Trong bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng và xâm thực mặn, tương lai của những nông dân ở đây phụ thuộc vào nỗ lực lai tạo một giống lúa chịu được cả ngập lẫn mặn.
Nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cần một giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và chống lụt hiệu quả. Ảnh: blogspot.com.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đang phối hợp với các đồng nghiệp từ Việt Nam tại thành phố Los Banos - ở phía đông nam thủ đô Manila của Philippines – để phát triển một giống lúa có khả năng chịu ngập úng trong hơn hai tuần và kháng mặn. Nó sẽ là một trong những giải pháp giúp nông dân Việt Nam đối phó với tình trạng ngập lụt và xâm thực mặn tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp tới hơn 50% sản lượng gạo của Việt Nam, Asian Times đưa tin.
IRRI đang tiến hành hàng loạt thử nghiệm để tìm ra giống lúa có khả năng giải quyết cả hai vấn đề: ngập úng và xâm thực mặn.
"Nếu chúng ta chỉ lai tạo được giống lúa có khả năng chống ngập, chúng vẫn chết nếu đồng ruộng nhiễm mặn”, Bjorn Ole Sander, một nhà nghiên cứu của IRRI, phát biểu.
4 đập thủy điện mà Trung Quốc xây trên dòng sông Mekong đã gây tác động tới các ruộng lúa ở hạ nguồn sông. Do lượng nước trong sông giảm, nước biển tràn vào sông. Ngoài ra lượng phù sa mà vùng châu thổ nhận được từ sông trong mùa mưa hàng năm cũng giảm khiến độ màu của đất giảm theo.
Nỗ lực tìm kiếm giống lúa có khả năng chịu ngập và mặn bắt đầu từ bang Orissa của Ấn Độ. Bang Orissa là nơi mà SUB 1 - giống lúa có khả năng chống ngập - ra đời. SUB 1 có thể sống sót sau khi chìm hoàn toàn trong nước trong 14 ngày. Các giống lúa khác không thể sống quá một tuần nếu chìm hoàn toàn trong nước.
“Bằng cách lai tạo biến thể của SUB 1, chúng tôi có thể tạo ra giống lúa mới mà không cần áp dụng kỹ thuật biến đổi gene. Nó có thể sống dưới nước trong 17 ngày”, Sander tuyên bố.
Nhưng lai tạo giống lúa có khả năng chống cả mặn lẫn ngập là thách thức lớn hơn nhiều.
“Quá trình nghiên cứu một giống lúa như thế có thể sẽ kéo dài trong ít nhất 4 năm. Nhưng nó sẽ mang đến giải pháp cho tình trạng ngập lụt và xâm thực của nước biển tại vùng châu thổ sông Mekong”, Sander bình luận.
Nước mặn từ Biển Đông đã lấn sâu vào đồng bằng sông Cửu Long tới 40 km, trong khi cách đây 30 năm con số đó chỉ là 10 km.
“Tương lai của đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa. Đó là lý do khiến chúng tôi đang hợp tác với IRRI để nghiên cứu giống lúa có khả năng chống ngập và mặn. 7% số ruộng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu tác động từ tình trạng nước biển dâng”, tiến sĩ Nguyễn Văn Bộ, giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, phát biểu.
Minh Long vnexpress
Nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cần một giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và chống lụt hiệu quả. Ảnh: blogspot.com.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đang phối hợp với các đồng nghiệp từ Việt Nam tại thành phố Los Banos - ở phía đông nam thủ đô Manila của Philippines – để phát triển một giống lúa có khả năng chịu ngập úng trong hơn hai tuần và kháng mặn. Nó sẽ là một trong những giải pháp giúp nông dân Việt Nam đối phó với tình trạng ngập lụt và xâm thực mặn tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp tới hơn 50% sản lượng gạo của Việt Nam, Asian Times đưa tin.
IRRI đang tiến hành hàng loạt thử nghiệm để tìm ra giống lúa có khả năng giải quyết cả hai vấn đề: ngập úng và xâm thực mặn.
"Nếu chúng ta chỉ lai tạo được giống lúa có khả năng chống ngập, chúng vẫn chết nếu đồng ruộng nhiễm mặn”, Bjorn Ole Sander, một nhà nghiên cứu của IRRI, phát biểu.
4 đập thủy điện mà Trung Quốc xây trên dòng sông Mekong đã gây tác động tới các ruộng lúa ở hạ nguồn sông. Do lượng nước trong sông giảm, nước biển tràn vào sông. Ngoài ra lượng phù sa mà vùng châu thổ nhận được từ sông trong mùa mưa hàng năm cũng giảm khiến độ màu của đất giảm theo.
Nỗ lực tìm kiếm giống lúa có khả năng chịu ngập và mặn bắt đầu từ bang Orissa của Ấn Độ. Bang Orissa là nơi mà SUB 1 - giống lúa có khả năng chống ngập - ra đời. SUB 1 có thể sống sót sau khi chìm hoàn toàn trong nước trong 14 ngày. Các giống lúa khác không thể sống quá một tuần nếu chìm hoàn toàn trong nước.
“Bằng cách lai tạo biến thể của SUB 1, chúng tôi có thể tạo ra giống lúa mới mà không cần áp dụng kỹ thuật biến đổi gene. Nó có thể sống dưới nước trong 17 ngày”, Sander tuyên bố.
Nhưng lai tạo giống lúa có khả năng chống cả mặn lẫn ngập là thách thức lớn hơn nhiều.
“Quá trình nghiên cứu một giống lúa như thế có thể sẽ kéo dài trong ít nhất 4 năm. Nhưng nó sẽ mang đến giải pháp cho tình trạng ngập lụt và xâm thực của nước biển tại vùng châu thổ sông Mekong”, Sander bình luận.
Nước mặn từ Biển Đông đã lấn sâu vào đồng bằng sông Cửu Long tới 40 km, trong khi cách đây 30 năm con số đó chỉ là 10 km.
“Tương lai của đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa. Đó là lý do khiến chúng tôi đang hợp tác với IRRI để nghiên cứu giống lúa có khả năng chống ngập và mặn. 7% số ruộng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu tác động từ tình trạng nước biển dâng”, tiến sĩ Nguyễn Văn Bộ, giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, phát biểu.
Minh Long vnexpress