VietDocs được chuyển thành SEADocs, Cuộc thi sáng tác phim tài liệu ngắn Đông Nam Á! Mời các bạn tham gia! Đây là sân chơi, thử thách cho những bạn yêu thích có niềm đam mê làm phim
Khuôn khổ cuộc thi:
Sau thành công rực rỡ của VietDocs 2011 - Cuộc thi sáng tác Phim tài liệu Xanh Việt Nam, năm nay Việt Nam sẽ lần đầu tiên tham gia vào
SEADocs - Cuộc thi sáng tác Phim tài liệu ngắn Đông Nam Á, một dự án hợp tác của các viện Goethe trong khu vực Đông Nam Á. Dự án muốn tạo dựng một sân chơi dành cho các nhà làm phim tài liệu trẻ, hoặc các bạn trẻ muốn trở thành nhà làm phim tài liệu, để sản xuất những bộ phim ngắn về các chủ đề sinh thái.
Cuộc thi năm 2011 mời cho các sinh viên trong độ tuổi từ 18 tới 28 thuộc các nước Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nộp hồ sơ về tác phẩm của họ cùng một bài luận về quá trình làm một bộ phim với chủ đề “Cây đời: Hạt giống của sự thay đổi” tới ngày 2 tháng 9 năm 2011.
Ban giám khảo gồm các chuyên gia về điện ảnh, truyền hình và lâm học ở mỗi nước sẽ lựa chọn ra ba sinh viên dựa trên hồ sơ và bài luận mà họ gửi đi. Các sinh viên được lựa chọn vào vòng trong của mỗi quốc gia sẽ được các chuyên gia hướng dẫn trong suốt 8 tuần sản xuất bộ phim tham dự cuộc thi của họ.
Trong thời gian làm phim, các ý tưởng làm phim của sinh viên sẽ được xem xét và phát triển dưới sự hướng dẫn của một nhà chuyên môn và các sinh viên sẽ được nhận một khoản tài trợ trị giá 6.500.000VND để sản xuất một phim tài liệu ngắn (độ dài tối đa 10 phút) có liên quan tới chủ đề đã nêu, và phải nộp tác phẩm của mình vào ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Cơ cấu giải thưởng:
Ba sinh viên đạt giải của khu vực sẽ do một ban giám khảo quốc tế lựa chọn và nhận một giải thưởng tiền mặt với trị giá mỗi giải thưởng là 10.000.000VND. Ngoài ra, người đạt giải nhất sẽ nhận một khoản tài trợ trị giá lên tới 100.000.000VND để sản xuất một phim tài liệu dài.
Giới thiệu chủ đề:
Rừng là nơi trú ngụ cho 80% các loài sinh vật trên cạn và là nguồn mưu kế sinh nhai cho hơn 1,6 tỉ người. Đây không chỉ là một hệ sinh thái giàu có, mà còn là một phần không thể tách rời với cuộc sống trên hành tinh này và với sự tồn vong của con người. Chúng ta có mối liên hệ sâu sắc và nhiều mặt với các cánh rừng trên thế giới này – bao gồm cả các mối liên hệ về mặt văn hóa, y tế, kinh tế và sinh thái. Sự liên kết quan trọng này chính là lí do khiến Liên Hợp Quốc chọn năm 2011 là Năm Quốc Tế về Rừng và đây cũng là chủ đề trọng tâm của SEADocs 2011.
Chúng ta đã biết một thực tế rằng môi trường sống của rừng ở Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi hoạt động của con người, dù đó là chặt phá rừng, công nghiệp hóa hay những tác động đối với hệ sinh thái do hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng gây ra. Tuy nhiên, nhiều cá nhân và cộng đồng đang tìm tới những cách thức mới để đối mặt với thách thức này. Họ không bằng lòng với việc chỉ xác định vấn đề, mà còn theo đuổi những giải pháp sáng tạo – thông thường theo cách thức phù hợp với nguyện vọng của chính họ. SEADocs 2011 không đơn thuần nói về rừng như những sinh quyển biệt lập, mà còn như một điểm gặp gỡ mong manh tại đó có sự va chạm giữa thế giới tự nhiên và thế giới hiện đại. Các chương trình thời sự thường nói về những tác động tiêu cực của sự va chạm này, nhưng những cá nhân và nhóm hoạt động đầy nhiệt huyết trên toàn thế giới cũng như ở Đông Nam Á đang trở nên ngày càng tích cực hơn để góp phần mình vào việc hàn gắn mối quan hệ giữa rừng và con người, họ đang gieo những hạt mầm của sự thay đổi.
Chúng tôi đang yêu cầu các bạn sinh viên Đông Nam Á nhìn nhận các mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa các cá nhân và cộng đồng với các môi trường sống của rừng trong khu vực này thông qua cái nhìn độc đáo của những nhà làm phim nơi họ. Cuộc thi thách thức các đạo diễn phim tài liệu trẻ đầy tham vọng hãy nhìn xa hơn những điều đã hiển hiện và tìm kiếm những câu chuyện có sức quyến rũ khác với khẩu hiệu “Cây đời: Hạt giống của sự thay đổi”.
Thời gian tham gia dự thi
Lịch trình:2.9.2011 Hạn cuối nộp bài
9.9.2011 Công bố các ứng viên lọt vào vòng trong
11.11.2011 Các ứng viên lọt vào vòng trong nộp phim dự thi
27.11.2011 Công bố người thắng cuộc
Đăng ký và thông tin đầy đủ về cuộc thi tại:
http://www.goethe.de/ins/th/prj/wif/sdc/viindex.htm
DOCLAB
Goethe-Institut Hanoi
56-58 Nguyen Thai Hoc St, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
Tel: (043) 7342252/EXT 39
Email: hanoidoclab@gmail.com
http://www.hanoidoclab.org
Khuôn khổ cuộc thi:
Sau thành công rực rỡ của VietDocs 2011 - Cuộc thi sáng tác Phim tài liệu Xanh Việt Nam, năm nay Việt Nam sẽ lần đầu tiên tham gia vào
SEADocs - Cuộc thi sáng tác Phim tài liệu ngắn Đông Nam Á, một dự án hợp tác của các viện Goethe trong khu vực Đông Nam Á. Dự án muốn tạo dựng một sân chơi dành cho các nhà làm phim tài liệu trẻ, hoặc các bạn trẻ muốn trở thành nhà làm phim tài liệu, để sản xuất những bộ phim ngắn về các chủ đề sinh thái.
Cuộc thi năm 2011 mời cho các sinh viên trong độ tuổi từ 18 tới 28 thuộc các nước Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nộp hồ sơ về tác phẩm của họ cùng một bài luận về quá trình làm một bộ phim với chủ đề “Cây đời: Hạt giống của sự thay đổi” tới ngày 2 tháng 9 năm 2011.
Ban giám khảo gồm các chuyên gia về điện ảnh, truyền hình và lâm học ở mỗi nước sẽ lựa chọn ra ba sinh viên dựa trên hồ sơ và bài luận mà họ gửi đi. Các sinh viên được lựa chọn vào vòng trong của mỗi quốc gia sẽ được các chuyên gia hướng dẫn trong suốt 8 tuần sản xuất bộ phim tham dự cuộc thi của họ.
Trong thời gian làm phim, các ý tưởng làm phim của sinh viên sẽ được xem xét và phát triển dưới sự hướng dẫn của một nhà chuyên môn và các sinh viên sẽ được nhận một khoản tài trợ trị giá 6.500.000VND để sản xuất một phim tài liệu ngắn (độ dài tối đa 10 phút) có liên quan tới chủ đề đã nêu, và phải nộp tác phẩm của mình vào ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Cơ cấu giải thưởng:
Ba sinh viên đạt giải của khu vực sẽ do một ban giám khảo quốc tế lựa chọn và nhận một giải thưởng tiền mặt với trị giá mỗi giải thưởng là 10.000.000VND. Ngoài ra, người đạt giải nhất sẽ nhận một khoản tài trợ trị giá lên tới 100.000.000VND để sản xuất một phim tài liệu dài.
Giới thiệu chủ đề:
Rừng là nơi trú ngụ cho 80% các loài sinh vật trên cạn và là nguồn mưu kế sinh nhai cho hơn 1,6 tỉ người. Đây không chỉ là một hệ sinh thái giàu có, mà còn là một phần không thể tách rời với cuộc sống trên hành tinh này và với sự tồn vong của con người. Chúng ta có mối liên hệ sâu sắc và nhiều mặt với các cánh rừng trên thế giới này – bao gồm cả các mối liên hệ về mặt văn hóa, y tế, kinh tế và sinh thái. Sự liên kết quan trọng này chính là lí do khiến Liên Hợp Quốc chọn năm 2011 là Năm Quốc Tế về Rừng và đây cũng là chủ đề trọng tâm của SEADocs 2011.
Chúng ta đã biết một thực tế rằng môi trường sống của rừng ở Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi hoạt động của con người, dù đó là chặt phá rừng, công nghiệp hóa hay những tác động đối với hệ sinh thái do hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng gây ra. Tuy nhiên, nhiều cá nhân và cộng đồng đang tìm tới những cách thức mới để đối mặt với thách thức này. Họ không bằng lòng với việc chỉ xác định vấn đề, mà còn theo đuổi những giải pháp sáng tạo – thông thường theo cách thức phù hợp với nguyện vọng của chính họ. SEADocs 2011 không đơn thuần nói về rừng như những sinh quyển biệt lập, mà còn như một điểm gặp gỡ mong manh tại đó có sự va chạm giữa thế giới tự nhiên và thế giới hiện đại. Các chương trình thời sự thường nói về những tác động tiêu cực của sự va chạm này, nhưng những cá nhân và nhóm hoạt động đầy nhiệt huyết trên toàn thế giới cũng như ở Đông Nam Á đang trở nên ngày càng tích cực hơn để góp phần mình vào việc hàn gắn mối quan hệ giữa rừng và con người, họ đang gieo những hạt mầm của sự thay đổi.
Chúng tôi đang yêu cầu các bạn sinh viên Đông Nam Á nhìn nhận các mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa các cá nhân và cộng đồng với các môi trường sống của rừng trong khu vực này thông qua cái nhìn độc đáo của những nhà làm phim nơi họ. Cuộc thi thách thức các đạo diễn phim tài liệu trẻ đầy tham vọng hãy nhìn xa hơn những điều đã hiển hiện và tìm kiếm những câu chuyện có sức quyến rũ khác với khẩu hiệu “Cây đời: Hạt giống của sự thay đổi”.
Thời gian tham gia dự thi
Lịch trình:2.9.2011 Hạn cuối nộp bài
9.9.2011 Công bố các ứng viên lọt vào vòng trong
11.11.2011 Các ứng viên lọt vào vòng trong nộp phim dự thi
27.11.2011 Công bố người thắng cuộc
Đăng ký và thông tin đầy đủ về cuộc thi tại:
http://www.goethe.de/ins/th/prj/wif/sdc/viindex.htm
DOCLAB
Goethe-Institut Hanoi
56-58 Nguyen Thai Hoc St, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
Tel: (043) 7342252/EXT 39
Email: hanoidoclab@gmail.com
http://www.hanoidoclab.org