Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo muốn chiếm cả thế giới Arab, sau đó mở rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới bằng cách thành lập các trường học đạo Hồi và chiêu mộ hàng nghìn người phương Tây vào hàng ngũ, một cựu phiến quân tiết lộ.
"Mục tiêu chính và chủ yếu của Nhà nước Hồi giáo (IS) mà họ nói với các thành viên mới là thành lập một nhà nước đạo Hồi bao trọn thế giới Arab. Và sau đó, họ sẽ đến các nước khác", CNN dẫn lời nam thanh niên từng chiến đấu cho IS nói.
Nam thanh niên này từng sống ở thành phố Raqqa, thành trì của IS ở phía bắc Syria. Giống như nhiều thành phố trên khắp Syria và Iraq, Raqqa đang bị chiếm lĩnh bởi các phiến quân của tổ chức này. IS không tha thứ cho bất kỳ ai dám chống lại đường lối khắc nghiệt của họ.
Những vụ đóng đinh vào cơ thể người và xử tử công khai diễn ra gần như hàng ngày. Những phụ nữ không đeo mạng che mặt sẽ bị đánh đập với tần suất đáng báo động. Thậm chí những người chủ mở cửa hàng trong thời gian dành cho cầu nguyện cũng có thể bị hành hạ hoặc tống vào tù.
Cựu phiến quân IS mới trong độ tuổi 20 rời bỏ IS cách đây nửa tháng. Anh nói rằng tổ chức này "đang nhân danh công lý để gieo rắc bất công". Tổ chức này còn nhồi nhét hệ tư tưởng của họ vào những tâm hồn ngây thơ bằng cách mở ra ngày càng nhiều trường học Hồi giáo.
"Triết học bị cấm. Họ hủy bỏ nó, coi đó là một sự báng bổ", anh kể. "Nhiều môn học cũng bị bỏ đi, như âm nhạc và thậm chí đôi khi là thể thao. Tất cả các môn đó bị loại ra khỏi chương trình học".
Có lẽ điều đáng lo ngại lớn nhất là ngày càng có nhiều người nước ngoài gia nhập hàng ngũ của tổ chức này. Ước tính có hàng nghìn phiến quân nước ngoài đang tham gia IS. Theo nam thanh niên trên, những kẻ này có thể tiến hành các vụ tấn công khi trở về nước.
"Từ khi các phiến quân phương Tây tham gia IS, họ xem quốc gia của mình như những kẻ ngoại đạo", anh nói. "Nếu có cơ hội, họ sẽ tiến hành các cuộc tấn công".
Nước Anh đã nâng mức báo động khủng bố ở nước này từ "đáng kể" lên "nghiêm trọng" vào tuần trước. Thủ tướng David Cameron cũng đề xuất một biện pháp mới là cấm công dân Anh trở về nước một khi họ đã đứng vào hàng ngũ phiến quân ở nước ngoài.
Mới đây, Mỹ cũng xác nhận công dân đầu tiên của nước này là Douglas McAuthur McCain, 33 tuổi, chết khi đang tham chiến cho IS.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mô tả tổ chức Nhà nước Hồi giáo "đã vượt lên trên một nhóm khủng bố" đơn thuần. "Điều này vượt ra khỏi bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy, và chúng ta phải chuẩn bị đối phó với mọi thứ", ông nói.
IS có thể muốn phô trương phạm vi hoạt động toàn cầu của mình khi bố trí một phiến quân nói giọng Anh xuất hiện trong video chặt đầu hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff. Chiến thuật này nhằm truyền bá tư tưởng cho những công dân nước ngoài, cựu chiến binh IS nhận định.
"Có thể mục đích tạo dựng hình ảnh này là một người châu Âu, hoặc một người phương Tây, xử tử một người Mỹ, là để họ có thể phô trương các thành viên phương Tây của mình và thu hút những phần tử bên ngoài Syria, làm cho họ cảm thấy họ có chung một mục tiêu".
"Mục tiêu chính và chủ yếu của Nhà nước Hồi giáo (IS) mà họ nói với các thành viên mới là thành lập một nhà nước đạo Hồi bao trọn thế giới Arab. Và sau đó, họ sẽ đến các nước khác", CNN dẫn lời nam thanh niên từng chiến đấu cho IS nói.
Nam thanh niên này từng sống ở thành phố Raqqa, thành trì của IS ở phía bắc Syria. Giống như nhiều thành phố trên khắp Syria và Iraq, Raqqa đang bị chiếm lĩnh bởi các phiến quân của tổ chức này. IS không tha thứ cho bất kỳ ai dám chống lại đường lối khắc nghiệt của họ.
Những vụ đóng đinh vào cơ thể người và xử tử công khai diễn ra gần như hàng ngày. Những phụ nữ không đeo mạng che mặt sẽ bị đánh đập với tần suất đáng báo động. Thậm chí những người chủ mở cửa hàng trong thời gian dành cho cầu nguyện cũng có thể bị hành hạ hoặc tống vào tù.
Cựu phiến quân IS mới trong độ tuổi 20 rời bỏ IS cách đây nửa tháng. Anh nói rằng tổ chức này "đang nhân danh công lý để gieo rắc bất công". Tổ chức này còn nhồi nhét hệ tư tưởng của họ vào những tâm hồn ngây thơ bằng cách mở ra ngày càng nhiều trường học Hồi giáo.
"Triết học bị cấm. Họ hủy bỏ nó, coi đó là một sự báng bổ", anh kể. "Nhiều môn học cũng bị bỏ đi, như âm nhạc và thậm chí đôi khi là thể thao. Tất cả các môn đó bị loại ra khỏi chương trình học".
Có lẽ điều đáng lo ngại lớn nhất là ngày càng có nhiều người nước ngoài gia nhập hàng ngũ của tổ chức này. Ước tính có hàng nghìn phiến quân nước ngoài đang tham gia IS. Theo nam thanh niên trên, những kẻ này có thể tiến hành các vụ tấn công khi trở về nước.
"Từ khi các phiến quân phương Tây tham gia IS, họ xem quốc gia của mình như những kẻ ngoại đạo", anh nói. "Nếu có cơ hội, họ sẽ tiến hành các cuộc tấn công".
Nước Anh đã nâng mức báo động khủng bố ở nước này từ "đáng kể" lên "nghiêm trọng" vào tuần trước. Thủ tướng David Cameron cũng đề xuất một biện pháp mới là cấm công dân Anh trở về nước một khi họ đã đứng vào hàng ngũ phiến quân ở nước ngoài.
Mới đây, Mỹ cũng xác nhận công dân đầu tiên của nước này là Douglas McAuthur McCain, 33 tuổi, chết khi đang tham chiến cho IS.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mô tả tổ chức Nhà nước Hồi giáo "đã vượt lên trên một nhóm khủng bố" đơn thuần. "Điều này vượt ra khỏi bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy, và chúng ta phải chuẩn bị đối phó với mọi thứ", ông nói.
IS có thể muốn phô trương phạm vi hoạt động toàn cầu của mình khi bố trí một phiến quân nói giọng Anh xuất hiện trong video chặt đầu hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff. Chiến thuật này nhằm truyền bá tư tưởng cho những công dân nước ngoài, cựu chiến binh IS nhận định.
"Có thể mục đích tạo dựng hình ảnh này là một người châu Âu, hoặc một người phương Tây, xử tử một người Mỹ, là để họ có thể phô trương các thành viên phương Tây của mình và thu hút những phần tử bên ngoài Syria, làm cho họ cảm thấy họ có chung một mục tiêu".
Theo Vnexpress