1. Có lẽ được sáng tác vào thời gian đi thi Hội (1), trong khoảng những năm 1832 đến 1841, Sa hành đoản ca (Bài hát ngắn đi trên bãi cát) vừa mang dấu ấn quang cảnh thực mà Cao Bá Quát (1809? - 1855) được chứng kiến trên đường bộ hành vào Nam lại vừa hiện diện như một biểu tượng nghệ thuật về con đường đời qua sự cảm nhận của một trí thức vốn lận đận với cử nghiệp. Sa hành đoản ca theo lối thơ cổ thể, không bị gò bó vào luật như thơ cận thể Đường luật, gồm 16 câu thơ tạp ngôn – xen kẽ các câu 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, với bốn vần bằng trắc thay đổi, thật phù hợp cho sự thể hiện những tâm trạng và suy tư không đơn giản của tác giả.
2. Về bố cục, Sa hành đoản ca theo cách thông thường của thơ cổ thể, chia ba phần, hai phần đầu và kết hô ứng với nhau chặt chẽ từ hình tượng cho đến ý tưởng, tâm trạng, cảm xúc. Bốn câu đầu miêu tả hình ảnh người khách đi trên bãi cát dài, sáu câu tiếp theo mở rộng cảm thán về đường đời, sáu câu cuối quay lại với hình ảnh bãi cát dài cùng hành trình ngày càng đơn độc của người khách.
3. Từ nhan đề, bố cục cho đến toàn bộ hệ thống từ ngữ, vần thơ, nhạc điệu bằng trắc, độ dài ngắn của câu thơ… Sa hành đoản ca thực sự là một chỉnh thể nghệ thuật với hình tượng trung tâm là bãi cát dài mênh mông và một con người nhỏ bé như bị hút đi trên đó. Trước hết, phải nói tới ý nghĩa tả thực rất sinh động của bài thơ mà chúng ta có thể hình dung nhờ liên hệ với hoàn cảnh sáng tác và cuộc đời tác giả:
Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc
(Bãi cát dài, lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn mà vẫn còn đi
Khách (trên đường) nước mắt tuụn rơi)
Nghệ thuật điệp từ kết hợp với lối đối ngẫu - một đặc điểm thi pháp nổi bật của Sa hành đoản ca, được phát huy hiệu quả ngay từ những dòng thơ đầu tiên. “Trường sa/ trường sa” “nhất bộ/ nhất hồi”, mặt trời lặn/ nước mắt rơi, tác giả không miêu tả tỉ mỉ mà chỉ gợi nên bằng một vài hình ảnh trùng điệp và đối ngẫu, cũng đủ khiến người đọc hình dung cảnh tượng những cồn cát dài dằng dặc chang chang nắng trải dọc bờ biển miền Trung đất nước, đi trên cát khô bỏng, bước chân người vừa như bị trôi ngược về phía sau (do cát khô và bãi dốc) vừa như bị níu lại một chỗ (do cảm giác bỏng rát của đôi chân). Ý nghĩa tả thực này gắn liền với sự kiện có thật trong cuộc đời tác giả (nhiều năm lẽo đẽo từ Bắc vào Huế thi Hội) cho thấy mạch thơ văn phản ánh những điều “sở kiến, sở văn” xuất hiện từ thế kỷ XVIII vẫn đang tiếp nối trong thế kỷ XIX. Nhưng điều mà tác giả muốn nói chắc chắn không chỉ dừng ở ý nghĩa tả thực đơn thuần đó, đoạn thơ tiếp theo cho ta thấy rõ hơn ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bãi cát dài:
Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng
Cổ lai danh lợi nhân
Bôn tẩu lộ đồ trung
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng
(Anh không học được ông tiên có phép ngủ giỏi
Trèo non lội nước mãi, oán bao giờ cho hết
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trong đường đời
Quán rượu ở đầu gió có rượu ngon
Người tỉnh thường ít, kẻ say giống nhau)
2. Về bố cục, Sa hành đoản ca theo cách thông thường của thơ cổ thể, chia ba phần, hai phần đầu và kết hô ứng với nhau chặt chẽ từ hình tượng cho đến ý tưởng, tâm trạng, cảm xúc. Bốn câu đầu miêu tả hình ảnh người khách đi trên bãi cát dài, sáu câu tiếp theo mở rộng cảm thán về đường đời, sáu câu cuối quay lại với hình ảnh bãi cát dài cùng hành trình ngày càng đơn độc của người khách.
3. Từ nhan đề, bố cục cho đến toàn bộ hệ thống từ ngữ, vần thơ, nhạc điệu bằng trắc, độ dài ngắn của câu thơ… Sa hành đoản ca thực sự là một chỉnh thể nghệ thuật với hình tượng trung tâm là bãi cát dài mênh mông và một con người nhỏ bé như bị hút đi trên đó. Trước hết, phải nói tới ý nghĩa tả thực rất sinh động của bài thơ mà chúng ta có thể hình dung nhờ liên hệ với hoàn cảnh sáng tác và cuộc đời tác giả:
Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc
(Bãi cát dài, lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn mà vẫn còn đi
Khách (trên đường) nước mắt tuụn rơi)
Nghệ thuật điệp từ kết hợp với lối đối ngẫu - một đặc điểm thi pháp nổi bật của Sa hành đoản ca, được phát huy hiệu quả ngay từ những dòng thơ đầu tiên. “Trường sa/ trường sa” “nhất bộ/ nhất hồi”, mặt trời lặn/ nước mắt rơi, tác giả không miêu tả tỉ mỉ mà chỉ gợi nên bằng một vài hình ảnh trùng điệp và đối ngẫu, cũng đủ khiến người đọc hình dung cảnh tượng những cồn cát dài dằng dặc chang chang nắng trải dọc bờ biển miền Trung đất nước, đi trên cát khô bỏng, bước chân người vừa như bị trôi ngược về phía sau (do cát khô và bãi dốc) vừa như bị níu lại một chỗ (do cảm giác bỏng rát của đôi chân). Ý nghĩa tả thực này gắn liền với sự kiện có thật trong cuộc đời tác giả (nhiều năm lẽo đẽo từ Bắc vào Huế thi Hội) cho thấy mạch thơ văn phản ánh những điều “sở kiến, sở văn” xuất hiện từ thế kỷ XVIII vẫn đang tiếp nối trong thế kỷ XIX. Nhưng điều mà tác giả muốn nói chắc chắn không chỉ dừng ở ý nghĩa tả thực đơn thuần đó, đoạn thơ tiếp theo cho ta thấy rõ hơn ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bãi cát dài:
Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng
Cổ lai danh lợi nhân
Bôn tẩu lộ đồ trung
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng
(Anh không học được ông tiên có phép ngủ giỏi
Trèo non lội nước mãi, oán bao giờ cho hết
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trong đường đời
Quán rượu ở đầu gió có rượu ngon
Người tỉnh thường ít, kẻ say giống nhau)
Tải tài liệu đính kèm đầy đủ phía dưới
- Attachments
- SA HÀNH ĐOẢN CA.doc
- You don't have permission to download attachments.
- (50 Kb) Downloaded 0 times