Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


“Liệt sĩ trở về” tâm sự trước giờ phẫu thuật

    truyenthong
    truyenthong
    Cấp 13
    Cấp 13
    Tên thật Tên thật : Truyền Thông
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    “Liệt sĩ trở về” tâm sự trước giờ phẫu thuật Empty “Liệt sĩ trở về” tâm sự trước giờ phẫu thuật

    Bài gửi by truyenthong 23/8/2013, 10:06

    “Chú là lính, nhớ nhé. Chú nói thật chứ không phải khùng đâu. Nói với đơn vị rằng chú là một người lính đã hoàn thành trách nhiệm” - Đêm trước ngày vào phòng phẫu thuật, ông Phan Hữu Được đã có những phút trải lòng chất chứa nhiều tâm sự. 

    “Tôi đã hoàn thành xong vai trò của mình”
     
    Trong suốt mấy chục năm lưu lạc trên đất Tây Ninh, ông Được đã nhiều lần nói với mọi người về thân phận của mình nhưng hầu như không ai bận tâm đến lời nói của một ông già ngẩn ngơ. Trong suy nghĩ của mọi người, ông chỉ là một “kẻ khùng vô gia cư”.
     
    “Liệt sĩ trở về” tâm sự trước giờ phẫu thuật Duoc1-df50f
    Ông Được và đồng đội cùng khóc khi nhận ra chiếc võng năm xưa
     
    Ông Ngô Văn Đào kể, những lần uống rượu hoặc bị ai bắt nạt, “Năm khùng” thường vỗ vào ngực và bảo” tao là lính nè” nhưng nghĩ ông khùng khùng nên không ai tin. Bây giờ bình tâm lại mới biết, hóa ra lúc đấy là những lúc ông không khùng.
     
    Một thanh niên can đảm đã từng “trả vợ”, thay tên, đổi tuổi chỉ để được ra chiến trường, vậy mà trong những phút giây hiếm hoi tỉnh táo thời bình, lại không thể khiến ai tin ông là lính.
     
    Bên giường bệnh, những lúc tinh thần phấn chấn, ông đã kể lại những tâm tư trong mấy chục năm lưu lạc. Từng có người nghe ông bảo là lính, những vết thương trên cơ thể là do chiến tranh, đã xui ông lên chính quyền địa phương trình bày để được hưởng chế độ. Ông nghe vậy thôi chứ trong lòng nghĩ: “Mình đi chiến đấu tự nguyện cho đất nước, có ai bắt đâu. Mình bị thương thì phải chịu, có gì to tát. Bị thương mà không chết là tốt rồi. So với bạn bè thế là may mắn quá”.  Tự cho mình là người may mắn so với biết bao đồng đội đã hy sinh, vì thế, ông - một người lính bước ra khỏi cuộc chiến trong cảnh không quê hương, không người thân, không cơm no suốt 40 năm - chưa một chút suy bì.
     
    Ông đã tự chọn lý tưởng chiến đấu và tự đặt vào trái tim biết nói lời yêu nước nồng nàn một sứ mệnh mang tính định mệnh.
     
    Ông chia sẻ: “ Bọn chú xác định vai trò của mình là chiến đấu để đất nước hết giặc. Sau này hết chiến tranh là coi như đã hoàn thành trách nhiệm. Vai trò của mình đã xong. Sống hay chết thì cũng không ân hận nữa”.
     
    “Liệt sĩ trở về” tâm sự trước giờ phẫu thuật Duoc-df50f
    Một người từng bỏ lại cả thanh xuân và ký ức ở chiến trường, giờ chỉ mong mọi người tin mình là lính
     
    “Nhắn với đơn vị chú là chú vẫn còn sống”
     
    Ông Nguyễn Ngọc Điềm, số nhà 19/59, phố Lê Lợi, Hải Phòng, bạn chiến đấu cùng đơn vi với ông Được, kể, từ ngày biết đồng đội mình còn sống trở về, ông vẫn luôn canh cánh một đề nghị. “Tôi và rất nhiều đồng đội còn sống đều vô cùng nể phục và xót xa trước bạn mình. Được đã không may nắm được chứng kiến giây phút đất nước kết thúc chiến tranh để cầm trên tay tờ giấy xuất ngũ trở về với quê hương gia đình. Đồng chí ấy, 40 năm qua chưa một lần được xuất ngũ. Không phải chiến đấu với bom đạn kẻ thù thì lại phải đối mặt với bệnh tật, đói rét, cô đơn. Hai trận chiến ấy đều cam go, khốc liệt như nhau. Liệu có bù đắp nào xứng đáng cho người đồng đội anh hùng của chúng tôi?”.
     
    Còn ông Nhữ Hồng Doanh, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, người biết rõ nhất việc ông Được nằm trong diện miễn nhập ngũ nhưng vẫn thay họ, đổi tuổi để tráo hồ sơ xin đi bộ đội, nói: “Ngày nhập ngũ tôi và ông Được cùng đi, nhưng khi tôi trở về thì đồng đội tôi đã thành liệt sĩ. Tôi mang ba lô, cầm theo tờ giấy phục viên về quê xây dựng hạnh phúc trong niềm vui đoàn tụ. Người mẹ già của Được thì phải nhận tờ giấy báo tử mà không biết thân xác con mình nằm lại nơi đâu”.
     
    Thiếu tướng Trần Đình Huy, Cục Trưởng Cục Trinh sát - Bộ đội biên phòng đã cùng nhiều đồng nghiệp về tận Tiên Lãng thăm ông Được, thể hiện lòng mến phục với người lính của những năm tháng không thể nào quên. Ông Được đã được họ khoác cho chiếc áo xanh của người lính.
     
    “Liệt sĩ trở về” tâm sự trước giờ phẫu thuật Duoc2-df50f
    Ông Được được khoác lại chiếc áo lính
     
    Một thanh niên xung phong của 43 năm về trước đến tận bây giờ mới được ghi tên vào danh sách những cựu thanh niên xung phong Việt Nam còn sống. Khi được cầm tấm thẻ chứng nhận thanh niên xung phong trên tay, ông Được bật khóc. Mới đây ông cũng được cấp lại chứng minh nhân dân và một cuốn sổ hộ khẩu ghi mỗi tên ông. Tất cả những điều đó giúp ông Được từ một “Năm Khùng”, “Năm Cô Đơn” thành một công dân có tên tuổi, quê hương…
     
    Tối qua, trước lúc chia tay chúng tôi để chuẩn bị đi nghỉ lấy sức cho ca mổ sắp tới, ông níu bàn tay tôi dặn dò: “Chú  là lính, nhớ nhé! Chú chiến đấu ở đoàn 340, đoàn Trường Sơn, Cục Hậu cần miền B2 đấy. Đồng đội chú đã chết nhiều lắm… Chú nói thật đấy, không phải khùng đâu”. 
     
    “Chú không cần tiền, không cần ăn ngon đâu, chú chỉ cần mọi người đừng gọi chú là khùng mà hãy gọi chú là lính. Cấp trên của chú là ông Đỗ Chính đấy. Cháu hãy nhắn giúp với đơn vị chú là chú còn sống đây nè. Chú  là một người lính đã hoàn thành trách nhiệm. Chỉ cần vậy thôi” – Từng câu nói day dứt như xát muối vào lòng người nghe!
     
    Trao đổi nhanh với Thiếu tá Ông Vĩnh Hòa, phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 384, binh đoàn 12 (tiền thân của đoàn 559, đơn vị cũ của ông Được), chúng tôi nhận được một thông tin đáng mừng. Thiếu tá Hòa cho biết: “Nguyện vọng của ông Được sẽ nhanh chóng được đơn vị đáp ứng. Qua rà soát ban đầu, chúng tôi đã tìm được tên ông trong danh sách những người lính từng tham gia chiến đấu của đơn vị. Tôi đã báo cáo cấp trên để chỉ đạo tiếp tục việc rà soát lại hồ sơ sâu hơn nhằm có thông báo chính xác sớm nhất về đơn vị mà ông Được chiến đấu trước lúc “hy sinh”. Ông ấy mãi là một người lính”.


    Theo Dân Trí