Nghị định số 146/2007/NĐ-CP vừa được ban hành, quy định các mức và hình thức phạt hành chính cực kỳ nghiêm khắc với vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Mức cao nhất: 30 triệu đồng/lần vi phạm
Quy định mới theo Nghị định 146, mức tiền phạt cao nhất là từ 20 - 30 triệu đồng đối với các hành vi: Người đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mà chống người thi hành công vụ; Tổ chức đua xe trái phép.
Ngoài ra một số hành vi vi phạm và quy định đã được bổ sung: Điều khiển xe ô tô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép, phạt tiền 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Điều khiển xe mô tô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép, phạt tiền 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Riêng các trường hợp điều khiển ô tô sử dụng chất ma tuý, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe không thời hạn và tạm giữ xe 10 ngày. Điều khiển mô tô sử dụng chất ma tuý, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe không thời hạn và tạm giữ xe 10 ngày.
CSGT sử dụng thiết bị kiểm tra tốc độ xe cơ giới.
Chủ xe ô tô gian dối để được cấp lại biển số, đăng ký xe; giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điểu khiển xe tham gia giao thông, bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Chủ xe mô tô gian dối để được cấp lại biển số, đăng ký xe; giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điểu khiển xe tham gia giao thông, bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nghị định 146 cũng đồng thời âng mức phạt tiền đối với các hành vi thuộc về ý thức của người tham gia giao thông trong việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, như: Dừng, đỗ, tránh vượt, phía đi, làn đường, biển báo, tốc độ....
Bên cạnh đó còn bổ sung quy định cho phép người vi phạm được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng.
Tước bằng lái, tịch thu xe
Theo Thượng tá Đỗ Vũ Anh Dũng, có rất nhiều điểm mới trong Nghị định 146/2007/NĐ-CP so với Nghị định 152/2005/NĐ-CP như: Thay biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe, bằng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và bắt buộc phải học và kiểm tra lại kiến thức Luật Giao thông đường bộ trước khi trả giấy phép lái xe đối với các trường hợp bị tước giấy phép lái xe 60 ngày và 90 ngày.
Sẽ tước không thời hạn giấy phép lái xe đối với trường hợp sử dụng chất ma tuý khi điều khiển ô tô; Điều khiển xe ô tô không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây TNGT sẽ bị tước giấy phép lái xe 90 ngày nếu tai nạn chưa đến mức nghiêm trọng. Sẽ tước không thời hạn nếu gây tai nạn từ mức nghiêm trọng trở lên. Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h cũng bị tước giấy phép lái xe trong 60 ngày.
Các trường hợp bị tịch thu xe gồm: Sử dụng xe quá niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ; Sử dụng xe tự sản xuất, lắp ráp; Xe ô tô khác cải tạo thành xe ô tô chở khách; Đua xe trái phép; Điều khiển xe mô tô, xe thô sơ tái phạm hành vi lạng lách, đánh võng, đi xe bằng một bánh.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, người vi phạm không được điều khiển phương tiện. Đối với các trường hợp bị tước giấy phép lái xe có thời hạn 60 ngày, 90 ngày thì phải học và kiểm tra lại kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trước khi nhận lại giấy phép lái xe.
Một số hành vi vi phạm đã được tăng mức xử phạt tiền kèm theo xử phạt bổ sung, biện pháp xử lý mạnh hơn nên rất có thể một số người vi phạm bị xử phạt sẽ có phản ứng nhất định, vì vậy đòi hỏi các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền các cơ quan, tổ chức làm tốt công tác giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông với thành viên của mình và sau đó là các lực lượng chức năng xử lý vi phạm phải kiên quyết xử lý nghiêm.
Ngoài ra công việc sẽ tăng nhiều, đặc biệt là các cơ quan chức năng xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, sẽ phải tổ chức học và kiểm tra lại kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người vi phạm bị tước giấy phép lái xe 60 ngày, 90 ngày theo quy định và phải ra thông báo về cơ quan, trường học, uỷ ban nhân dân xã, phường, tổ dân phố nơi người vi phạm làm việc và cư trú để kiểm điểm giáo dục.
Mức cao nhất: 30 triệu đồng/lần vi phạm
Quy định mới theo Nghị định 146, mức tiền phạt cao nhất là từ 20 - 30 triệu đồng đối với các hành vi: Người đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mà chống người thi hành công vụ; Tổ chức đua xe trái phép.
Ngoài ra một số hành vi vi phạm và quy định đã được bổ sung: Điều khiển xe ô tô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép, phạt tiền 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Điều khiển xe mô tô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép, phạt tiền 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Riêng các trường hợp điều khiển ô tô sử dụng chất ma tuý, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe không thời hạn và tạm giữ xe 10 ngày. Điều khiển mô tô sử dụng chất ma tuý, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe không thời hạn và tạm giữ xe 10 ngày.
CSGT sử dụng thiết bị kiểm tra tốc độ xe cơ giới.
Chủ xe ô tô gian dối để được cấp lại biển số, đăng ký xe; giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điểu khiển xe tham gia giao thông, bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Chủ xe mô tô gian dối để được cấp lại biển số, đăng ký xe; giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điểu khiển xe tham gia giao thông, bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Nghị định 146 cũng đồng thời âng mức phạt tiền đối với các hành vi thuộc về ý thức của người tham gia giao thông trong việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, như: Dừng, đỗ, tránh vượt, phía đi, làn đường, biển báo, tốc độ....
Bên cạnh đó còn bổ sung quy định cho phép người vi phạm được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng.
Tước bằng lái, tịch thu xe
Theo Thượng tá Đỗ Vũ Anh Dũng, có rất nhiều điểm mới trong Nghị định 146/2007/NĐ-CP so với Nghị định 152/2005/NĐ-CP như: Thay biện pháp đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe, bằng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và bắt buộc phải học và kiểm tra lại kiến thức Luật Giao thông đường bộ trước khi trả giấy phép lái xe đối với các trường hợp bị tước giấy phép lái xe 60 ngày và 90 ngày.
Sẽ tước không thời hạn giấy phép lái xe đối với trường hợp sử dụng chất ma tuý khi điều khiển ô tô; Điều khiển xe ô tô không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây TNGT sẽ bị tước giấy phép lái xe 90 ngày nếu tai nạn chưa đến mức nghiêm trọng. Sẽ tước không thời hạn nếu gây tai nạn từ mức nghiêm trọng trở lên. Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h cũng bị tước giấy phép lái xe trong 60 ngày.
Các trường hợp bị tịch thu xe gồm: Sử dụng xe quá niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ; Sử dụng xe tự sản xuất, lắp ráp; Xe ô tô khác cải tạo thành xe ô tô chở khách; Đua xe trái phép; Điều khiển xe mô tô, xe thô sơ tái phạm hành vi lạng lách, đánh võng, đi xe bằng một bánh.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, người vi phạm không được điều khiển phương tiện. Đối với các trường hợp bị tước giấy phép lái xe có thời hạn 60 ngày, 90 ngày thì phải học và kiểm tra lại kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trước khi nhận lại giấy phép lái xe.
Một số hành vi vi phạm đã được tăng mức xử phạt tiền kèm theo xử phạt bổ sung, biện pháp xử lý mạnh hơn nên rất có thể một số người vi phạm bị xử phạt sẽ có phản ứng nhất định, vì vậy đòi hỏi các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền các cơ quan, tổ chức làm tốt công tác giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông với thành viên của mình và sau đó là các lực lượng chức năng xử lý vi phạm phải kiên quyết xử lý nghiêm.
Ngoài ra công việc sẽ tăng nhiều, đặc biệt là các cơ quan chức năng xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, sẽ phải tổ chức học và kiểm tra lại kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người vi phạm bị tước giấy phép lái xe 60 ngày, 90 ngày theo quy định và phải ra thông báo về cơ quan, trường học, uỷ ban nhân dân xã, phường, tổ dân phố nơi người vi phạm làm việc và cư trú để kiểm điểm giáo dục.