Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Trung Quốc và ước vọng 'bất chiến tự nhiên thành'

    truyenthong
    truyenthong
    Cấp 13
    Cấp 13
    Tên thật Tên thật : Truyền Thông
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    Trung Quốc và ước vọng 'bất chiến tự nhiên thành' Empty Trung Quốc và ước vọng 'bất chiến tự nhiên thành'

    Bài gửi by truyenthong 13/5/2013, 20:45

    Khi tình báo quân sự Mỹ công khai buộc tội Chính phủ Trung Quốc sử dụng gián điệp mạng quy mô lớn nhằm vào Mỹ, Trung Quốc dường như có phần tự hào, theo phân tích của Asia Times.

    Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về tình hình quân sự của Trung Quốc, công bố trong tuần trước, đã nêu chi tiết khoản đầu tư lớn của Bắc Kinh trong phát triển các công nghệ nhằm lập cân bằng với ưu thế vốn đang vượt trội của Mỹ ở châu Á Thái Bình dương.

    Trung Quốc và ước vọng 'bất chiến tự nhiên thành' J-15-epa
    Chiến đấu cơ đặc biệt J-15 hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

    Báo cáo hàng năm này, được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ từ năm 2000, có tiêu đề “Sự phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Báo cáo cũng công khai tố cáo rằng chính phủ Trung Quốc có liên quan đến các hoạt động gián điệp mạng, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.

    Theo Lầu Năm Góc, trọng tâm hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc là hoạt động quân sự, bên cạnh đó là ngoại giao và kinh tế. Đặc biệt, có vẻ như Bắc Kinh đang cố gắng thu thập thông tin về công nghệ quân sự tiên tiến của Mỹ, với hy vọng tái tạo lại các hệ thống vũ khí này theo cách của Trung Quốc.

    Do lệnh trừng phạt từ năm 1990, Trung Quốc đã bị cấm mua trực tiếp vũ khí từ Mỹ. Chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn của nước này chủ yếu được hỗ trợ bằng việc mua hệ thống công nghệ tiên tiến từ Nga.

    Trong các tháng gần đây, truyền thông Mỹ đã ồn ào với lời tố cáo của báo chí và các công ty tư nhân, cho rằng Trung Quốc đánh cắp các bí mật quân sự bằng cách xâm nhập mạng. Nhưng lần này, việc văn bản của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố quan ngại về tin tặc, cho thấy mức độ đáng chú ý của nó.

    Mục tiêu đối trọng với Mỹ

    Các học giả và cựu quan chức, chuyên gia của Mỹ đánh giá rằng việc gia tăng quân lực của Trung Quốc hiện nay không nhằm chuẩn bị cho xung đột qua eo biển Đài Loan, bởi xu thế hiện nay giữa đại lục và Đài Loan là hợp tác kinh tế và tăng cường quan hệ chính trị.

    Văn bản quan trọng này đã thể hiện sự hiểu biết sắc sảo về tầm nhìn của Trung Quốc. Đó là, Trung Quốc tiếp tục coi Mỹ như là nhân tố lớn nhất chi phối khu vực và toàn cầu, có thể ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc. Thêm vào đó, Bắc Kinh vẫn quan ngại liệu các nước trong khu vực có coi Trung Quốc như một mối đe dọa không? Họ sẽ cân bằng với Trung Quốc thông qua hiện đại hóa quân sự đơn phương hay thông qua liên minh với nhau và với Mỹ?

    Trung Quốc và ước vọng 'bất chiến tự nhiên thành' Vuong-nghi-3
    Tân ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông đến 4 quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei. Trong ảnh, ông Vương phát biểu trong cuộc họp cùng ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Nội dung hội đàm giữa hai ngoại trưởng có bàn đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa các bên. Ảnh: NBCnews

    Báo cáo giải thích vì sao Hà Nội, Manila, Đài Bắc và thậm chí Tokyo có thể nhìn nhận Trung Quốc như là một mối đe dọa tiềm ẩn, nhưng Bắc Kinh không có ý định tiến hành chiến tranh với các láng giềng yếu thế hơn về quân sự. Bắc Kinh đang nhìn ra xa hơn, qua bên kia Thái Bình Dương, nơi đất nước cường thịnh nhất đang chăm chú ngăn chặn con đường đi đến "trung tâm thế giới" của Trung Quốc. Do đó nước này tập trung phát triển các hệ thống vũ khí để phục vụ mục tiêu chiến lược là trở thành lực lượng răn đe đối với vũ khí thông thường của Mỹ ở châu Á.

    “Chiến lược chống xâm nhập khu vực” (area denial) mà Trung Quốc đề cập chính là nhằm bảo vệ vùng duyên hải của Trung Quốc nếu một cuộc chiến (hoàn toàn không có khả năng xảy ra) với Đài Loan. Tất nhiên, những hệ thống vũ khí này cũng có thể hữu dụng trong ngăn chặn hoặc chống lại sự can thiệp của Mỹ nếu có xung đột trên các vùng biển đang tranh chấp gay gắt ở Biển Đông.

    Vừa phản đối vừa tự hào

    Nhiều khía cạnh trong phản ứng của Trung Quốc với bản báo cáo này của Lầu Năm Góc hoàn toàn có thể đoán trước.

    Đầu tiên, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã gạt bỏ cáo buộc “hoạt động gián điệp mạng”. Bà này cảnh báo, “việc buộc tội vô căn cứ và khiêu khích sẽ chỉ gây hại nỗ lực của cả hai bên và không khí chung để thảo luận”. Bà Hoa cho rằng Lầu Năm Góc đã “bình luận vô trách nhiệm về việc xây dựng quốc phòng bình thường và hợp lý của Trung Quốc và thổi phồng cái gọi là đe dọa quân sự từ Trung Quốc”.

    Thế nhưng, bên cạnh đó truyền thông nhà nước Trung Quốc lại phản ứng với bản báo cáo theo nhiều cách khá là thú vị. Website tiếng Trung của tờ China Daily đăng tải một bài trang nhất với tựa đề “Mỹ công bố Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc, lo lắng về sự phát triển năng lực quốc phòng ngoài khơi”. Bài báo này, trong khi kết tội hàm ý gây hoang mang của bản báo cáo của bộ Quốc phòng Mỹ, lại cho thấy niềm kiêu hãnh của người Trung Quốc khi Mỹ quan ngại về sự phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình và tàu sân bay của Trung Quốc.

    Hơn thế nữa, bản tiếng Anh của China Daily cũng đăng tải bài viết miêu tả chi tiết sự kêu gọi của Mỹ về tăng cường quan hệ quân sự hai bên. Bài này trích lời của ông David Helvey, phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Đông Á trong buổi họp báo về bản báo cáo: "Qua năm 2012, các lực lượng vũ trang của Mỹ và Trung Quốc đã có bước tiến triển trong xây dựng động lực tích cực trong tiếp xúc và trao đổi về quốc phòng …Thực vậy, có mối quan hệ này là một phần quan trọng của chiến lược rộng lớn của chúng tôi để tái cân bằng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương”.

    Có vẻ như Bắc Kinh đang mâu thuẫn về việc làm thế nào để phản ứng lại bản báo cáo của Lầu Năm Góc. Vừa chê trách quan điểm hiếu chiến thái quá và gieo hoang mang của quân đội Mỹ, Bắc Kinh vừa như có phần tự hào vì được nhìn nhận nghiêm túc như là một đối thủ.

    Minh bạch hay hư hư thực thực

    Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc minh bạch quân sự hơn trong mỗi báo cáo kể từ năm 2000, đồng thời buộc tội Chính phủ Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn so với những gì đã công bố. Asia Times nhận định, vấn đề “thiếu minh bạch” trong thông tin quân sự của Trung Quốc đặc biệt thú vị trong tình hình khu vực hiện nay.

    Trung Quốc có lợi ích rõ ràng trong việc giấu đi năng lực quân sự của mình ít nhất vì hai lý do. Thứ nhất, Bắc Kinh không muốn gây lo sợ quá mức với các nước láng giềng nhỏ hơn và khuấy động một cuộc chạy đua quân sự tốn kém và mất ổn định trong khu vực. Hai là, Trung Quốc muốn giấu công nghệ được thiết kế để đối phó với ưu thế vốn có của Mỹ. Trong trường hợp rất khó xảy ra là chúng sẽ được sử dụng một ngày nào đó, Trung Quốc hy vọng quân đội Mỹ sẽ không biết quy mô năng lực quân sự của mình.

    Sự "không minh bạch" và hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc có vẻ như nhằm tạo nên tình thế lý tưởng về mặt chiến lược cho quân đội Trung Quốc. Học thuyết quân sự Trung Quốc hiện đại là sự thực hiện binh pháp Tôn Tử (Sun Tzu) rất nghiêm túc: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Không biết mình, không biết người, một trận cũng thua".

    Trung Quốc và ước vọng 'bất chiến tự nhiên thành' China-cambodia
    Hàng viện trợ của Trung Quốc tại sân bay ở Phnom Penh. Quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai nước này đang trở nên ngày càng nồng ấm trong những năm gần đây. Ảnh: EPA

    Tuy nhiên, phần thích hợp nhất của binh pháp Tôn Tử đối với giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay là: để chiến thắng thì tốt nhất là tránh chiến tranh, không đánh mà cũng thắng.

    Tức là, theo Tôn Tử thì "thắng trăm trận cũng không phải thượng sách, mà khuất phục được đối phương dù không đánh trận nào mới là thượng sách. Chiến lược tốt nhất phải là tấn công kế hoạch của địch, tiếp đó chia rẽ kẻ địch, kế đến đánh vào quân đội của địch, cuối cùng, hạ sách mới là công thành".

    Để làm được như thế, Trung Quốc có thể chọn cách phát triển các mối quan hệ kinh tế và chính trị sao cho gần gũi hơn nữa với các đối tác của Mỹ trong khu vực. Tỏ ra căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì sẽ củng cố sự ủng hộ của người trong nước, nhưng mặt khác, nó làm phương hại những nỗ lực xây dựng uy tín và thế lực đối với bên ngoài. Bắc Kinh chắc chắn phải cân bằng giữa mối lo ngại của họ về sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á, với mối lo ngại của các nước láng giềng khi thấy Bắc Kinh ngày càng phát triển quân lực lớn mạnh.

    Khánh Linh - Vnexpress