Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Xót thương cảnh cậu học trò mù hiếu học

    avatar
    nguyenhuythai
    Cấp 5
    Cấp 5
    Đến từ Đến từ : thanh hoa

    Xót thương cảnh cậu học trò mù hiếu học  Empty Xót thương cảnh cậu học trò mù hiếu học

    Bài gửi by nguyenhuythai 31/10/2011, 20:24

    (Dân trí) - Dù đôi mắt bị mù sau vụ tai nạn năm lớp 2, nhưng 7 năm qua, em Lê Văn Nam, học sinh lớp 9A, trường THCS xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh vẫn miệt mài đến trường và không nguôi hi vọng một ngày đôi mắt em được sáng lại.
    Nam sinh ra trong một gia đình nhà nông nghèo ở thôn Thanh Sơn, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh (Thanh Hóa), bố mẹ em quanh năm làm bạn với đồng ruộng. Từ khi bước chân vào lớp 1, Nam luôn là cậu học trò chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạ bè quý mến.



    Em Nam vẫn đều đặn đến trường, dù bị mù cả 2 mắt


    Bước sang năm lớp 2, một tai nạn ập đến, cướp đi đôi mắt của em, mặc dù đã được gia đình cố gắng chạy chữa, nhưng do vết bỏng quá nặng, cháy hết cả giác mạc nên đôi mắt của Nam không thể phục hồi lại được. Nam phải sống trong cảnh tối tăm suốt 7 năm qua.


    Chị Phạm Thị Lan, mẹ Nam rơm rớm nước mắt kể: “Hôm đấy là ngày 19/11/2004, khi tôi đang làm ngoài đồng thì nghe tin con bị vôi bắn vào mắt. Về đến nhà thấy con đang ôm mắt kêu đau, không nhìn thấy gì. Gia đình liền mang ngay cháu lên bệnh viện huyện, rồi tỉnh. Nhưng do vết bỏng quá nặng, phải chuyển cháu ra Bệnh viện mắt Trung ương. Bác sỹ kết luận cháu bị bỏng nặng, phải tiến hành cấy ghép giác mạc bị cháy. Nhưng cả 2 lần cấy ghép đều bị bong do vết bỏng quá nặng và sâu”, nói đến đây, chị Lan liền quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt đang rơi lả chả trên khuôn mặt khắc khổ của người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả trong cuộc sống.


    Kể từ ngày đó đến nay, 7 năm đã trôi qua là 7 năm gia đình chị Lan và anh Lê Văn Ủy (bố của Nam), phải chạy vạy khắp nơi để lo tiền cho con mỗi tháng ra Hà Nội 2 lần để điều trị mắt. Chăm chỉ làm lụng, bao nhiêu tiền cả 2 vợ chồng anh chị đều dành cho việc chữa trị đôi mắt của đứa con bất hạnh. Những tài sản trong gia đình anh chị cũng ra đi theo những lần chữa bệnh cho con.



    Nam được bạn chở đến trường trên chiếc xe đạp cũ kỹ


    “Cứ mỗi lần đem cháu ra viện, gia đình lại mong chờ dù chỉ là một chút hi vọng nhỏ nhoi. Nhưng cho đến giờ, mọi thứ vẫn không có gì thay đổi. Gia đình có hỏi bác sỹ thì được biết, đôi mắt của cháu vẫn còn khả năng phục hồi, nhưng rất mong manh. Nghe được câu nói ấy, gia đình tôi vui lắm. Dù có phải bán hết nhà cửa, đất đai miễn sao con tôi được sáng mắt gia đình tôi cũng làm hết”, anh Ủy cho biết.


    Mặc dù bị mù, thế nhưng trong suốt 7 năm qua, trừ những lúc ốm đau hoặc phải đi Hà Nội điều trị mắt, còn không Nam vẫn theo bạn cắp sách đến trường. Gia đình nhiều lần có khuyên Nam nên ở nhà cho đỡ vất vả, nhưng Nam không chịu, vẫn nhất quyết đòi đến trường bằng được. Thế là trong ngần ấy năm, Lê Văn Nam vẫn âm thầm “mò mẫm” trên con đường đến trường tìm ánh sáng tri thức.


    Về thôn Thanh Sơn, nghe chuyện em Nam, chúng tôi thấy xót thương cho cảnh cậu học trò mù mà ham học. Trong ngần ấy năm cắp sách đến trường, là ngần ấy năm Nam được người em gái, cũng là bạn bè, đưa đón từng ngày đến trường trên chiếc xe đạp cà tàng.


    “Cháu nó ham học lắm, có hôm mưa gió, nhìn 2 anh em đi học về người ướt sũng, bùn đất lấm lem mà thấy thương các cháu. Thương cháu, nhưng tôi cũng đành bất lực, cũng chỉ biết góp vào ít đồng để anh chị lo thuốc thang cho cháu”, anh Lê Văn Tiện, chú ruột của Nam chia sẻ.



    Thương con, vợ chồng anh Ủy chị Lan cũng chỉ biết hy vọng một điều thần kỳ đến với cậu con trai bất hạnh của mình.


    Tìm về ngôi trường THCS xã Phú Nhuận, nơi Nam đang học tập. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Phượng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường rất khâm phục ý chí học tập của em Nam, đây là trường hợp thương tâm nhất từ trước đến nay. Trong quá trình học tập, nhà trường cũng đã tạo điều kiện hết mức như: miễn toàn bộ tiền đóng góp, tặng quần áo đồng phục, sách bút… để em Nam yên tâm học tập. Bên cạnh đó, khi học ở đây, nhà trường không yêu cầu em Nam phải theo học hết các chương trình như các học sinh bình thường, để đỡ vất vả cho em”.


    Được biết, gia đình Nam đang có ý định sau khi em học xong cấp II, sẽ cho em đi theo học lớp chữ nổi dành cho người khiếm thị ở thành phố. Nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ có 4 sào lúa và mấy con lợn, gia đình lại thuộc diện hộ nghèo, nên cứ mỗi lần đưa cháu đi viện là bán sạch, nhưng vẫn không đủ, đành phải chạy vạy khắp nơi để lo cho cháu.


    Suốt bao năm qua, dù bị mù nhưng Nam vẫn miệt mài đến trường. Mong sao có phép nhiệm màu đến để giúp đôi mắt em sáng lại, để em tiếp tục viết tiếp giấc mơ đến trường của mình.