Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


“Liệt sĩ trở về”: Mối duyên nghĩa tình của 2 người đàn ông

    truyenthong
    truyenthong
    Cấp 13
    Cấp 13
    Tên thật Tên thật : Truyền Thông
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    “Liệt sĩ trở về”: Mối duyên nghĩa tình của 2 người đàn ông Empty “Liệt sĩ trở về”: Mối duyên nghĩa tình của 2 người đàn ông

    Bài gửi by truyenthong 23/8/2013, 10:03

    Cuộc đời xoay vần như ngày hôm nay, tất cả đều nằm ngoài suy nghĩ của ông Phan Hữu Được. Vốn nghĩ sẽ sống những ngày cuối đời với gia đình anh kết nghĩa, nay về Hải Phòng, ông ước ao: “Giá được gặp lại anh Hai để nói với anh một lời cảm ơn!”.

    Mơ một ngày trở lại Tây Ninh
     
    Nhiều năm lang bạt đói rách trên đất Tây Ninh tưởng đã làm ông Được khiếp sợ vùng đất ấy. Những năm tháng sống ở đó, có lúc ông tưởng đã không sống nổi vì bệnh tật, cô đơn, đói rét... 30 năm lang bạt cơ hàn là quãng đời ông muốn quên đi, nhưng gần 10 năm nhận được sự cưu mang, yêu thương nghĩa tình của gia đình ông Đào, ông Được không thể nào quên.
     
    Ngày đầu nhập viện Việt – Đức điều trị bệnh, ông nói đi nói lại mong muốn sớm lành bệnh để trở lại Tây Ninh thăm vợ chồng người anh kết nghĩa và hai người cháu không máu mủ nhưng giàu tình thân.
     
    “Liệt sĩ trở về”: Mối duyên nghĩa tình của 2 người đàn ông OngDc-1ec58
    Ông Được khóc rưng rức khi nhớ về người anh kết nghĩa
     
    Ông Được tỉnh táo kể: “Chú nhớ mãi cái ngày mưa rét được anh Hai mang về nhà cho ăn no rồi cho ở lại. Mùa lạnh năm đó chú đau dữ lắm, nhất là cái chân và cái ngực. Không làm được gì ăn, vợ chồng anh Hai đã cho ăn. Đau quá chị Hai đi mua thuốc cho uống...”. Cứ thế, khỏe thì kiếm được miếng nào ăn miếng đấy, vết thương tái phát lại nằm vật vã chờ gia đình ông Đào chăm sóc. Với tấm lòng nhân hậu, ông Đào đã sẻ đôi bát cơm cho ông Được mà không mong một ngày đền đáp.
     
    Ông Được áy náy: “Những lúc đau bệnh, chú làm khổ anh chị Hai nhiều. Đau quá không biết làm sao chỉ có cách kêu tên anh Hai, anh chị Hai lại chạy vạy mua thuốc thang cho”.
     
    Với tính cách đầy tự trọng của người lính, chịu bao vất vả gian truân cũng không sờn lòng, nhưng một chút phiền lụy cho người khác cũng áy náy. Bởi thế sau mỗi trận ốm ông lại bỏ nhà ông Đào ra đi, vì ông nghĩ mình đang là gánh nặng cho vợ chồng ông Đào. Ông Được nghĩ: Mình nhận ơn của anh chị ấy nhiều quá. Lạnh thì ông khó thở đau nhức chân, xương, nóng thì quay quay cái đầu không biết được gì cả. Nếu cứ ở vậy, mang ơn họ nhiều vậy mai mốt chết lấy gì đền ơn! Nghĩ đến gia đình anh Hai, đôi bàn tay suốt 40 năm cuốc đất, xới cỏ, quét chợ… bưng lấy khuôn mặt khắc khổ khóc rưng rức. Ông khóc vì ân hận, rời nhà ông Đào đột ngột quá chẳng kịp nắm tay người anh tình nghĩa để nói một lời cảm ơn…
     
    Anh Phan Hữu Lợi, cháu ruột ông, cho biết: “Từ ngày chú tôi về chúng tôi cố gắng gần gũi nói chuyện để ông vui. Nhưng được vài ngày chú lại đòi vào ở nhà bác Đào. Chú bảo: mấy bữa nữa chúng bay sắp xếp cho chú vào ở với ông Đào, chú nhớ thằng Mạnh, thằng Tài nữa”.
     
    Anh Lợi cũng đã định thu xếp đưa ông Được vào cảm ơn gia đình trong đấy một lần nhưng chưa kịp thực hiện thì ông phải nhập viện.
     
    “Tôi muốn đươc tự tay chăm chú ấy những ngày ở viện”
     
    Ở Tây Ninh xa xôi, người anh kết nghĩa cũng không nguôi nhớ ông Được. Ông gọi điện ra hỏi thăm về người em, chia sẻ: “Tôi muốn ở cạnh chú ấy những ngày chú ấy chịu đau đớn để tự tay chăm sóc, cơm cháo như cái ngày còn ở trong này”.
     
    Nhắn ông ra Hà Nội thăm ông Được, ông Đào im lặng hồi lâu rồi khẽ nói: “Bác đang chạy tiền. Trong này trời đang mưa lũ dữ lắm...”.
     
    “Liệt sĩ trở về”: Mối duyên nghĩa tình của 2 người đàn ông OngDc1-1ec58
    Vợ chồng ông Đào đang cố vay tiền để ra Hà Nội chăm sóc ông Được
     
    Vợ ông Đào qua điện thoại cho biết, từ ngày nhận được tin ông Được về nhà với con cháu, ông Đào mừng lắm. Nhưng khi PV Dân trí tới nhà bảo ông Được bị bệnh nặng phải mổ, ông Đào lại nóng gan nóng ruột, cả đêm không ngủ. Bà biết chồng thương em kết nghĩa, muốn ra thăm nhưng điều kiện chưa cho phép.
     
    Tôi đã kết nối điện thoại cho ông Đào găp ông Được, ông Đào gọi to từ đầu dây bên kia: “Năm cô đơn ơi, anh Hai nè. Nhớ anh Hai không? khỏe không? có đau không em? Anh Hai ước gì có thể tự tay chăm sóc em trong những ngày em nằm viện…”. Ông Được ánh mắt rực sáng: “Em nè anh Hai, Năm khùng, Năm cô đơn này anh. Cao su của anh Hai đã tốt chưa, vài bữa nữa em khỏe…”. Chuyện cứ miên man không dứt.
     
    Mối duyên tình nghĩa giữa 2 người đàn ông ấy không thể dứt. Nhớ mỗi lần ông Được bỏ đi, ông Đào lại lo lắng đạp xe đi tìm về, động viên: “Chú ở đây, anh ăn gì chú ăn nấy. Chết anh lo, đừng bỏ đi đâu nữa vật vạ mưa nắng khổ”. Câu nói chân thành ấy khiến một người “không bình thường” như ông Được khắc dạ ghi tâm.


    Theo Dân Trí