"Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" - cuốn sách chuyên khảo vừa ra mắt giúp khái quát toàn bộ thực trạng, các vấn đề lịch sử và những giải pháp xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Tiếp nối tác phẩm Kỷ yếu Hoàng Sa, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông. Cuốn sách là thành quả lao động tâm huyết, trách nhiệm của những chuyên gia có thâm niên trong lĩnh vực pháp luật, lịch sử, địa lý, chính trị... do Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - làm chủ biên.
Ra mắt đúng thời điểm Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, cuốn sách được đánh giá sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với người dân; đồng thời cũng khẳng định những quan điểm, những quy định đúng đắn, khách quan của nhà nước Việt Nam, phù hợp với Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc 1982. Với 400 trang, nội dung tác phẩm gồm bốn chương.
Với dung lượng vừa phải, cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện và khá đầy đủ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Ảnh: N.Hưng.
Chương một giới thiệu khoa học và hệ thống về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với nền kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước. Chương hai đưa ra các cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo công ước quốc tế. Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp vào tiến trình và kết quả pháp điển hóa Luật biển quốc tế mới tại Hội nghị Luật Biển của Liên hợp quốc lần thứ 3, đồng thời cũng từng bước ban hành các biện pháp nhằm quản lý các vùng biển và thềm lục địa của đất nước. Ngoài ra, phần này cũng nêu rõ phạm vi và quy chế pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Trong chương 3, cuốn sách lược lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn đến thời chống Pháp, Mỹ, xây dựng, đổi mới và hội nhập. Qua đó khẳng định, Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ 17. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chương cuối, đề cập tới thực trạng và những giải pháp xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Sách còn có phụ lục, nêu các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa; các bài nghiên cứu về Biển Đông... Ngoài ra, với nhiều hình ảnh, sơ đồ, cuốn sách đem lại cho người đọc cái nhìn bao quát, dễ hiểu đối với chủ đề biển, đảo.
Nguyễn Hưng vnexpress
Tiếp nối tác phẩm Kỷ yếu Hoàng Sa, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông. Cuốn sách là thành quả lao động tâm huyết, trách nhiệm của những chuyên gia có thâm niên trong lĩnh vực pháp luật, lịch sử, địa lý, chính trị... do Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - làm chủ biên.
Ra mắt đúng thời điểm Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, cuốn sách được đánh giá sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với người dân; đồng thời cũng khẳng định những quan điểm, những quy định đúng đắn, khách quan của nhà nước Việt Nam, phù hợp với Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc 1982. Với 400 trang, nội dung tác phẩm gồm bốn chương.
Với dung lượng vừa phải, cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện và khá đầy đủ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Ảnh: N.Hưng.
Chương một giới thiệu khoa học và hệ thống về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với nền kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước. Chương hai đưa ra các cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo công ước quốc tế. Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp vào tiến trình và kết quả pháp điển hóa Luật biển quốc tế mới tại Hội nghị Luật Biển của Liên hợp quốc lần thứ 3, đồng thời cũng từng bước ban hành các biện pháp nhằm quản lý các vùng biển và thềm lục địa của đất nước. Ngoài ra, phần này cũng nêu rõ phạm vi và quy chế pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
Trong chương 3, cuốn sách lược lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn đến thời chống Pháp, Mỹ, xây dựng, đổi mới và hội nhập. Qua đó khẳng định, Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ 17. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chương cuối, đề cập tới thực trạng và những giải pháp xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Sách còn có phụ lục, nêu các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa; các bài nghiên cứu về Biển Đông... Ngoài ra, với nhiều hình ảnh, sơ đồ, cuốn sách đem lại cho người đọc cái nhìn bao quát, dễ hiểu đối với chủ đề biển, đảo.
Nguyễn Hưng vnexpress