Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng

    truyenthong
    truyenthong
    Cấp 13
    Cấp 13
    Tên thật Tên thật : Truyền Thông
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng Empty Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng

    Bài gửi by truyenthong 23/8/2013, 10:01

     “Tính bố em vậy, nhà không có ăn nhưng ai tới nhờ đều giúp. Nếu tính cả bác Được thì từ trước đến nay bố em nuôi đến gần 30 người. Cứ hễ ai lang thang, không nhà, cần nơi tá túc là ông nhận tất”, anh Tài nói về bố mình.

    Nuôi gần 30 người dưng
    Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng AnhTaioTayNinh_3.7.2013.1-8e4d3
    Với bản tính quá nhân hậu, ông Đào bị nhiều người xem như kẻ gàn dở (ảnh: Viết Hảo)

    Trong số những người mà ông Đào cho tá túc, nuôi dưỡng có những người già như ông Được, lang thang cơ khổ nên thân tàng ma dại, ngớ ngẩn. Có cả thanh niên lang thang, lai lịch không rõ ràng, đi tứ xứ tìm kiếm việc làm mà chưa có nơi ở; lại có cả những cô mang thai mà không chồng... Bởi thể, làng xóm không chỉ gọi ông Được là ông Năm Khùng mà cả ông Đào họ cũng xem như là người gàn dở, đầu óc "có vấn đề".
    Với trường hợp ông Phan Hữu Được, khi ông lang thang đến xứ này, người ngợm bẩn thỉu, ngơ ngẩn, ai cũng sợ mà tránh xa. Hình như ông còn bị đánh nên lần đầu tiên gặp ông Được, ông Đào thấy một bên mặt của ông Được bầm tím, máu me be bét. Thế mà ông lại đến kéo ông Được về nhà mình, cho cơm ăn, cho tắm giặt và chăm sóc vết thương cho ông đến ngày mạnh khỏe.
    Khi khỏe lại, ông Được mới nắm tay ông Đào nhận làm anh Hai và xin tá túc. Ông Đào cũng vui vẻ đồng ý. Cái tính khí quá phóng khoáng, nhân hậu và không sợ phiền lụy ấy của ông khiến hàng xóm vừa cảm phục, vừa thấy có chút... khác người.

    Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng AnhTaioTayNinh_3.7.2013.2-8e4d3
    Noi gương bố, vườn nhà anh Tài lúc nào cũng mắc sẵn võng cho khách không nhà qua đêm

    Anh Tài bảo: “Bố em chẳng để ý gì đến lời thiên hạ. Có năm trong xã xuất hiện một chị không chồng mà chửa. Gia đình chẳng cho chị ấy sinh mà chị nhất quyết sinh con nên bị đuổi ra khỏi nhà. Thế là bố em kéo chị ấy về nhà mình nuôi đến khi mẹ tròn con vuông. Đến thế mà ông còn chẳng ngại thì để ý gì đến lời mọi người đàm tiếu!”.
    “Làm chuyện gàn dở coi chừng rước vạ vào thân”
    Khi hỏi hàng xóm về ông Đào, nhiều người khen ông tính tốt, hay giúp người. Nhưng cũng có người bảo: “Cái ông ấy làm chuyện gì đâu không. Cái nhà rách mà cứ nhận cho người lạ vào ở. Người này đi người khác lại đến. Cả mấy ông già lang thang, tâm thần cũng nhận mà chẳng sợ gì!”.
    Anh Tài kể: “Cũng nhiều người khuyên bố em là làm chuyện gàn dở thế coi chừng rước vạ vào thân. Nhưng bố em mặc kệ, cứ ai tới xin tá túc là ông lại cưu mang. Nhà có gì thì mọi người ăn nấy, ai có sức thì đi làm tự kiếm tiền tiêu riêng”.

    Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng AnhTaioTayNinh_3.7.2013.3-8e4d3
    Căn nhà gạch chưa trát vữa mà anh Tài vay tiền xây chưa trả hết lúc nào cũng đông khách

    Và lời tiên đoán của hàng xóm cũng chẳng sai. Trong suốt nhiều năm cưu mang hàng chục người dưng của mình, ông Đào gặp không ít cảnh trớ trêu. Anh Lê Mạnh Đạt, em cột chèo với anh Ngô Đức Mạnh (con trai đầu của ông Đào) kể: “Nhiều người gọi bác Đào nhà tôi là bố nuôi lắm. Nhưng được 1 thời gian, kiếm được công ăn việc làm tử tế rồi thì đi đâu mất hút, chẳng mấy khi trở về thăm ông. Có người còn ngọt nhạt mượn vàng, mượn tiền ông dành dụm rồi đi mất. Có người ghé vào mượn cái áo mới, cái xe đạp đi công chuyện rồi đi luôn. Thế mà ông chả than phiền gì, cứ ai sa cơ thất thế lang thang đến đất này nghe tiếng ông vào ở nhờ là ông nhận tất”.
    Noi gương bố, nhà anh Mạnh, anh Tài cũng đều trở thành nhà trọ miễn phí cho nhiều khách lạ đến tá túc khi họ lang thang đến vùng biên này tìm kiếm công việc sinh nhai. Anh Mạnh kể: “Có lúc nhà tôi đông người quá, mà lại toàn đàn ông nên chính quyền xã tới hỏi, bảo tôi chứa chấp người bất hợp pháp”.

    Người cưu mang ông Được: Nuôi kẻ không nhà và thai phụ không chồng AnhTaioTayNinh_3.7.2013.4-8e4d3
    Trong nhà anh Tài dành ra 1 phòng cho khách tá túc. Khi còn ở nhà anh, ông Được cũng ngủ ở phòng này

    Nhưng anh Tài lại là người mà những thanh niên lang thang “ưng ý” nhất, kể cả ông Được. Khi ông Đào lên Đăk Lăk làm việc, ông Được rất thích ở với anh Tài. Anh Tài bảo: “Ngày nhỏ đói khổ quá em cũng bỏ nhà đi lang thang mấy năm nên em hiểu nỗi khổ cực của người lang thang”. Nói về chuyện “nuôi ong tay áo, nuôi trộm dòm nhà”, anh Tài cười xòa bảo: “Nhà em thì có cái gì đáng giá mà sợ trộm cắp!”.


    Theo Dân Trí