10 kỹ năng mềm thiết yếu cho bạn (Phần 1)
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): một người thành đạt trong cuộc sống thì Kỹ năng mềm chiếm 85%, còn kỹ năng cứng chỉ chiếm 15%...
Bạn có chuyên môn nhưng vẫn không có việc làm?
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): một người thành đạt trong cuộc sống thì Kỹ năng mềm chiếm 85%, còn kỹ năng cứng chỉ chiếm 15%...
Bạn có chuyên môn nhưng vẫn không có việc làm?
Bạn chưa thể hòa nhập với môi trường làm việc của mình?
Bạn thiếu các kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với lãnh đạo… nên không nhận được nhiều sự giúp đỡ và chia sẻ.
Có kiến thức nhưng thiếu các kỹ năng mềm là nguyên nhân khiến bạn thất bại hoặc chưa thể thành công được.
1. Kỹ năng Học và tự học
Đây là một trong những kỹ năng cần thiết đầu tiên chúng ta phục vụ công việc của mình. Học và từ học là hai khái niệm khác nhau, có người học những không có kỹ năng nhưng có người không được đào tạo qua trường lớp nhưng nhờ tự học hỏi những người thành công, tự học từ cuộc sống, họ đã thành công.
Bạn hãy lên kế hoạch cho những mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn để đảm bảo có kết quả tốt nhất. Cùng với kế hoạch thành công và suôn sẻ, hãy lập kế hoạch thất bại và khó khăn. Trong việc học và tự học, giới chuyên môn đánh giá cao năng lực của những người tự học. Họ có lòng đam mê, khát khao và có thái độ trau dồi kiến thức hơn ai hết. Tự học giúp 2/3 số doanh nhân và nhà khoa học đạt được mục đích của mình.
2. Kỹ năng Lắng nghe
Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết, tựa cột mà nghe” hay “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương“
Khi có giao tiếp hay tranh luận về một vấn đề, bạn hãy lắng nghe để hiểu suy nghĩ và quan điểm của người đối diện. Lắng nghe thể hiện phép lịch sự của bạn trong giao tiếp, lối tư duy và cách xử lý vụ việc … “thấu lý, đạt tình” khiến người khác “tâm phục, khẩu phục”.
Trong giao tiếp, lắng nghe chiếm 53% thời gian nhưng hầu hết mọi người không được đào tạo ở bất kỳ trường lớp nào. Người lắng nghe, điềm tĩnh là những người tôn trọng người khác, thừa nhận ý tưởng và quan điểm trái chiều để hoàn thiện vấn đề; hoàn thiện bản thân và dân chủ hơn trong cách giải quyết và giao tiếp vấn đề. Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn vì: "Nói là gieo, nghe là gặt". Hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe, bạn sẽ có tất cả.
3. Kỹ năng Thuyết trình
Làm thế nào để thuyết trình tốt? Đứng trước bao người, bạn có đủ tự tin để nói những quan điểm của mình hoặc nhớ vấn đề bạn muốn chia sẻ hay không? Các kỹ năng trình bày tốt là điều cần thiết để trở thành một người thuyết trình thành công. Nếu một ai đó khi sinh ra không có các kỹ năng này, họ có thể được đào tạo.
Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Ngoài việc chuẩn bị kỹ các kiến thức và công cụ hỗ trợ, bạn hãy chuẩn bị kỹ tâm lý: Coi mọi người là những khán giả và bạn là người dẫn dắt họ. Hãy tạo cảm hứng cho khán giả ngay từ câu chuyện đầu tiên bạn kể. Ngôn ngữ hình thể sẽ tạo nên tự tin cho bạn. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi yes – no cho khán giả… đó là 1 trong những cách mở màn chào hỏi khá hấp dẫn tạo sự tự tin cho bạn trong những thuyết trình tiếp theo.
4. Kỹ năng Ứng xử và Tạo lập mối quan hệ
Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống rất phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giáo tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công.
Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây đầu tiên gặp gỡ. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn tượng tốt về mình. Hãy ghi nhớ tên của người đối phương, mở lòng trò chuyện; khi giao tiếp tránh khoanh tay trước ngực; có công việc chung, bạn nên hòa đồng và có mối quan hệ thân thiện với đội nhóm cùng đưa lên những ý tưởng hay và táo bạo cho họ…
5. Tư duy Sáng tạo
Trên thực tế, có hàng nghìn giải pháp cho một vấn đề tùy theo cách mà bạn suy nghĩ. Nếu suy nghĩ tích cực, nhẹ nhàng, bạn sẽ có nhiều hơn 1 giải pháp. Nhưng, với suy nghĩ tiêu cực, bí bách, bạn sẽ chỉ có 1 giải pháp, đó là: khó khăn.
Hãy bắt đầu công việc bằng cách tư duy thay vì vội vã hành động. Một trong những biện pháp giúp bạn sáng tạo tư duy là thừa nhận suy nghĩ của mình và ý tưởng của người khác; đón nhận và khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng. Dân chủ và công bằng trong cách đánh giá và thực hiện ý tưởng của đội nhóm, quần chúng… như vậy bạn sẽ thu hoạch được nhiều ý tưởng và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hơn 90% người thành công là do suy nghĩ của họ tích cực quyết định còn lại do trình độ. Hãy thực hiện các bước sau để có tư duy sáng tạo: Xác định rõ trọng tâm của vấn đề, thu thập thông tin đa chiều, tập trung suy nghĩ và kiếm tìm giải pháp và cuối cùng là lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
10 Kỹ năng mềm thiết yếu cho bạn (Phần 2)
Sau phần 1 của 10 Kỹ năng mềm thiết yếu mà chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn từ kỳ trước, lần này, để đáp ứng những mong mỏi của các bạn, chúng tôi cập nhật Phần 2 Kỹ năng mềm thiết yếu cho các bạn. Với 5 nội dung, Kỹ năng mềm thiết yếu phần 2 đề cập đến những khía cạnh vừa phổ quát vừa chuyên sâu hơn nhằm đem đến cho độc giả những kiến thức hàn lâm nhất vận dụng tốt hơn trong công việc và hoạt động hằng ngày.
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình sống vì cái gì chưa?
Bạn bất an và lo lắng khi nhận được phỏng vấn?
Bạn chưa khám phá bản thân và tự tin vào chính mình?
Có nhiều và rất nhiều kỹ năng bạn có thể thiếu và những kiến thức về Kỹ năng mềm dưới đây sẽ trở thành công cụ đắc lực cho thành công và hạnh phúc của bạn.
6. Kỹ năng Đặt mục tiêu
Đây là câu hỏi không mới nhưng luôn là thử thách với tất cả các bạn trẻ khi một phần trong số họ hiện nay bị xã hội nhìn nhận ko tích cực về lý tưởng và mục tiêu. Bạn hãy tự tưởng tượng những tháng ngày trôi đi trong vô định, không mục tiêu, lý tưởng và khát vọng khiến chuỗi ngày sẽ dài nhạt nhẽo.
Hãy bắt đầu bằng sự đổi mới tư duy, kế tiếp là thay đổi lối sống và thói quen. Hãy biết học từ những người giỏi hơn mình, biết đặt câu hỏi tại sao họ làm được còn mình thất bại? Hãy khám phá sức mạnh và tiềm năng của bản thân để đào sâu và phát triển thế mạnh của mình để bước vào những con đường thành công hơn… Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường chứa nhiều khó khăn thử thách, mà qua đó ta trưởng thành hơn. Chúng ta cần phải có mục tiêu không phải vì kết quả cuối cùng mà ta đạt được mà vì những gì thu nhặt được trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
7. Kỹ năng Phỏng vấn
Phỏng vấn là một trong những kỹ năng không thể thiếu để thành công và khẳng định nền tảng kiến thức chuyên môn, khả năng tự tin của bạn. Để có được buổi phỏng vấn kết quả, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng sau. Để có một buổi phỏng vấn thành công, bên cạnh diện mạo bạn cần trau dồi các kỹ năng, trong đó điều đầu tiên hãy nghĩ đến kỹ năng thuyết trình, cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc. Hãy tạo ấn tượng bằng trang phục nghiêm tức, thể hiện bạn tôn trọng và hiểu biết văn hóa doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các kỹ năng phỏng vấn cần thiết nhất bạn nên có là khả năng tự tin vào bản thân và trình độ chuyên môn của mình. Đối với người đi xin việc, thay vì ngồi “chịu trận”, bạn có thể phỏng vấn nhà tuyển dụng nhằm tạo không khí buổi phỏng vấn không nhàm chán. Nếu bạn là nhà tư vấn, hãy thẳng thắn và luôn nhìn vào biểu hiện khuôn mặt và ánh mắt đối phương để đặt câu hỏi. Điểm đáng chú ý là, trong quá trình phỏng vấn, nụ cười có sức mạnh và sự truyền cảm. Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành và thân thiện.
8. Kỹ năng Làm việc đồng đội
Sức mạnh của làm việc nhóm - làm việc đồng đội đã được đúc kết thành nhiều chân lý và được ca ngợi là một trong những giải pháp quyết định thành công. Trong thời đại công nghệ ngày nay, làm việc đồng đội (teamwork) càng được khích lệ bởi nó tập hợp được sức mạnh tập thể, trí tuệ các cá nhân. Tuy nhiên, làm cách nào phát huy sức mạnh ấy và khắc chế những cái tôi cá nhân, cái khác biệt để phục vụ cho mục đích chung của tập thể là vấn đề không đơn giản.
Xây dựng niềm tin đội nhóm là tiêu chuẩn giúp các thành viên có cảm giác an toàn và sẵn sàng cống hiến công sức của mình. Và sự thật chỉ khi niềm tin tăng lên thì chúng ta mới có thể phát huy hết sức mạnh. Hãy thiết lập các quy tắc trao đổi thông tin rõ ràng: đây là tiêu chí rất quan trọng cho tương tác thành công: phân chia, theo dõi công việc từng mảng ra sao… để tập thể theo dõi vai trò đóng góp của cá nhân và cũng để mỗi cá nhân có thể hoàn thiện tư duy cá của mình. Làm việc đội nhóm, không thể tránh khỏi những xung đột quan điểm. Nên chúng ta cần xây dựng quy trình xử lý xung đột. Gác lại tranh luân và quan điểm riêng để tập hợp ý kiến mang tính xây dựng và vì tập thể.
9. Kỹ năng Tổ chức công việc, Quản lý thời gian
Quản lý thời gian và tổ chức công việc là một trong những kỹ năng chủ quan trọng nhất của những nhà quản lý. Vì những người quản lý thời gian hiệu quả sẽ có tư duy rành mạch hơn, rõ ràng hơn, từ đó có khả năng lớn trong việc tổ chức và lập kế hoạch công việc. Họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn, và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Ngoài việc phải lên kế hoạch, sắp xếp công việc ưu tiên, liệt kê các việc cần làm… Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn có đủ quỹ thời gian cho tất cả mọi việc và tạo sự cân bằng cho chính mình.
Hãy lên lịch làm việc hằng tuần và tuân thủ nó như cách mà bạn muốn thay đổi chính mình. Lập kế hoạch công việc chi tiết càng tốt, phân công những nhiệm vụ chính, chủ chốt để tổ chức thời gian, người phù hợp để làm. Dành 1 chút thời gian dừng lại, suy nghĩ và hành động bằng trí tuệ của mình khi đánh giá công việc đã làm thời gian qua. Có kế hoạch dự phòng cho những hệ quả xấu nhất, đồng thời tự đặt ra cho mình những nghi vấn xung quanh công việc đang làm để đánh giá hiệu quả để đầu tư tiếp thời gian…
10. Kỹ năng Khám phá và Lãnh đạo bản thân
Lâu nay, chúng ta vẫn làm việc theo lối mòn, suy nghĩ theo tư duy cũ và hành động theo thói quen đã hình thành từ lâu… Đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta lặp lại chính mình và kéo dài trong sự nhàm chán. Thay vì lặp lại chính mình, bạn hãy khám phá bản thân và đánh giá điểm mạnh còn tiềm ẩn trong bạn. Bạn nên dành thời gian để đánh giá bản thân, liệt kê những điều thông thường bạn sẽ không nói về bản thân.
Sau đó, nếu bạn cảm thấy đủ dũng cảm, hãy gửi email cho 3 người bạn tin tưởng nhất trong cuộc sống và hỏi họ điều họ thấy ấn tượng nhất về bạn. Hãy nói bạn đang đánh giá bản thân và cần ý kiến đóng góp của họ. Bạn có thể ngạc nhiên và thú vị với những điều nghe được. Tiếp đó, hãy nhìn vào những thông tin bạn nhận được. Bạn có thể thấy nền tảng hay xu hướng gì? Bạn biết mình giỏi điều gì? Có thể bạn nhận ra mình là người tỉ tỉ, gọn gàng, có khả năng khiến người khác cảm thấy thoải mái và luôn duy trì động lực làm việc tốt, điều đó có nghĩa là bạn có khả năng làm tốt vị trí lãnh đạo. Hay bạn yêu công nghệ, đọc hiểu tốt và có sự hài hước, hãy thử công việc viết blog, viết báo.
Chúc các bạn thành công!
Theo hocduong.vn