Theo thầy Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, chùa được xây trên trên nền ngôi cổ tự Thiên Ân thiền tự có từ thời Hùng Vương (Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào khoảng từ 2879 TCN đến 258 TCN) vốn đã bị giặc Minh (TK 15) tàn phá từ xưa. Vì vậy, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất linh mà còn là địa danh thu hút không ít du khách thập phương hành hương về cõi Phật và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.
Thầy Thích Kiến Nguyệt cho biết thêm, thiền viện vừa là nơi tu hành, vừa là nơi nghiên cứu đường lối, giáo lí thiền học cũng như lối thực hành về thiền. Vì vậy, thiền viện thường được chọn xây ở những nơi núi cao, tức là những nơi yên tịnh, xa lánh cõi phàm, gần gũi với thiên nhiên, mây núi. Có thể nói đó là một nét đặc biệt trong hệ thống chùa chiền của dòng Thiền phái Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 với tổng số vốn 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5 ha, rừng ngoại vi rộng 50 ha. Sau gần 2 năm xây dựng, công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có toà Chánh điện cao 17 m, diện tích 673,2 m2, 4 trụ đỡ có đường kính gần 1 m, ở giữa là 3 tượng phật lớn, bên trái là nhà trưng bày các hiện vật có niên hiệu Lý, Trần, Lê, Nguyễn… Ngoài ra còn có cổng Tam quan, lầu Chuông, lầu Trống, nhà Tổ, Nội Viện...
Thiền viện nằm trên độ cao khoảng 300 m so với mực nước biển nên những hôm trời quang mây tạnh, từ đây có thể phóng tầm mắt tới tận dãy núi Ba Vì, Hà Nội. Đứng sau hậu cung chùa còn có thể nhìn rõ ba ngọn Tam Đảo quanh năm mây phủ.
Đường lên Thiền viện uốn lượn quanh co men theo các triền núi phủ bóng thông xanh. Càng lên cao, con người như càng đi sâu vào cõi thoát tục. Dưới chân núi, ruộng đồng, đường sá, nhà cửa bỗng như lùi lại vào một cõi xa xăm để nhường chỗ cho tiếng gió vi vu, tiếng chuông chùa ngân vọng... Thế mới biết, trải qua bao cuộc bể dâu, Phật giáo Việt Nam vẫn sáng mãi một dòng thiền, ấy là Thiền phái Trúc Lâm.
Ở Việt Nam hiện có khoảng 20 Thiền viện Trúc Lâm, chủ yếu nằm ở phía Nam. Ngoài Bắc chỉ có 3 Thiền viện và Thiền tự là Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh) và Sùng Phúc (Hà Nội).
Thầy Thích Kiến Nguyệt cho biết thêm, thiền viện vừa là nơi tu hành, vừa là nơi nghiên cứu đường lối, giáo lí thiền học cũng như lối thực hành về thiền. Vì vậy, thiền viện thường được chọn xây ở những nơi núi cao, tức là những nơi yên tịnh, xa lánh cõi phàm, gần gũi với thiên nhiên, mây núi. Có thể nói đó là một nét đặc biệt trong hệ thống chùa chiền của dòng Thiền phái Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 với tổng số vốn 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5 ha, rừng ngoại vi rộng 50 ha. Sau gần 2 năm xây dựng, công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có toà Chánh điện cao 17 m, diện tích 673,2 m2, 4 trụ đỡ có đường kính gần 1 m, ở giữa là 3 tượng phật lớn, bên trái là nhà trưng bày các hiện vật có niên hiệu Lý, Trần, Lê, Nguyễn… Ngoài ra còn có cổng Tam quan, lầu Chuông, lầu Trống, nhà Tổ, Nội Viện...
Thiền viện nằm trên độ cao khoảng 300 m so với mực nước biển nên những hôm trời quang mây tạnh, từ đây có thể phóng tầm mắt tới tận dãy núi Ba Vì, Hà Nội. Đứng sau hậu cung chùa còn có thể nhìn rõ ba ngọn Tam Đảo quanh năm mây phủ.
Đường lên Thiền viện uốn lượn quanh co men theo các triền núi phủ bóng thông xanh. Càng lên cao, con người như càng đi sâu vào cõi thoát tục. Dưới chân núi, ruộng đồng, đường sá, nhà cửa bỗng như lùi lại vào một cõi xa xăm để nhường chỗ cho tiếng gió vi vu, tiếng chuông chùa ngân vọng... Thế mới biết, trải qua bao cuộc bể dâu, Phật giáo Việt Nam vẫn sáng mãi một dòng thiền, ấy là Thiền phái Trúc Lâm.
Ở Việt Nam hiện có khoảng 20 Thiền viện Trúc Lâm, chủ yếu nằm ở phía Nam. Ngoài Bắc chỉ có 3 Thiền viện và Thiền tự là Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh) và Sùng Phúc (Hà Nội).