Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


“Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng

    truyenthong
    truyenthong
    Cấp 13
    Cấp 13
    Tên thật Tên thật : Truyền Thông
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng Empty “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng

    Bài gửi by truyenthong 23/8/2013, 09:21

    Sau 40 năm lang bạt, bỏ lại sau lưng tất cả những ký ức đau buồn, “liệt sĩ” Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu…

    “Đúng chú tôi đây rồi!”
     
    Anh Phan Hữu Mười một người cháu họ, gọi ông Được bằng chú đang sinh sống ở Sài Gòn đã được cắt cử  ra bến xe An Sương đón ông. Anh Mười kể lại: “Ban đầu nghe chuyện tôi đi thì đi chứ không tin. Nhưng khi vừa thoáng nhìn thấy ông bước xuống xe, người tôi run lên như có luồng điện chạy dọc, cốc nước trên tay rơi xuống vỡ toang. Người đàn ông già  trong bộ đồ rách rưới, gầy yếu kia chính là chú của tôi rồi. Khuôn mặt ông dẫu đẫm màu khắc khổ nhưng vẫn rất giống bố tôi và chú Cầu. Tôi lao đến ôm chặt lấy ông khóc như một đứa trẻ”.
     
    Anh Lợi bảo: “Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán và cả nụ cười hiền khô đến là chân thật”.
     
    “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng Lstrove4-42557
    “Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán...”.
     
    Thế là gia đình anh Lợi đón ông chú từng là “liệt sĩ” về lại quê hương sau gần nửa thế kỷ lang bạt. Bỏ lại sau lưng tất cả ký ức đau buồn, bỏ lại chiến trường tuổi trẻ và trí nhớ, ông Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu. Ông trở về trong sự chào đón hân hoan của quê hương, dòng tộc.
     
    Anh Lợi mổ lợn ăn mừng thông báo việc hệ trọng - gia đình có người chết trở về. Mọi người  kéo nhau đến, ai cũng nắm lấy tay ông, ai cũng sờ lên những vết thương của ông… rồi khóc.
     
    Từ ngày ông về, các vị cao tuổi trong làng thay nhau tới nhà chơi nói chuyện “ngày xưa” với ông Được. Những người bạn thủơ thiếu thời cũng nghe tin tìm tới. Kỷ niệm xưa đi qua những cuộc trò chuyện cũ và thật kỳ diệu trí nhớ của ông đã dần hồi phục. Ông Được đã bắt đầu kể lại với mọi người những câu chuyện ngày trước; mặc dù có lúc đang kể, ông tự nhiên im bặt rồi ôm đầu nói linh tinh.
     
    “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng Lstrove5-42557
    Những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông Được
     
    Chỉ ước một tấm thẻ bảo hiểm
     
    Kể từ ngày ông Được về lại quê hương đến nay đã gần 2 tháng. Người dân thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh nhắc rất nhiều đến tấm lòng hiếu thảo của hai người cháu trai của ông. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng hai anh em thay nhau chăm sóc chú, vài ngày lại đưa chú “đi cân”. Anh Phan Hữu Lộc khoe với chúng tôi trong ánh mắt lấp lánh: “Hôm chú tôi về có 47 cân, giờ đã được 52 cân rồi đấy”.
     
    Gia đình anh Lộc, một nông dân nghèo ở một xã cũng rất nghèo của huyện Tiên Lãng, hạnh phúc vô bờ khi được nuôi dưỡng một người già đầy thương tật trong nhà. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã không còn bố mẹ. Ơn trời đã trả chú lại cho anh em tôi. Ngày ngày nghìn thấy chú tôi như nhìn thấy bố mình. Trong lòng anh em tôi muốn bù đắp cho chú thật nhiều. Nhưng cái khó nó đang bó buộc nhiều dự định…”. Khi được hỏi mong muốn lớn nhất cho ông hiện nay là gì, anh Lộc thật thà: “Chỉ ước có cái thẻ bảo hiểm y tế để tiện đi khám bệnh và điều trị thương tích cho chú”.
     
    “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng Lstrove7-42557
    Huân chương chiến công giải phóng hạng ba của ông Được (Huân chương ghi họ tên Phạm Văn Được là cái tên ông Được đã tự đổi để được đi bộ đội)
     
    Ước thế thôi chứ anh em họ cũng đang bàn nhau chờ ít hôm nữa thóc khô bán đi lấy ít tiền đưa ông Được lên bệnh viện kiểm tra các vết thương, xem có còn mảnh đạn nào trong cơ thể nữa không. Nếu có thì vay mượn thêm tiền nhờ bác sĩ lấy ra, để ông sống những tháng năm cuối đời bớt đau đớn. Nói đến đây, anh Lợi gạt nước mắt: “Giá như trước khi đi bộ đội chú ấy kịp lấy vợ, sinh con, kịp làm được cái nhà nho nhỏ…”.
     
    Trời xế chiều, anh cán bộ phụ trách mảng chính sách thương binh và xã hội xã Tiên Minh dẫn tôi chúng và ông Được ra nghĩa trang liệt sĩ. Ông Được lặng lẽ lê bước chân tập tễnh đi về phía mộ phần những người cùng trang lứa với mình đã hy sinh. Bất chợt ông một mình: “Chiến tranh mà, chết nhiều lắm”, nói xong ông đưa bàn tay thô ráp với bao dấu tích của quá khứ lên bưng mặt, khóc rưng rức. Anh Lợi ngỡ ngàng bảo, từ ngày tìm thấy chú, chưa bao giờ thấy ông khóc, cứ nghĩ không còn gì có thể làm ông mủi lòng…
     
    “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng Lstrove6-42557
    Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liệt sĩ


    Theo Dân Trí