Cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường lộ rõ, sức khỏe suy kiệt nhưng 2 chị em Rơ Mah Thêh và Rơ Mah Sương lại không hề được đi đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh, thậm chí các em cũng chẳng có thuốc để uống.
Chúng tôi đến thăm nhà mẹ con chị Rơ Mah Tăm (dân tộc J’Rai, làng Bang, xã Ia Chía, Ia Grai, Gia Lai) vào buổi trưa của đầu mùa khô. Đó là căn nhà tôn cũ rách, thấp bé khiến nhiệt độ trong nhà rất nóng bức, ngột ngạt, trong nhà không có bất kì đồ vật gì đáng giá tiền trăm ngoài chiếc giường gỗ. Ấy vậy mà bé Rơ Mah Sương đang bị ốm nhưng phải nằm thở hổn hển trong căn nhà này, nhìn hoàn cảnh, cả đoàn chúng tôi không kìm được những giọt nước mắt. Vốn tiếng Kinh của chị Tăm khá hạn chế nên chúng tôi phải nhờ một thầy giáo người địa phương phiên dịch. Chị Tăm kể:
Chị Tăm không biết mình đã bao nhiêu tuổi, chị không biết chữ, thậm chí 4 đứa con của chị ngoài cái tên chúng ra thì chị cũng chẳng biết đứa nào sinh năm nào. Chị Tăm không nhớ mình lấy chồng từ năm nào, chị chỉ biết đứa con đầu của chị đã có vợ và đi ở rể ở làng khác, đứa thứ 2 là bé Thêh (mới học lớp 1), đứa thứ 3 là Rơ Mah Hliên (đang học mẫu giáo) và bé út là Rơ Mah Sương.
Cuộc sống của gia đình chị vốn đã khốn khó đủ bề, cách đây vài năm chồng chị Tăm mất vì bạo bệnh, để lại mình chị nuôi các con thơ khiến cuộc sống của họ càng rơi vào bĩ cực. Không ruộng vườn, chỉ có vài sào điều già cỗi (cách nhà vài chục km) không còn thu hoạch được, hàng ngày chị Tăm phải vào các vườn cao su để mót mủ kiếm 20-30 nghìn đồng/ngày, tuy nhiên không phải ngày nào chị cũng đi làm được vì mấy đứa trẻ thường xuyên ốm nặng. Số tiền này cũng chỉ đủ 4 mẹ con chị Tăm sống qua ngày. Đồ ăn hàng ngày của họ chủ yếu là cơm, nước mắm, bữa nào may mắn thì có thêm vài con cá khô kho mặn.
Tội nhất là cậu bé Sương, Sương thường xuyên bị nóng sốt, da xanh vàng, thở khò khè kèm theo những cơn ho khiến cơ thể Sương nhiều lúc tưởng như không còn sức lực gì. Cả ngày cháu chỉ nằm li bì dưới giường, thường xuyên bỏ bữa vì không đủ sức ăn cơm, nên mẹ Sương mua bún khô (miến) về nấu cho cháu ăn. Bệnh tật, không thuốc men, lại ăn uống kham khổ khiến Sương càng ngày càng tiều tụy, suy nhược trông rất tội nghiệp.
“Mấy ngày nay con bệnh nên mình ở nhà không đi làm. Sương nó không ăn được gì, cơm không ăn được, chỉ nằm ngủ miết thôi, mình mua bún cho nó ăn nhưng nó không ăn được nhiều”, chị Tăm buồn nói.
Không biết chữ, suốt ngày lang thang ở các vườn cao su để mót mủ bán kiếm tiền mua gạo cho con, nên chị không hề biết đến tương lai của các con mình như thế nào. Giấy khai sinh, việc học hành của mấy đứa nhỏ chị không biết làm thế nào. Nên cách đây vài năm, một người đàn ông người Tày ngoài phía bắc đã đến gán nghĩa vợ chồng với chị, lo giấy khai sinh cho mấy đứa nhỏ. Tưởng có người đã giúp mình lo về mặt giấy tờ, giúp cho tương lai con mình, nhưng niềm vui ngắn ngủi đó đã vội chấm dứt khi người đàn ông này ham rượu chè, đánh đập chị và cháu Hliên. Vất vả vì con, bây giờ lại bị ông chồng “rổ rá cạp lại” đánh mình, đánh con khiến bản thân chị Tăm không chịu đựng được phải đuổi đi nhưng người đàn ông này không chịu đi.
Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã Ia Chía) buồn nói: “Mình thấy gia đình chị ấy tội nghiệp quá, thấy bé Thêh cứ lang thang ngoài đường, bị bệnh nữa nên mình đã động viên cho cháu đi học, cháu mới đi được mấy tháng nay thôi. Mấy đứa không có quần áo mặc, mình đã vận động xin quần áo cho 4 mẹ con chị ấy mặc, chứ trước đây chỉ có vài ba cái đồ thôi…”.
Anh Ka Keo, Trưởng thôn Bang cho biết: “Ôi, gia đình chị Tăm nghèo lắm, trong nhà chả có cái gì cả, gia đình chị rất là khổ, mấy đứa con chị bị bệnh từ nhỏ”.
Chúng tôi đến thăm nhà mẹ con chị Rơ Mah Tăm (dân tộc J’Rai, làng Bang, xã Ia Chía, Ia Grai, Gia Lai) vào buổi trưa của đầu mùa khô. Đó là căn nhà tôn cũ rách, thấp bé khiến nhiệt độ trong nhà rất nóng bức, ngột ngạt, trong nhà không có bất kì đồ vật gì đáng giá tiền trăm ngoài chiếc giường gỗ. Ấy vậy mà bé Rơ Mah Sương đang bị ốm nhưng phải nằm thở hổn hển trong căn nhà này, nhìn hoàn cảnh, cả đoàn chúng tôi không kìm được những giọt nước mắt. Vốn tiếng Kinh của chị Tăm khá hạn chế nên chúng tôi phải nhờ một thầy giáo người địa phương phiên dịch. Chị Tăm kể:
Chị Tăm không biết mình đã bao nhiêu tuổi, chị không biết chữ, thậm chí 4 đứa con của chị ngoài cái tên chúng ra thì chị cũng chẳng biết đứa nào sinh năm nào. Chị Tăm không nhớ mình lấy chồng từ năm nào, chị chỉ biết đứa con đầu của chị đã có vợ và đi ở rể ở làng khác, đứa thứ 2 là bé Thêh (mới học lớp 1), đứa thứ 3 là Rơ Mah Hliên (đang học mẫu giáo) và bé út là Rơ Mah Sương.
Cuộc sống của gia đình chị vốn đã khốn khó đủ bề, cách đây vài năm chồng chị Tăm mất vì bạo bệnh, để lại mình chị nuôi các con thơ khiến cuộc sống của họ càng rơi vào bĩ cực. Không ruộng vườn, chỉ có vài sào điều già cỗi (cách nhà vài chục km) không còn thu hoạch được, hàng ngày chị Tăm phải vào các vườn cao su để mót mủ kiếm 20-30 nghìn đồng/ngày, tuy nhiên không phải ngày nào chị cũng đi làm được vì mấy đứa trẻ thường xuyên ốm nặng. Số tiền này cũng chỉ đủ 4 mẹ con chị Tăm sống qua ngày. Đồ ăn hàng ngày của họ chủ yếu là cơm, nước mắm, bữa nào may mắn thì có thêm vài con cá khô kho mặn.
Bé Thêh với với cái đầu ngày càng to ra
Thiếu ăn, nhưng đối với những mảnh đời này bất hạnh nhất vẫn là những căn bệnh đang trú ngụ, hành hạ trong cơ thể những đứa trẻ. Bệnh tật nhưng chúng không hề được đi đến các cơ sở y tế khám, điều trị, ăn uống thì kham khổ, phải sống trong ngôi nhà nền đất, mái tôn, trời mưa thì dột, nhếch nhác, còn trời nóng bức bối như ở trong lò nung. Chị Tăm cho biết, bé Thêh từ lúc sinh ra hình dạng cái đầu đã hơi khác thường, càng lớn đầu của Thêh càng to ra một cách lạ lùng, có chỗ thì lồi cả cục, mắt trái liên tục rỉ nước. Và Thêh cũng thường xuyên kêu đau đầu nhưng không được mẹ mang đến các cơ sở y tế để khám.Tội nhất là cậu bé Sương, Sương thường xuyên bị nóng sốt, da xanh vàng, thở khò khè kèm theo những cơn ho khiến cơ thể Sương nhiều lúc tưởng như không còn sức lực gì. Cả ngày cháu chỉ nằm li bì dưới giường, thường xuyên bỏ bữa vì không đủ sức ăn cơm, nên mẹ Sương mua bún khô (miến) về nấu cho cháu ăn. Bệnh tật, không thuốc men, lại ăn uống kham khổ khiến Sương càng ngày càng tiều tụy, suy nhược trông rất tội nghiệp.
Bé Sương bị đau bệnh nhưng không được đưa đến cơ sở y tế
Không chỉ Thêh và Sương mà cậu bé Hliên cũng liên tục ốm đau và có biểu hiện như Sương. Cả 3 đứa con bị đau bệnh nhưng do không có tiền, không có phương tiện đi lại nên chị Tăm chỉ biết để con ở nhà và phó mặc cho sự may rủi. Mấy hôm nay Sương bị ốm, khó thở kèm những cơn ho khọ khẹ, trong người còn vài chục nghìn, chị Tăm đã tự đi mua chai thuốc ho siro về cho Sương uống, tuy nhiên bệnh của bé ngày càng nặng hơn.“Mấy ngày nay con bệnh nên mình ở nhà không đi làm. Sương nó không ăn được gì, cơm không ăn được, chỉ nằm ngủ miết thôi, mình mua bún cho nó ăn nhưng nó không ăn được nhiều”, chị Tăm buồn nói.
Những đứa trẻ tội nghiệp đang rất cần những tấm lòng thơm thảo giúp đỡ để có tiền đưa đi khám, chữa bệnh
Không biết chữ, suốt ngày lang thang ở các vườn cao su để mót mủ bán kiếm tiền mua gạo cho con, nên chị không hề biết đến tương lai của các con mình như thế nào. Giấy khai sinh, việc học hành của mấy đứa nhỏ chị không biết làm thế nào. Nên cách đây vài năm, một người đàn ông người Tày ngoài phía bắc đã đến gán nghĩa vợ chồng với chị, lo giấy khai sinh cho mấy đứa nhỏ. Tưởng có người đã giúp mình lo về mặt giấy tờ, giúp cho tương lai con mình, nhưng niềm vui ngắn ngủi đó đã vội chấm dứt khi người đàn ông này ham rượu chè, đánh đập chị và cháu Hliên. Vất vả vì con, bây giờ lại bị ông chồng “rổ rá cạp lại” đánh mình, đánh con khiến bản thân chị Tăm không chịu đựng được phải đuổi đi nhưng người đàn ông này không chịu đi.
Ngôi nhà của mẹ con chị Tăm
“Mình không có xe, không biết chữ, không có tiền… nên mình không mang con mình đi khám bệnh được”, chị Tăm chia sẽ.Cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã Ia Chía) buồn nói: “Mình thấy gia đình chị ấy tội nghiệp quá, thấy bé Thêh cứ lang thang ngoài đường, bị bệnh nữa nên mình đã động viên cho cháu đi học, cháu mới đi được mấy tháng nay thôi. Mấy đứa không có quần áo mặc, mình đã vận động xin quần áo cho 4 mẹ con chị ấy mặc, chứ trước đây chỉ có vài ba cái đồ thôi…”.
Anh Ka Keo, Trưởng thôn Bang cho biết: “Ôi, gia đình chị Tăm nghèo lắm, trong nhà chả có cái gì cả, gia đình chị rất là khổ, mấy đứa con chị bị bệnh từ nhỏ”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1227: Chị Rơ Mah Tăm (dân tộc J’Rai, làng Bang, xã Ia Chía, Ia Grai, Gia Lai)2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Theo Dân Trí