Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Bill Clinton hay John McCain là những người đã ghi dấu ấn sâu sắc trong nỗ lực chung đưa hai nước Việt Nam và Mỹ xây dựng quan hệ ngoại giao cách đây 20 năm.
Ngay khi vừa đắc cử tổng thống Mỹ vào đầu năm 1977, Jimmy Carter đã dành nhiều tâm huyết để đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 3/1977, ông gửi một phái đoàn sang Hà Nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 4/5/1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Ảnh: Biography
Cuộc họp được tổ chức sau khi Washington đưa ra lộ trình ba bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Để nối lại quan hệ, điều kiện từ phía Mỹ là thông tin đầy đủ về lính Mỹ mất tích và việc trao trả hài cốt lính Mỹ. Điều kiện từ phía Việt Nam là vấn đề bồi thường chiến tranh.
Dù quá trình thương lượng sau đó gặp rất nhiều chông gai, đây là bước đầu tiên, đặt nền móng cho tiến trình bình thường hóa quan hệ những năm tiếp theo. Trong ảnh, ông Phan Hiền và ông Holbrooke tại Paris chuẩn bị tham dự cuộc họp năm 1977. Ảnh: AP
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch là người có vai trò kiến tạo lộ trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Năm 1990, ông Thạch lần đầu tiên có chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ James Baker. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên của hai nước kể từ sau chiến tranh.
James Baker nói rằng vấn đề người Mỹ mất tích là trở ngại cuối cùng còn sót lại trước khi Việt - Mỹ mở quan hệ. Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi đó phát biểu: "Người Mỹ cần phải hiểu rằng khác với các đường phố của New York, các hiệp định quốc tế bao giờ cũng có hai chiều. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi có thể chờ đợi thêm để có các quan hệ thương mại và ngoại giao nếu cần thiết".
Trong chuyến làm việc này, ông cùng người đồng cấp phía Mỹ đã thống nhất lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, một tài liệu mang tính cột mốc trên chặng đường dài. Ảnh: BBC
Thượng nghị sĩ John McCain được coi là "người tháo nút", gỡ rối nhiều hiểu lầm liên quan đến POW/MIA - vấn đề từng được xem như một trong những trở ngại lớn nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
McCain khẳng định cần bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, một phần vì "đã đến lúc hàn gắn, đó là một cách để kết thúc chiến tranh, đến lúc nhìn về phía trước", một phần bởi đó là điều nên làm vì lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo ông Lê Văn Bàng, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ, suốt từ năm 1975 đến 1995, ưu tiên của Việt Nam là bỏ cấm vận, mà để bỏ cấm vận thì hai nước phải thiết lập quan hệ liên lạc. Trong giai đoạn 1985-1988, Việt Nam chào đón Mỹ sang thảo luận các vấn đề MIA cùng lúc với việc bàn bạc bỏ cấm vận. Cuối năm 1988, Việt Nam yêu cầu Mỹ cho lập văn phòng ở Washington DC để thông tin về hài cốt lính Mỹ mất tích nhưng không thành công. Việt Nam tuyên bố không tiếp tục thương lượng về MIA nữa. Mọi chuyện tưởng như đi vào bế tắc. Lúc đó Thượng nghị sĩ John McCain và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch chính là những người đứng ra "dàn hòa". Ảnh: Washington Post
“Hãy nhìn quan hệ Việt – Mỹ với đôi mắt mới”, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Mai phát biểu tại Hội đồng đối ngoại Mỹ ở New York năm 1990. Ông là nhà ngoại giao được các đồng nghiệp Mỹ tỏ sự kính trọng mỗi khi nhắc đến.
Ngày 21/11/1991, ông dẫn đầu phái đoàn Việt Nam lần đầu tiên chính thức bàn bạc và đi đến thành lập nhóm giải quyết các vấn đề liên quan đến bình thường hóa quan hệ, theo lộ trình đã vạch ra.
Theo Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, thứ trưởng Lê Mai và các cộng sự Việt Nam đã luôn chủ động nối và giữ liên lạc với phía Mỹ. Dù có những lúc đàm phán gặp trắc trở, ông nỗ lực giữ nhịp quan hệ, cùng với thế hệ nghị sĩ Mỹ những năm 90, "đưa tiến trình làm bạn của hai nước rút ngắn còn một nửa", như lời cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson.
Trong ảnh, ông Lê Mai (thứ hai từ phải sang) tháng 11/1992 tiếp thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry tới Hà Nội để cùng thảo luận về vấn đề POW/MIA. Ảnh: AFP
Thượng nghị sĩ John Kerry, nay là ngoại trưởng Mỹ, là người đi đầu trong nỗ lực vận động bãi bỏ cấm vận Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Yale năm 1966, ông Kerry được điều động tới Việt Nam. Năm 1971, ông ra trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện để điều trần về quan điểm của mình đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Bài phát biểu của Kerry khi đó được coi là diễn văn nổi tiếng nhất suốt cuộc đời chính trị của ông đến nay.
Từ năm 1991 đến 1993, ông Kerry làm chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, đặc trách việc tìm hiểu, thu thập dữ liệu về POW/MIA. Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: AFP
Tháng 4/1992, Tổng thống George H. W. Bush ký sắc lệnh nới lỏng cấm vận, bằng cách cho phép công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cho phép tiếp thị và bán dược phẩm, nhu yếu phẩm, nông sản hay thiết bị y tế. Đây là hành động mang tính bước ngoặt, góp phần đưa mối quan hệ Việt - Mỹ phát triển đột phá nếu so sánh với thời kỳ trước. Công ty tư vấn Vatico là công ty Mỹ đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngày 25/4/1993.
Trong ảnh, Tổng thống George H. W. Bush (giữa) ngày 23/11/1992 phát biểu về vấn đề POW/MIA. Ảnh: AP
Từ khi Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt được thành lập vào năm 1989, bà Virginia Foote luôn là người đi đầu trong các nỗ lực nhằm vận động dư luận, Chính phủ và Quốc hội Mỹ bãi bỏ cấm vận, đi đến bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đồng thời phát triển mối quan hệ giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Tại Mỹ, bà Foote đã ra điều trần hàng chục lần trước Quốc hội để ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Bà luôn nhấn mạnh "Việt Nam và Mỹ chia sẻ một lịch sử đặc biệt còn in đậm trong tâm khảm, song cả hai bên đã nỗ lực hết mình để xây dựng một tương lai mới. Chúng ta phải nhìn Việt Nam ở nhiều khía cạnh và đánh giá thường xuyên sự phát triển của dân tộc này".
Bà Virginia Foote được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huy chương Hữu nghị ngày 26/7/2007. Ảnh: BayGlobalStrategy.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có tiếng nói quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ.
Khi người Mỹ vẫn nghi kỵ Việt Nam còn giữ tù nhân sau chiến tranh, ông phát biểu trên tạp chí Time vào năm 1992, rằng "sự nghi ngờ chúng tôi còn giam giữ một số người Mỹ còn sống ... là điều ngớ ngẩn. Động cơ nào để có thể khiến chúng tôi làm điều đó?".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa tên của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên đầu danh sách những người Việt Nam mà ông cho là có đóng góp đặc biệt vào chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA) và trao trả tù binh chiến tranh (POW)cũng như tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: Reuters
Từ khi bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đẩy nhanh hơn tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam bằng việc đưa ra nhiều quyết định có tính chất cởi trói.
Tháng 7/1993, ông tuyên bố Mỹ không còn phản đối việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) viện trợ cho Việt Nam. Tháng 9/1993, Clinton khẳng định Mỹ sẽ nới lỏng thêm lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, đến tháng 2/1994 thì chính thức bãi bỏ và đồng ý mở cơ quan liên lạc giữa hai nước. Ngày 11/7/1995, ông Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ảnh: TheLifePicture
Ngay khi vừa đắc cử tổng thống Mỹ vào đầu năm 1977, Jimmy Carter đã dành nhiều tâm huyết để đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tháng 3/1977, ông gửi một phái đoàn sang Hà Nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 4/5/1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Ảnh: Biography
Cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ đầu tiên được tổ chức tại Paris ngày 3 và 4/5/1977. Thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền (giữa) là người dẫn đầu đoàn ngoại giao Việt Nam tham gia.
Cuộc họp được tổ chức sau khi Washington đưa ra lộ trình ba bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Để nối lại quan hệ, điều kiện từ phía Mỹ là thông tin đầy đủ về lính Mỹ mất tích và việc trao trả hài cốt lính Mỹ. Điều kiện từ phía Việt Nam là vấn đề bồi thường chiến tranh.
Dù quá trình thương lượng sau đó gặp rất nhiều chông gai, đây là bước đầu tiên, đặt nền móng cho tiến trình bình thường hóa quan hệ những năm tiếp theo. Trong ảnh, ông Phan Hiền và ông Holbrooke tại Paris chuẩn bị tham dự cuộc họp năm 1977. Ảnh: AP
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch là người có vai trò kiến tạo lộ trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Năm 1990, ông Thạch lần đầu tiên có chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ James Baker. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên của hai nước kể từ sau chiến tranh.
James Baker nói rằng vấn đề người Mỹ mất tích là trở ngại cuối cùng còn sót lại trước khi Việt - Mỹ mở quan hệ. Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi đó phát biểu: "Người Mỹ cần phải hiểu rằng khác với các đường phố của New York, các hiệp định quốc tế bao giờ cũng có hai chiều. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi có thể chờ đợi thêm để có các quan hệ thương mại và ngoại giao nếu cần thiết".
Trong chuyến làm việc này, ông cùng người đồng cấp phía Mỹ đã thống nhất lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, một tài liệu mang tính cột mốc trên chặng đường dài. Ảnh: BBC
Thượng nghị sĩ John McCain được coi là "người tháo nút", gỡ rối nhiều hiểu lầm liên quan đến POW/MIA - vấn đề từng được xem như một trong những trở ngại lớn nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
McCain khẳng định cần bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, một phần vì "đã đến lúc hàn gắn, đó là một cách để kết thúc chiến tranh, đến lúc nhìn về phía trước", một phần bởi đó là điều nên làm vì lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo ông Lê Văn Bàng, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ, suốt từ năm 1975 đến 1995, ưu tiên của Việt Nam là bỏ cấm vận, mà để bỏ cấm vận thì hai nước phải thiết lập quan hệ liên lạc. Trong giai đoạn 1985-1988, Việt Nam chào đón Mỹ sang thảo luận các vấn đề MIA cùng lúc với việc bàn bạc bỏ cấm vận. Cuối năm 1988, Việt Nam yêu cầu Mỹ cho lập văn phòng ở Washington DC để thông tin về hài cốt lính Mỹ mất tích nhưng không thành công. Việt Nam tuyên bố không tiếp tục thương lượng về MIA nữa. Mọi chuyện tưởng như đi vào bế tắc. Lúc đó Thượng nghị sĩ John McCain và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch chính là những người đứng ra "dàn hòa". Ảnh: Washington Post
“Hãy nhìn quan hệ Việt – Mỹ với đôi mắt mới”, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Mai phát biểu tại Hội đồng đối ngoại Mỹ ở New York năm 1990. Ông là nhà ngoại giao được các đồng nghiệp Mỹ tỏ sự kính trọng mỗi khi nhắc đến.
Ngày 21/11/1991, ông dẫn đầu phái đoàn Việt Nam lần đầu tiên chính thức bàn bạc và đi đến thành lập nhóm giải quyết các vấn đề liên quan đến bình thường hóa quan hệ, theo lộ trình đã vạch ra.
Theo Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, thứ trưởng Lê Mai và các cộng sự Việt Nam đã luôn chủ động nối và giữ liên lạc với phía Mỹ. Dù có những lúc đàm phán gặp trắc trở, ông nỗ lực giữ nhịp quan hệ, cùng với thế hệ nghị sĩ Mỹ những năm 90, "đưa tiến trình làm bạn của hai nước rút ngắn còn một nửa", như lời cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson.
Trong ảnh, ông Lê Mai (thứ hai từ phải sang) tháng 11/1992 tiếp thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry tới Hà Nội để cùng thảo luận về vấn đề POW/MIA. Ảnh: AFP
Thượng nghị sĩ John Kerry, nay là ngoại trưởng Mỹ, là người đi đầu trong nỗ lực vận động bãi bỏ cấm vận Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Yale năm 1966, ông Kerry được điều động tới Việt Nam. Năm 1971, ông ra trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện để điều trần về quan điểm của mình đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Bài phát biểu của Kerry khi đó được coi là diễn văn nổi tiếng nhất suốt cuộc đời chính trị của ông đến nay.
Từ năm 1991 đến 1993, ông Kerry làm chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, đặc trách việc tìm hiểu, thu thập dữ liệu về POW/MIA. Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: AFP
Tháng 4/1992, Tổng thống George H. W. Bush ký sắc lệnh nới lỏng cấm vận, bằng cách cho phép công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cho phép tiếp thị và bán dược phẩm, nhu yếu phẩm, nông sản hay thiết bị y tế. Đây là hành động mang tính bước ngoặt, góp phần đưa mối quan hệ Việt - Mỹ phát triển đột phá nếu so sánh với thời kỳ trước. Công ty tư vấn Vatico là công ty Mỹ đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngày 25/4/1993.
Trong ảnh, Tổng thống George H. W. Bush (giữa) ngày 23/11/1992 phát biểu về vấn đề POW/MIA. Ảnh: AP
Từ khi Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt được thành lập vào năm 1989, bà Virginia Foote luôn là người đi đầu trong các nỗ lực nhằm vận động dư luận, Chính phủ và Quốc hội Mỹ bãi bỏ cấm vận, đi đến bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đồng thời phát triển mối quan hệ giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Tại Mỹ, bà Foote đã ra điều trần hàng chục lần trước Quốc hội để ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Bà luôn nhấn mạnh "Việt Nam và Mỹ chia sẻ một lịch sử đặc biệt còn in đậm trong tâm khảm, song cả hai bên đã nỗ lực hết mình để xây dựng một tương lai mới. Chúng ta phải nhìn Việt Nam ở nhiều khía cạnh và đánh giá thường xuyên sự phát triển của dân tộc này".
Bà Virginia Foote được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huy chương Hữu nghị ngày 26/7/2007. Ảnh: BayGlobalStrategy.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có tiếng nói quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ.
Khi người Mỹ vẫn nghi kỵ Việt Nam còn giữ tù nhân sau chiến tranh, ông phát biểu trên tạp chí Time vào năm 1992, rằng "sự nghi ngờ chúng tôi còn giam giữ một số người Mỹ còn sống ... là điều ngớ ngẩn. Động cơ nào để có thể khiến chúng tôi làm điều đó?".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa tên của Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên đầu danh sách những người Việt Nam mà ông cho là có đóng góp đặc biệt vào chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA) và trao trả tù binh chiến tranh (POW)cũng như tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: Reuters
Từ khi bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đẩy nhanh hơn tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam bằng việc đưa ra nhiều quyết định có tính chất cởi trói.
Tháng 7/1993, ông tuyên bố Mỹ không còn phản đối việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) viện trợ cho Việt Nam. Tháng 9/1993, Clinton khẳng định Mỹ sẽ nới lỏng thêm lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, đến tháng 2/1994 thì chính thức bãi bỏ và đồng ý mở cơ quan liên lạc giữa hai nước. Ngày 11/7/1995, ông Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ảnh: TheLifePicture
Theo Vnexpress