mong ước được làm điều gì? Bạn thực sự thích thú hay muốn thử làm việc gì? Có cách nào đó để chuẩn bị, học hỏi hay vươn tới khi muốn trở thành một tình nguyện viên không?
Bạn có nghĩ bay qua biển bằng bóng bay là không tưởng? Anh Matt Silver-Vallance đã chứng minh điều ngược lại và quyên góp được số tiền từ thiện không nhỏ cho công việc thực hiện ước mơ đó.
9. Chọn lựa kĩ càng thời gian để làm công tác tình nguyện
Một khoảng thời lượng nào đó không thể áp dụng cho tất cả mọi người, cũng giống như những cơ hội làm việc tình nguyện. Bạn hãy thu xếp thời gian tham gia tình nguyện của mình một cách kỹ càng, tránh bị trùng lặp vào các giai đoạn bận rộn của bản thân như thi cử, công việc gia đình… Và lựa chọn sự kiện tình nguyện phù hợp với khả năng, tính cách của bản thân.
Ví dụ một sự kiện tình nguyện trong một giờ, một buổi sáng, một ngày như dọn dẹp vệ sinh môi trường ở một điểm công cộng, đạp xe tuyên truyền về môi trường hay là cả một quá trình như dạy gia sư hàng tuần cho một em nhỏ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn…
8. Hãy tận tâm, tận lực
Đôi khi một chương trình tình nguyện cần sự thích ứng từ từ. Bạn tự cho mình cơ hội có được những tháng ngày tốt đẹp, hay những chuỗi ngày tồi tệ, có khi là những ngày tốt xấu lẫn lộn. Nếu sau ba tháng bạn chẳng thấy điều gì có thể bù đắp lại những cống hiến của mình thì ít ra bạn cũng cảm thấy mình có ích.
Đam mê – điều không thể thiếu của các tình nguyện viên
7. Hãy quan sát và học hỏi
Những tình nguyện viên dày dạn kinh nghiệm có thể dạy bạn “sự tự tin”. Hãy quan sát họ và làm theo sự hướng dẫn của họ. Hãy tự tin rằng bạn có khả năng để đảm nhiệm công việc và thậm chí còn làm tốt công việc. Hãy cân bằng sự tự tin và sự tự ti.
6. Năng lực, nhu cầu và niềm đam mê
Bạn phải có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc, công việc ấy phải hữu ích, và bạn phải có niềm đam mê được cống hiến.
5. Làm ra làm
Làm việc không công không có nghĩa là làm qua loa, thiếu tính chuyên nghiệp. “Bất kì điều gì đáng làm thì nên làm cho thật tốt”. Tất cả những gì chúng ta làm đều cần đến sự nỗ lực chân thành nhất. Nếu không thì chúng ta sẽ làm hại những người mà chúng ta giúp đỡ và làm hại chính bản thân chúng ta.
4. Giữ được ở trạng thái cân bằng là chìa khoá của thành công
Những đặc quyền cộng thêm sự thăng bằng. Lòng nhân hậu khoan dung bắt đầu từ gia đình – hãy duy trì những đặc quyền ấy. Phải biết cân đối việc nhà, việc nước, việc xã hội. Nếu bạn thấy bị áp đảo, bạn sẽ bị căng thẳng và sẽ không còn cảm thấy thích thú khi làm bất cứ việc gì.
Hãy “Duy trì ngọn lửa tình nguyện” cho trái tim bạn
3. Hãy đứng lùi về sau và tận hưởng niềm hãnh diện
Đôi khi mọi người quên “cảm ơn”, nên bạn hãy tự thưởng cho mình. Hãy tự hào về những gì mình làm được – dành thời gian để ngửi hương thơm của những đóa hồng, lắng nghe những giọt mưa rơi trên ô cửa, cảm nhận tuyết lạnh trên mũi, nếm sự mát ngọt của nước.
2. Tìm kiếm sự ổn định hay thích sự thay đổi
Bạn đang làm ỉu xìu hay vẫn còn rất tươi tỉnh? Bạn đang tràn đầy nhiệt huyết hay sắp kiệt sức? Hãy định kì kiểm tra lại bản thân và tìm câu trả lời đáng tin cậy.
1. Hãy vui lên!
Cuộc sống này quá cực nhọc rồi; công việc tình nguyện sẽ không là một trong những việc cực khổ đó. Công việc ấy phải được thăng hoa và tràn niềm vui. Chúng ta sẽ đứng ở đỉnh cao của chính chúng ta khi chúng ta học tập, khôn lớn, vui chơi và phục vụ lẫn nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng.