Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Hội nghị tình nguyện quốc gia lần thứ 2: Tình nguyện vì hoà bình và phát triển

    phamtuananh9x
    phamtuananh9x
    Admin
    Admin
    Tên thật Tên thật : Phạm Tuấn Anh
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    Hội nghị tình nguyện quốc gia lần thứ 2: Tình nguyện vì hoà bình và phát triển Empty Hội nghị tình nguyện quốc gia lần thứ 2: Tình nguyện vì hoà bình và phát triển

    Bài gửi by phamtuananh9x 9/12/2011, 14:30

    Ngày 05/12 - ngày quốc tế người tình nguyện, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp cùng Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc (UNV) đã tổ chức Hội nghị tình nguyện quốc gia lần thứ 2 với chủ đề “Tình nguyện vì hoà bình và phát triển” và Lễ trao giải thưởng tình nguyện 2011.

    Phát biểu khai mạc, Bí thư Trung ương Đoàn, Giám đốc quốc gia Dự án “Tăng cường năng lực hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của Việt Nam” Phan Văn Mãi nhấn mạnh: 10 năm qua, tình nguyện Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về lực lượng, nội dung, hình thức, địa bàn, tạo được sự quan tâm, chung sức của chính quyền, xã hội và đặc biệt là sự tham gia tích cực, nhiệt huyết của những người trẻ;tình nguyện đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tham gia giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu và đặc biệt làm cho đời sống của con người trở nên nhân văn, nhân ái hơn. Thực tế đó đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý với các cơ chế, chính sách hoàn chỉnh để hoạt động tình nguyện phát triển chuyên nghiệp hơn, rộng lớn hơn, hướng đến xã hội tình nguyện.

    Ảnh đang bị lỗi sẽ được cập nhật sau. Mong các bạn thông cảm!

    Đề cập tới vai trò của tình nguyện, Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam - bà Setsuko Yamazaki cho rằng tình nguyện là công tác quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Thông qua hoạt động tình nguyện, những người bình thường nhất cũng có thể đóng góp vào sự kết nối giữa con người với nhau. Hoạtđộng tình nguyện được thể hiện rất mạnh mẽ trong mỗi người Việt Nam, bởi vậy, hãy nỗ lực tạo ra sự khác biệt của mỗi người dân trên đất nước.

    Tại Hội nghị, Báo cáo thực trạng tình nguyện toàn cầu 2011 đã được ông Allen Jennings - Phó Ban Phát triển Chương trình Tình nguyện Liên hợp quốc trụsở Trung tâm tại Đức - công bố. Thông điệp được đưa ra trong Báo cáo này là tình nguyện cần trở thành một hoạt động gắn liền với đồng thuận phát triển; hoạt động tình nguyện cần cho con đường phía trước; các hình thức mới của tình nguyện đóng góp đáng kể vào phát triển con người, xoá bỏ rào cản, là tài sản cần thiết để đối phó với chiến tranh và thảm hoạ...

    Trình bày đề tài nghiên cứu Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển KT-XH, Khoa xã hội học (Học viện Báo chí Tuyên truyền)đề xuất mô hình nhà nước thống nhất quản lý, giám sát thông qua một đơn vị chuyên trách quản lý, điều phối, trao đổi các hoạt động tình nguyện.

    Từ những đề xuất của các Báo cáo, trong phiên họp buổi chiều, các nhóm thảo luận đã cùng bàn luận 3 vấn đề chính: 1, Nên có cơ quan quản lý hoạt động tình nguyện hay không? 2, Những chính sách gì để phát triển hoạt động tình nguyện? 3, Làm gì để các hoạt động tình nguyện góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, vì hoà bình và phát triển?



    Nguyễn Diễm Thương Thương (tổ chức hoạt động xã hội Người Việt Trẻ) cho rằng việc ra đời cơ quan quản lý là nhu cầu cấp thiết. Theo Thương Thương, thực tế hiện nay, nhiều TNV có nhiệt huyết, thích hoạt động nhưng thiếuđịnh hướng.

    Nguyễn Công Hùng (Trung tâm Nghị lực sống), TNV khuyết tật có 10 năm gắn bó với hoạt động cộng đồng, chia sẻ: Nên có cơ quan quản lý để tránh tình trạng tình nguyện tự phát, thành lập sớm và nhanh tan rã. Hơn nữa TNV còn hạn chế về kỹ năng, nếu thuộc một tổ chức nhất định, được đào tạo cơ bản, hoạtđộng sẽ hiệu quả hơn.

    TS Lưu Hồng Minh (Trưởng Khoa xã hội học - Học viện Báo chí tuyên truyền) cho rằng quản lý hoạt động tình nguyện cần được xem nhưmột nghề, có đào tạo nghề và có chính sách cho người quản lý cũng như nhóm hoạtđộng tình nguyện chuyên nghiệp.




    Kết luận Hội nghị, Bí thư T.Ư Đoàn, Giám đốc quốc gia Dự án VDVN Phan Văn Mãi khẳng định cần thiết phải có chính sách cho tình nguyện viên và các tổ chức tình nguyện, trong thời gian tới sẽ pháp luật hoá các chính sách để hoạt động tình nguyện phát triển lớn mạnh. Theo đó, cần có một tổ chức điều phối, quản lý hoạt động tình nguyện, tổ chức đó sẽ có các chức năng cơ bản như: thông tin, cơ chế chính sách, nguồn lực.

    Nhân dịp này, Giải thưởng tình nguyện 2011 được trao cho 10 tổ chức và 10 cá nhân xuất sắc trên lĩnh vực tình nguyện, nhằm tôn vinh tình nguyện viên và các tổ chức đã có những cống hiến và đóng góp xuất sắc trong công tác tình nguyện trong thời gian qua, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây để xây dựng một cộng đồng vững mạnh.

    Tin từ VVIRC