Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Ấm lòng người con của quê hương

    truyenthong
    truyenthong
    Cấp 13
    Cấp 13
    Tên thật Tên thật : Truyền Thông
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    Ấm lòng người con của quê hương Empty Ấm lòng người con của quê hương

    Bài gửi by truyenthong 23/8/2013, 09:32

    Một người lính tên là Phạm Văn Được (tức Phan Hữu Được) tham gia công cuộc giải phóng miền Nam. 40 năm trước, gia đình đã nhận được giấy báo tử. Bỗng nay ông sừng sững trở về.

     
    Ấm lòng người con của quê hương TBT-trao-qua2-6b127-819d5

     Lãnh đạo địa phương  cùng Tổng biên tập báo Dân Trí  thăm hỏi, động viên ông Được
    Từng ấy năm ông không tìm về được vì trong một chuyến vận tải quân sự,ông điều khiển tàu chạy qua tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia thì bị địch dội bom, hất xuống sông sâu, trôi dạt vào bờ, được một Việt kiều cứu sống, nhưng với hàng chục vết thương từ đầu tới chân, không còn nhớ gì, ông bắt đầu một cuộc sống trong vô thức, không còn biết mình là ai, gia đình có những ai, quê quán ở đâu, cứ lang thang làm thuê kiếm miếng cơm qua ngày. Những người tốt bụng ở chợ Tân Biên cưu mang ông. Một công nhân của nông trường cao su Samat nhân ái đã đón ông về nhà thuốc thang và nhận làm em kết nghĩa. Trong một cơn mê sảng gần đây, ông buột miệng nói ra địa danh quê ông, dựa vào đó, mọi người lần tìm liên hệ được với họ hàng thân thích ông. 
    Khi ông trở về, nhân dân xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) mừng rỡ ùa đến thăm hỏi thấm đậm tình làng nghĩa xóm. Đồng đội hay tin qua những bài đọc trên báo Dân Trí, cũng mừng rỡ vội vàng tìm đến thăm ông, mang theo cả những tấm ảnh thời chung chiến hào lửa đạn ở  Na Sa Chê, Chum Pheng, khoảnh khắc xuống tàu vượt sông  Mê Kông… bức ảnh nào cũng chứa đựng miên man ký ức. Nhìn những người lính già đầu bạc phơ phơ, ôm nhau khóc mới thấy nghĩa tình nặng khôn kể xiết.
     
    Ông Được xứng đáng là một người con yêu của huyện Tiên Lãng, vì hồi chiến tranh ông là con út trong một gia đình có hai anh em trai, bố là liệt sĩ chống Pháp, anh trai đang tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam nên ông trong diện miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng ông vẫn đặt Tổ quốc trên hết, làm đơn tình nguyện xung phong nhập ngũ và tìm mọi cách để được nhập ngũ. Ở Đoàn Trường Sơn trực thuộc đoàn 340, Cục Hậu cần miền B2, làm thuyền trưởng ở C3, ông dũng cảm chiến đấu, đã được Huân chương chiến công giải phóng hạng ba. Năm 1972, cuộc chiến  ác liệt, việc vận chuyển vũ khí trên sông Mê Kông ngày một khó khăn, rất nhiều thuyền trưởng xuống tàu trong đêm, sáng hôm sau đã hy sinh. Tàu mất, người chết quá nhiều. Trước tình hình đó, cấp trên phải cấp thêm tàu mới để tiếp tục chiến đấu. Ông không sợ nguy hiểm, đã xung phong nhận một tàu mới với vai trò thuyền trưởng dấn thân đi làm nhiệm vụ, bị địch phát hiện dội bom vào tầu và tai họa đến với ông …
     
    Hay tin ông còn sống trở về quê hương sau 40 năm lưu lạc, địa phương và cả nước mừng cho ông và quan tâm săn sóc. Sau khi nghe Tổng biên tập báo Dân Trí trao đổi về nội dung thông tin  qua hàng ngàn ý kiến  bức xúc và cảm động của bạn đọc trong cả nước  gửi về báo, Bộ trưởng Bộ  TBXHPhạm Thị Hải Chuyền đã có chỉ đạo cho ngành dọc giải quyết thấu tình đạt lý. Bộ trưởng còn cho biết thêm đã đề nghị chính quyền địa phương vận dụng chính sách đối với người có công với đất nước để sớm cấp đất và giúp ông Được có được nơi ở riêng.Về phía chính quyền Hải Phòng, thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện, Phòng LĐTBXH, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện cùng một số cơ quan đoàn thể huyện đã đến thăm hỏi. Phòng LĐTBXH huyện đã giải quyết trợ cấp đột xuất cho ông, Bảo hiểm xã hội huyện đã tặng Thẻ Bảo hiểm y tế. Công an huyện đang tiến hành thu thập thông tin, lăn tay để tra cứu tàng thư về chứng minh nhân dân, sẽ cấp sổ hộ khẩu và cấp lại (hoặc cấp mới) chứng minh thư nhân dân cho ông, sau khi hoàn tất các thủ tục về hộ khẩu và chứng minh nhân dân sẽ giải quyết chế độ chính sách theo quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với quân nhân tham gia chiến đấu trước ngày 30/4/1975, giải quyết trợ cấp người già cô đơn theo chế độ hiện hành và các chế độ chính sách khác. Nhiều cơ quan đoàn thể và cá nhân ở Hải Phòng và các tỉnh thành khác như Tổng biên tập báo Dân Trí, Giám đốc Sở LĐTBXH, Giám đốc Công ty TNHH Con Heo vàng, Công ty TNHH Đinh Vàng, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, Nhóm tình nguyện Mặc ấm Hải Phòng … đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà.
     
    Sự quan tâm đó đã tỏa sáng tinh thần đền ơn đáp nghĩa và làm ấm lòng ông Phạm Văn Được  -  người con yêu của quê hương Tiên Lãng Hải Phòng.


    Theo Dân Trí