Một nghiên cứu mới cho thấy sâu dưới lớp băng bao phủ Nam Cực, núi lửa vẫn còn hoạt động rất ác liệt và cảnh báo một đợt phun trào núi lửa sắp xảy ra.
Đã có một số núi lửa hoạt động trên bề mặt băng như ngọn núi Erebus nổi tiếng nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận nghi ngờ về hoạt động của núi lửa bên dưới thềm băng Nam Cực.
Các tác giả của nghiên cứu đã tìm thấy loạt núi lửa trong vùng Marie Byrd Land - phía Tây Nam cực. Chúng làm thành một dãy núi lửa, trẻ dần về phía Nam. Núi lửa già nhất là Whitney Peak với ước tính từ 12,7 đến 13,2 triệu năm tuổi và trẻ nhất là Mount Waesche hình thành cách đây khoảng 1 triệu năm.
Nhà nghiên cứu Amanda Lough của ĐH Washington ở St Louis, Missouri và các đồng nghiệp đã phát hiện dung nham vẫn còn hoạt động ác liệt nhờ vào dữ liệu thu thập tại các trạm địa chấn trên lớp băng từ năm 2007 đến năm 2010.
Mục đích của trạm nhằm nghiên cứu sự tương tác giữa băng và lớp vỏ trái đất nhưng từ các dữ liệu, Lough tìm thấy một loạt các chấn động bất thường, hầu hết trong số đó xảy ra trong hai cơn địa chấn vào tháng 1-2010 và tháng 3-2011.
Các trận động đất ở độ sâu từ 25 đến 40 km cho thấy chúng không phải do sự chuyển động của băng gây ra. Ngoài ra, tần số của chúng cũng khá thấp, chỉ từ 2 đến 4 Hz nên các nhà nghiên cứu dự đoán đây không phải cơn động đất do các mảng kiến tạo trượt lên nhau.
Từ những dữ liệu trên cùng với một số kiểm tra khác có nhà nghiên cứu tin tằng có dấu hiệu của hoạt động mắc ma dưới lớp băng.
Nghiên cứu này đã được đăng trên chuyên san Nature Geoscience hôm 17-11 vừa qua.
Đã có một số núi lửa hoạt động trên bề mặt băng như ngọn núi Erebus nổi tiếng nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận nghi ngờ về hoạt động của núi lửa bên dưới thềm băng Nam Cực.
Các tác giả của nghiên cứu đã tìm thấy loạt núi lửa trong vùng Marie Byrd Land - phía Tây Nam cực. Chúng làm thành một dãy núi lửa, trẻ dần về phía Nam. Núi lửa già nhất là Whitney Peak với ước tính từ 12,7 đến 13,2 triệu năm tuổi và trẻ nhất là Mount Waesche hình thành cách đây khoảng 1 triệu năm.
Nhà nghiên cứu Amanda Lough của ĐH Washington ở St Louis, Missouri và các đồng nghiệp đã phát hiện dung nham vẫn còn hoạt động ác liệt nhờ vào dữ liệu thu thập tại các trạm địa chấn trên lớp băng từ năm 2007 đến năm 2010.
Mục đích của trạm nhằm nghiên cứu sự tương tác giữa băng và lớp vỏ trái đất nhưng từ các dữ liệu, Lough tìm thấy một loạt các chấn động bất thường, hầu hết trong số đó xảy ra trong hai cơn địa chấn vào tháng 1-2010 và tháng 3-2011.
Các trận động đất ở độ sâu từ 25 đến 40 km cho thấy chúng không phải do sự chuyển động của băng gây ra. Ngoài ra, tần số của chúng cũng khá thấp, chỉ từ 2 đến 4 Hz nên các nhà nghiên cứu dự đoán đây không phải cơn động đất do các mảng kiến tạo trượt lên nhau.
Từ những dữ liệu trên cùng với một số kiểm tra khác có nhà nghiên cứu tin tằng có dấu hiệu của hoạt động mắc ma dưới lớp băng.
Nghiên cứu này đã được đăng trên chuyên san Nature Geoscience hôm 17-11 vừa qua.
Theo nld.com.vn