Hàng ngàn tỉ đồng vốn ngân sách đã được đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) những năm qua với quy mô lên đến hàng trăm ngàn hecta. Thế nhưng, phần lớn KKTCK đều trong tình trạng đìu hiu, trung tâm thương mại, nhà xưởng xây xong “đắp chiếu”...
Hàng ngoại tràn ngập các siêu thị miễn thuế ở khu thương mại cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) - Ảnh: Đ.Vịnh
Tại các KKTCK Mộc Bài (Tây Ninh), Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình (An Giang), Bờ Y (Kon Tum)... hoạt động thu hút đầu tư đang trong tình trạng gần như đóng băng.
Bỏ hoang...
Có mặt tại KKTCK Mộc Bài vào một ngày cuối tháng 9-2011, không ai có thể tìm thấy bóng dáng của đô thị loại II hay khu công nghiệp, khu thương mại phi thuế quan nhộn nhịp như những người làm quy hoạch vạch ra trên giấy từ bao năm qua. Những gì nơi đây đang có chỉ là khu chợ đường biên và một số siêu thị bán hàng miễn thuế. Các hạng mục về du lịch, thương mại khác vẫn là những khoảng đất trống mênh mông, cỏ mọc um tùm.
Tại khu siêu thị bán hàng miễn thuế, nơi “làm mồi” cho các hạng mục đầu tư khác, cảnh tượng cũng đìu hiu. Khu trung tâm thương mại Hiệp Thành được xây dựng bề thế, hiện đại, nhưng nhiều gian hàng tại khu này đóng cửa im ỉm. Các dãy ghế cho khách mua sắm ngồi nghỉ ngơi, cửa kính tại các gian hàng để bụi bám dày. Dọc hai bên hành lang chính trong khu thương mại, mỗi bên có vài chục cửa hàng nhưng chỉ mười cửa hàng mở cửa.
Đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ HP cho biết phải bán gian hàng, hoặc tìm người cho thuê lại vì doanh số không đủ bù chi phí, các gian bên cạnh cũng rao bán khiến tình trạng kinh doanh ảm đạm, khách hàng càng thưa thớt. Tại các siêu thị cũng chỉ lác đác vài khách hàng mua sắm là người VN và chuyển ngược hàng vào nội địa.
Tương tự, KKTCK Thường Phước (Đồng Tháp) quy mô 202ha hiện mới là trảng cát trống không. Các nơi quy hoạch làm khu bảo thuế, khu thương mại dịch vụ và các phân khu chức năng khác đang làm dở dang, nhiều chỗ hiện vẫn chưa giải phóng, san lấp xong mặt bằng.
Phía dưới cửa khẩu là khu phố chợ bề thế hoàn thành từ năm 2004 nhưng hiện gần như bỏ hoang. Ông Nguyễn Văn Thành, một người dân, nói: “Hơn 1.000 hộ bị giải tỏa đất đai, nhà cửa nhưng chỉ để thả bò dê, phơi lúa...”.
Tại các KKTCK ở An Giang như: Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình, hay tại KKTCK Xà Xía (Hà Tiên, Kiên Giang), Bờ Y (Kon Tum)... tình trạng hàng ngàn hecta đất quy hoạch cho các hạng mục thương mại dịch vụ, công nghiệp...cũng đang bỏ hoang.
Ông Nguyễn Quốc Đoàn - phó giám đốc Trung tâm Đầu tư & khai thác hạ tầng khu kinh tế Đồng Tháp - cho biết tới nay vốn trung ương đầu tư cho KKTCK Dinh Bà và Thường Phước trên 100 tỉ đồng, trong khi chi phí bồi hoàn, tái định cư ở Thường Phước đã ngốn hết 50 tỉ đồng. “Ngân sách tỉnh eo hẹp nên tiến độ xây dựng các KKTCK bị chậm lại, từ đó chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư” - ông Đoàn nói.
Khu trung tâm thương mại Hiệp Thành (Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh) được đầu tư hàng tỉ đồng nhưng hiện nhiều gian hàng đang đóng cửa - Ảnh: Bạch Hoàn
Nơi tiêu thụ hàng ngoại
Theo ông Dương Thành Vấn, trưởng phòng phụ trách đầu tư tại KKTCK Mộc Bài, tại Mộc Bài hiện nay có bốn siêu thị lớn, trung tâm thương mại và hơn 30 cửa hàng bán hàng miễn thuế đang hoạt động. Dù siêu thị lớn, trung tâm thương mại bề thế... nhưng hiệu quả của khu phi thuế quan này lại không được như mong muốn.
“Mục đích thành lập khu bán hàng miễn thuế là để tạo sự hấp dẫn, lôi kéo nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Khi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đã có ngay thị trường tiêu thụ kế bên được miễn thuế. Hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng biến nơi này thành một chợ đầu mối khổng lồ, tập hợp hàng sản xuất nội địa, xuất khẩu tại chỗ qua Campuchia” - ông Vấn cho biết.
Tuy nhiên, ghi nhận tại các siêu thị miễn thuế ở Mộc Bài cho thấy khu vực này đang là nơi tập kết hàng tiêu dùng xa xỉ. Các siêu thị, cửa hàng chủ yếu bán hóa mỹ phẩm cao cấp, rượu ngoại đắt tiền, đồ điện tử, bánh kẹo... nhập khẩu.
Thậm chí ngay cả khăn giấy vệ sinh cũng có hàng ngoại nhập. Các mặt hàng được nhập về từ Pháp, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc... Hàng Việt chỉ xuất hiện thưa thớt. Tại các trung tâm thương mại chỉ có vài ba quầy hàng bán áo quần và phần lớn là hàng không có thương hiệu, chất lượng kém, thiết kế cũ kỹ...
Lý giải về thực trạng này, ông Vấn cho rằng do người dân có tâm lý chuộng hàng ngoại nhập. Hơn nữa, doanh nghiệp chọn kinh doanh những mặt hàng nhập khẩu để được miễn tới 2-3 thứ thuế gồm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy chênh lệch giá giữa hàng miễn thuế và hàng ngoài thị trường sẽ xa nhau và đây là lợi thế để tăng doanh số. Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước chỉ miễn được 10% thuế giá trị gia tăng.
Đáng lưu ý, đây không phải hiện tượng chỉ có ở Mộc Bài mà tại KKTCK Tịnh Biên (An Giang), các siêu thị miễn thuế cũng bày bán phần lớn hàng có xuất xứ Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia...
Nhà đầu tư hờ hững
Theo quy hoạch đã được điều chỉnh, KKTCK Mộc Bài có tổng diện tích lên đến 21.284ha. Tại đây có 1.003ha đất dành cho khu thương mại, dịch vụ phi thuế quan, khu công nghiệp 633ha, thương mại dịch vụ và sân golf 370ha, 7.400ha cho khu đô thị, khu du lịch sinh thái khoảng 600ha... Trong khi đó, ông Dương Thành Vấn cho biết trong tổng số 46 dự án đã đăng ký đầu tư vào Mộc Bài (tổng vốn khoảng 6.200 tỉ đồng và 219,25 triệu USD) chỉ có 16 dự án đi vào hoạt động, hầu hết đều hoạt động thương mại, dịch vụ trong khu bán hàng miễn thuế.
Mặc dù đã đi vào hoạt động được khoảng mười năm nhưng ông Dương Thành Vấn thừa nhận đến nay Mộc Bài vẫn chưa có hiệu quả kinh tế và đóng góp cho ngân sách địa phương gần như không đáng kể. “Dự án hoạt động còn ít, chưa kể có nhiều ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư và hiện đang trong thời gian được hưởng ưu đãi” - ông Vấn cho hay.
Tại An Giang, từ năm 2007 tỉnh này đã chi 200 tỉ đồng xây dựng khu thương mại cửa khẩu có diện tích 11ha. Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, với chính sách bán hàng miễn thuế, hiện khu thương mại chỉ thu hút được 74 doanh nghiệp đăng ký vào kinh doanh. Ở các lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp không hào hứng vì tương lai quá mù mịt. “Khu vực biên giới vốn đã heo hút, ít tiêu thụ. Đầu ra ở thị trường Campuchia cũng chưa thật sự lớn, sức mua yếu. Chưa kể nguồn nhân lực địa phương vẫn chưa có nghề”, một doanh nghiệp ban đầu dự tính mở nhà máy sản xuất hàng nhựa ở Tịnh Biên phân trần.
Còn tại KKTCK Bờ Y, ông Nguyễn Trọng Hảo - trưởng Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Kon Tum - thừa nhận có tình trạng không chỉ kém thu hút với nhà đầu tư mới mà ngay cả những nhà đầu tư đã đăng ký cũng đang ngập ngừng giữa làm tiếp hay rút lui.
(còn tiếp)
B.HOÀN - Đ.VỊNH - T.B.DŨNG (Tuổi tré online)
Hàng ngoại tràn ngập các siêu thị miễn thuế ở khu thương mại cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) - Ảnh: Đ.Vịnh
Tại các KKTCK Mộc Bài (Tây Ninh), Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình (An Giang), Bờ Y (Kon Tum)... hoạt động thu hút đầu tư đang trong tình trạng gần như đóng băng.
Bỏ hoang...
Có mặt tại KKTCK Mộc Bài vào một ngày cuối tháng 9-2011, không ai có thể tìm thấy bóng dáng của đô thị loại II hay khu công nghiệp, khu thương mại phi thuế quan nhộn nhịp như những người làm quy hoạch vạch ra trên giấy từ bao năm qua. Những gì nơi đây đang có chỉ là khu chợ đường biên và một số siêu thị bán hàng miễn thuế. Các hạng mục về du lịch, thương mại khác vẫn là những khoảng đất trống mênh mông, cỏ mọc um tùm.
Tại khu siêu thị bán hàng miễn thuế, nơi “làm mồi” cho các hạng mục đầu tư khác, cảnh tượng cũng đìu hiu. Khu trung tâm thương mại Hiệp Thành được xây dựng bề thế, hiện đại, nhưng nhiều gian hàng tại khu này đóng cửa im ỉm. Các dãy ghế cho khách mua sắm ngồi nghỉ ngơi, cửa kính tại các gian hàng để bụi bám dày. Dọc hai bên hành lang chính trong khu thương mại, mỗi bên có vài chục cửa hàng nhưng chỉ mười cửa hàng mở cửa.
Đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ HP cho biết phải bán gian hàng, hoặc tìm người cho thuê lại vì doanh số không đủ bù chi phí, các gian bên cạnh cũng rao bán khiến tình trạng kinh doanh ảm đạm, khách hàng càng thưa thớt. Tại các siêu thị cũng chỉ lác đác vài khách hàng mua sắm là người VN và chuyển ngược hàng vào nội địa.
Tương tự, KKTCK Thường Phước (Đồng Tháp) quy mô 202ha hiện mới là trảng cát trống không. Các nơi quy hoạch làm khu bảo thuế, khu thương mại dịch vụ và các phân khu chức năng khác đang làm dở dang, nhiều chỗ hiện vẫn chưa giải phóng, san lấp xong mặt bằng.
Phía dưới cửa khẩu là khu phố chợ bề thế hoàn thành từ năm 2004 nhưng hiện gần như bỏ hoang. Ông Nguyễn Văn Thành, một người dân, nói: “Hơn 1.000 hộ bị giải tỏa đất đai, nhà cửa nhưng chỉ để thả bò dê, phơi lúa...”.
Tại các KKTCK ở An Giang như: Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình, hay tại KKTCK Xà Xía (Hà Tiên, Kiên Giang), Bờ Y (Kon Tum)... tình trạng hàng ngàn hecta đất quy hoạch cho các hạng mục thương mại dịch vụ, công nghiệp...cũng đang bỏ hoang.
Ông Nguyễn Quốc Đoàn - phó giám đốc Trung tâm Đầu tư & khai thác hạ tầng khu kinh tế Đồng Tháp - cho biết tới nay vốn trung ương đầu tư cho KKTCK Dinh Bà và Thường Phước trên 100 tỉ đồng, trong khi chi phí bồi hoàn, tái định cư ở Thường Phước đã ngốn hết 50 tỉ đồng. “Ngân sách tỉnh eo hẹp nên tiến độ xây dựng các KKTCK bị chậm lại, từ đó chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư” - ông Đoàn nói.
Khu trung tâm thương mại Hiệp Thành (Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh) được đầu tư hàng tỉ đồng nhưng hiện nhiều gian hàng đang đóng cửa - Ảnh: Bạch Hoàn
Nơi tiêu thụ hàng ngoại
Theo ông Dương Thành Vấn, trưởng phòng phụ trách đầu tư tại KKTCK Mộc Bài, tại Mộc Bài hiện nay có bốn siêu thị lớn, trung tâm thương mại và hơn 30 cửa hàng bán hàng miễn thuế đang hoạt động. Dù siêu thị lớn, trung tâm thương mại bề thế... nhưng hiệu quả của khu phi thuế quan này lại không được như mong muốn.
“Mục đích thành lập khu bán hàng miễn thuế là để tạo sự hấp dẫn, lôi kéo nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Khi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đã có ngay thị trường tiêu thụ kế bên được miễn thuế. Hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng biến nơi này thành một chợ đầu mối khổng lồ, tập hợp hàng sản xuất nội địa, xuất khẩu tại chỗ qua Campuchia” - ông Vấn cho biết.
Tuy nhiên, ghi nhận tại các siêu thị miễn thuế ở Mộc Bài cho thấy khu vực này đang là nơi tập kết hàng tiêu dùng xa xỉ. Các siêu thị, cửa hàng chủ yếu bán hóa mỹ phẩm cao cấp, rượu ngoại đắt tiền, đồ điện tử, bánh kẹo... nhập khẩu.
Thậm chí ngay cả khăn giấy vệ sinh cũng có hàng ngoại nhập. Các mặt hàng được nhập về từ Pháp, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc... Hàng Việt chỉ xuất hiện thưa thớt. Tại các trung tâm thương mại chỉ có vài ba quầy hàng bán áo quần và phần lớn là hàng không có thương hiệu, chất lượng kém, thiết kế cũ kỹ...
Lý giải về thực trạng này, ông Vấn cho rằng do người dân có tâm lý chuộng hàng ngoại nhập. Hơn nữa, doanh nghiệp chọn kinh doanh những mặt hàng nhập khẩu để được miễn tới 2-3 thứ thuế gồm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy chênh lệch giá giữa hàng miễn thuế và hàng ngoài thị trường sẽ xa nhau và đây là lợi thế để tăng doanh số. Trong khi đó, hàng sản xuất trong nước chỉ miễn được 10% thuế giá trị gia tăng.
Đáng lưu ý, đây không phải hiện tượng chỉ có ở Mộc Bài mà tại KKTCK Tịnh Biên (An Giang), các siêu thị miễn thuế cũng bày bán phần lớn hàng có xuất xứ Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia...
Nhà đầu tư hờ hững
Theo quy hoạch đã được điều chỉnh, KKTCK Mộc Bài có tổng diện tích lên đến 21.284ha. Tại đây có 1.003ha đất dành cho khu thương mại, dịch vụ phi thuế quan, khu công nghiệp 633ha, thương mại dịch vụ và sân golf 370ha, 7.400ha cho khu đô thị, khu du lịch sinh thái khoảng 600ha... Trong khi đó, ông Dương Thành Vấn cho biết trong tổng số 46 dự án đã đăng ký đầu tư vào Mộc Bài (tổng vốn khoảng 6.200 tỉ đồng và 219,25 triệu USD) chỉ có 16 dự án đi vào hoạt động, hầu hết đều hoạt động thương mại, dịch vụ trong khu bán hàng miễn thuế.
Mặc dù đã đi vào hoạt động được khoảng mười năm nhưng ông Dương Thành Vấn thừa nhận đến nay Mộc Bài vẫn chưa có hiệu quả kinh tế và đóng góp cho ngân sách địa phương gần như không đáng kể. “Dự án hoạt động còn ít, chưa kể có nhiều ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư và hiện đang trong thời gian được hưởng ưu đãi” - ông Vấn cho hay.
Tại An Giang, từ năm 2007 tỉnh này đã chi 200 tỉ đồng xây dựng khu thương mại cửa khẩu có diện tích 11ha. Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, với chính sách bán hàng miễn thuế, hiện khu thương mại chỉ thu hút được 74 doanh nghiệp đăng ký vào kinh doanh. Ở các lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp không hào hứng vì tương lai quá mù mịt. “Khu vực biên giới vốn đã heo hút, ít tiêu thụ. Đầu ra ở thị trường Campuchia cũng chưa thật sự lớn, sức mua yếu. Chưa kể nguồn nhân lực địa phương vẫn chưa có nghề”, một doanh nghiệp ban đầu dự tính mở nhà máy sản xuất hàng nhựa ở Tịnh Biên phân trần.
Còn tại KKTCK Bờ Y, ông Nguyễn Trọng Hảo - trưởng Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Kon Tum - thừa nhận có tình trạng không chỉ kém thu hút với nhà đầu tư mới mà ngay cả những nhà đầu tư đã đăng ký cũng đang ngập ngừng giữa làm tiếp hay rút lui.
(còn tiếp)
B.HOÀN - Đ.VỊNH - T.B.DŨNG (Tuổi tré online)