“ Em cảm động lắm anh à, vậy là từ nay em gái em sẽ được học trong ngôi trường mới khang trang hơn rồi, không phải vượt dốc tắc kè để đi học nữa”. Em Trần Thị Ly (15 tuổi, thôn Cao Biền) xúc động nói.
Trong những ngày này thôn Cao biền hân hoan đón chờ ngôi trường mới đang được xây lên, đầy đủ tiện nghi và cơ sở vật chất. Để được có thành quả như hôm nay đã có bao nhiêu giọt mồ hơi, nước mắt của người dân nơi đây, các nhà hảo tâm, các tình nguyện viên đã đóng góp tâm sức của mình để mang thêm tri thức về bản.
Thôn cao biền là một trong những địa phương nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên, được bao quanh bởi những dãy núi cao, dốc lớn. Từ bao đời nay cái đói, cái nghèo đã gắn chặt với địa phương.
Con dốc tắc kè trở ngại lớn nhất vào Cao Biền.
Điều kiện tự nhiên khó khăn, trình độ dân trí thấp kém, làm cho nơi đây đã nghèo lại thêm nghèo. Rất nhiều trẻ em không có điều kiện để hưởng thụ giáo dục một cách toàn diện, nhiều em phải bỏ học giữa chừng vì gia đình không đủ điều kiện cho các em tới trường. Chia sẻ cảm xúc với chúng tôi Hiệu Trưởng nhà trường cho biết mỗi lần nhìn thấy các em ngồi học, cô lại rưng rung nước mắt: Mùa hè các em phải ngồi học dưới những tấm proximang lập tạm bợ giữa cái nắng gắt như lửa thiêu. Đến mùa Đông với nhưng căn phòng được ghép bởi nhiều tấm gỗ mục nát, đầy khe hở, không đủ để ngăn được những đợt gió đông Bắc lạnh giá.
Ngôi trường tạm bợ người dân dựng lên cho các em đi học.
Nhận thức được điều đó, các nhà hảo tâm mà trực tiếp là Trung tâm thông tin nguồn lực Việt Nam phối hợp với nhà tài trợ Ngân hàng Đại chúng Việt Nam thực hiện chương trình trường đẹp cho em, trong đó thôn cao biền là địa phương đầu tiên trong cả nước thí điểm mô hình này. Để chương trình bước đầu thành công, biết bao nhiêu giọt mồ hôi, công sức của nhân dân và các tình nguyện viên đồng hành cùng dự án đã đổ xuống. Đường vào Cao biền dài tới hơn 9km đường núi, chỉ đi được bằng một phương tiện duy nhất là những chiếc xe máy có động cơ khá tốt hoặc cách thứ 2 là đi bộ hành. Cho nên công tác vận chuyển vât liệu để xây trường là vô cùng khó khăn và tốn kém. Nhiều lần xe chở vật liệu đã bị lật trên đường vào thôn, có nhiều người đã bị thương trong quá trình đưa chuyển vật liệu. Để có nền móng tốt người dân địa phương đã nhờ sư giúp đỡ của clb tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam chuyển đá ở dưới suối, để đổ móng cho trường.
Việc xây trường lại còn bị cản trở bởi sự khắc nghiệt thời tiết. Vật liệu chở từ trong vào phải chờ trời nắng, đất khô mới di chuyển được. Mặc dù vô cùng khó khăn như vậy, nhưng lãnh đạo xã và người dân quyết tâm tiến hành lễ khởi công xây dựng được diễn ra vào sớm nhất. Và ngày đó đã đến vào ngày 12/10 những viên gạch đâu tiên đặt xuống. Chia sẻ cảm xúc của mình cô Triệu Thị Xuân người dân địa phương cho biết: Cô vui lắm, cho cô cảm ơn tới các cháu và tất cả mọi người đã giúp đỡ các em nó được học hành !
Tiếp xúc với em Trần Thị Ly một em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong bản. Do điều kiện khó khăn cha, mẹ Ly đã cho em thôi học năm lớp 9, để nhường cho em gái Ly có điều kiện đi học. Ly nói rằng: “Em mong ước sao ngày càng có nhiều mô hình như này nhân rộng ra để các bạn trẻ ở nơi khác không phải bỏ học giữa chừng như em”.
Khởi công xây trường.
Từng viên gạch được đăt xuống, niềm vui được nhân lên. Phỏng vấn ông Vũ Minh Lý Giám đốc trung tâm thông tin nguồn lực Việt Nam, phó ban Thanh niên xung phong Việt Nam. Ông cho biết Trung tâm sẽ tiếp tục đầu từ thêm một số hạng mục về điện nước để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. Trong thời gian sắp tới TƯ Đoàn Thanh Niên mà trực tiếp là VIRC sẽ nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương khó khăn trên khắp cả nước.Khuôn mặt rạng rỡ của các em nhỏ Cao Biền trong ngày xây tường mới.
Hy vọng rằng trong thời gian sớm nhất, ngôi trường mới khang trang
hơn sẽ được hoàn thành, để các em học sinh mau chóng được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất.Văn Đồng.