Các nhà khoa học Mỹ dự đoán bạo lực có thể gia tăng từ nay đến năm 2050 do nhiệt độ nóng lên và chế độ mưa cực đoan, theo báo Los Angeles Times.
Các chuyên gia thuộc Đại học California, Berkeley, đã phân tích dữ liệu của nhiều cuộc nghiên cứu về một loạt chủ đề, bao gồm các cuộc chiến tranh cổ xưa, sự nóng giận không thể kiểm soát khi lái xe... để xác định mức độ ảnh hưởng tiềm tàng của tình trạng ấm dần lên với xung đột của con người.
Họ nói rằng nguy cơ chiến tranh và bất ổn dân sự có thể tăng đến 56% trong 4 thập niên tới do nhiệt độ nóng lên và chế độ mưa cực đoan được dự đoán bởi các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Bạo lực giữa các cá nhân với nhau, như giết người, tấn công, bạo hành gia đình… cũng có thể gia tăng.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 60 công trình khoa học về một số lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm khí hậu học, khảo cổ, kinh tế học, khoa học chính trị và tâm lý học.
“Chúng tôi phát hiện bằng chứng nhân quả giữa những sự kiện về khí hậu với xung đột của con người trên tất cả các khu vực của thế giới”, nhóm nghiên cứu kết luận trong một báo cáo được công bố ngày 1.8 trên chuyên san Science.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận cái gọi là “giả thuyết nhiệt” trong đó nhiệt độ cao được coi là tác nhân thúc đẩy hành vi gây hấn và bạo lực là tương đối mới, và rằng cơ chế sinh lý học gắn kết nhiệt độ với hành vi gây hấn vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Các chuyên gia thuộc Đại học California, Berkeley, đã phân tích dữ liệu của nhiều cuộc nghiên cứu về một loạt chủ đề, bao gồm các cuộc chiến tranh cổ xưa, sự nóng giận không thể kiểm soát khi lái xe... để xác định mức độ ảnh hưởng tiềm tàng của tình trạng ấm dần lên với xung đột của con người.
Họ nói rằng nguy cơ chiến tranh và bất ổn dân sự có thể tăng đến 56% trong 4 thập niên tới do nhiệt độ nóng lên và chế độ mưa cực đoan được dự đoán bởi các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Bạo lực giữa các cá nhân với nhau, như giết người, tấn công, bạo hành gia đình… cũng có thể gia tăng.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 60 công trình khoa học về một số lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm khí hậu học, khảo cổ, kinh tế học, khoa học chính trị và tâm lý học.
“Chúng tôi phát hiện bằng chứng nhân quả giữa những sự kiện về khí hậu với xung đột của con người trên tất cả các khu vực của thế giới”, nhóm nghiên cứu kết luận trong một báo cáo được công bố ngày 1.8 trên chuyên san Science.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận cái gọi là “giả thuyết nhiệt” trong đó nhiệt độ cao được coi là tác nhân thúc đẩy hành vi gây hấn và bạo lực là tương đối mới, và rằng cơ chế sinh lý học gắn kết nhiệt độ với hành vi gây hấn vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Theo Thanh Niên Online