Đã gần một năm rồi tôi mới có thể thực hiện lời hứa của mình với chị Hoa- Phòng Tuyên giáo Huyện uỷ Bá Thước- Một người tâm huyết và luôn giúp đỡ cho các hoạt động của Hoà Bình Xanh Thanh Hoá cũng như các hoạt động của người trẻ.
Tìm về xã Thiết Ống theo lời tâm sự của chị, tôi nhớ không ít lần ngỏ ý muốn lên thăm Làng Nán- một trong những thôn khó khăn nhất của xã nhưng bất kì ai nghe qua cũng khuyên tôi không nên đi, vì "đường khó lắm", cuối cùng vì đi lạc đường nên tôi đành tìm về Trường Tiểu Học Thiết ống I, ở đây tôi đã được tiếp xúc, nghe kể về hoàn cảnh của hai em học sinh mồ côi bất hạnh nhưng vẫn nỗ lực để "được học con chữ ".
Em: Trương Văn Hiếu. Học sinh lớp 3A
Sinh ra tại Làng Nán - Thiết Ống, khi hai anh em Hiếu ( Em trai là Trương Văn Huy ) còn nhỏ thì Bố em không may bị người đi săn bắn nhầm và mất ngay sau đó, mẹ em sau một thời gian cũng bỏ đi vào Miền Nam và lập gia đình riêng, từ đó hai anh em sống với ông bà nội giờ đã ngoài 70 tuổi, cuộc sống khèo khó như bao gia đình khác trong làng, nhưng hai anh em vẫn được ông bà lo cho đi học, câu chuyện đi học của em đã trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều người dân. Nhà cách trường hơn 5km nhưng sáng nào cũng vậy bà nội Hiếu dậy sớm và cõng cháu đi học, rồi ra ngoài đứng chờ cháu học xong lại cõng về, vì đường xa, lại khó khăn nên Hiếu không tự đi học được, hình ảnh một bà cụ lưng đã còng, mặc váy, miệng nhai trầu, cõng cháu đến trường dù mưa hay nắng đã trở thành một câu chuyện mà nhiều người dân vẫn kể với tấm lòng khâm phục.
Ông nội Hiếu ở nhà dành chút sức lực còn lại của tuổi già để làm ruộng, kiếm miếng cơm manh áo cho hai cháu nhưng trong suy nghĩ của hai vợ chồng già chưa lúc nào được yên lòng, bởi ông bà biết quy luật của tạo hoá, đến một ngày nào đó họ ngã xuống, theo về với tổ tiên hai đứa cháu còn quá non dại này sẽ sống như thế nào?, câu hỏi đó không chỉ khiến chúng tôi xót xa mà còn đau đáu và day dứt. Được đến trường là một công việc hiển nhiên của nhiều em nhỏ, nhưng lại trở thành mơ ước xa xỉ với em, đương xa, mưa nắng khó khăn thế nào cũng được em chưa bao giờ thôi mơ ước được tiếp tục đến trướng, Cô Hà Thị Phượng- Giáo viên chủ nhiệm của em nói với tôi, " Hiếu chưa bao giờ bỏ học vì lý do nào khác trừ khi bị ốm nặng ".
Giờ đây Hiếu đã là học sinh lớp 3, Huy đang học lớp 1 cùng trường, hai em vẫn đang hàng ngày vượt qua những khó khăn, thiệt thòi cần mẫn từng bước đi để đến trường, để được học dù chính lúc này chúng tôi cũng không biết trả lời câu hỏi của ông bà em như thế nào.
Em: Bùi Thị Khánh: Lớp 2A
Cũng gần nhà với Hiếu và có hoàn cảnh còn đáng thương hơn, Bố em mất sớm vì tai nạn giao thông, mẹ bỏ đi vào Nam và lập gia đình riêng được mấy năm nay và từ đó cũng chưa bao giờ trở về thăm em, Khánh sống với chú thím nhưng hoàn cảnh gia đình cũng vô cùng nghèo khó, 6 tuổi em đã phải đi bộ hơn 5km tới trường một mình cho đến nay, giờ học lớp 2 nhưng bất cứ ai nhìn thấy em cũng thấy xót xa vì thân hình nhỏ bé, mái tóc dường như không bao giờ được chăm chút, chỉ có đôi mắt là sáng rực lên ánh nhìn của hi vọng, của khát khao khi được đến trường. Cô Lê Thị Vân tâm sự rằng có những lần nhà trường học cả ngày, các em phải ở lại buổi trưa và bữa cơm của em mang theo từ sáng chỉ là một nắm cơm nhỏ bằng quả trứng vịt, thương em cô Vân đã nhiều lần phải mua thêm sữa, bánh cho em, cô còn vận động trong lớp bạn nào có quần áo cũ không còn mặc vừa thì mang đến cho bạn.
7 tuổi nhưng ở nhà Khánh đã phải trông em nhỏ ( con của chú thím) và không ít lần bị la mắng vì không trông nổi em, thậm chí có những lời kể tôi không muốn tin nhưng thực sự nhìn thân hình bé nhỏ chỉ như học sinh mầm non của Khánh tôi tự hỏi rằng động lực nào để em có thể tiếp tục đến lớp, tiếp tục đi hoạc như vậy?. Có lần bút em hết mực chú em chem một cây cọc luồng để em vác từ nhà xuống đi bán lấy tiền mua bút, cây cọc đó dài 3m nếu mang cân lên có lẽ còn nhiều hơn số cân của em vậy mà em đã mang nó trên cung đường ghập ghềnh trơn trượt hơn 2km chỉ để bán lấy tiền mua bút...
Nhìn hai em tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta, những ai sẽ đọc được những dòng này chúng ta đều may mắn hơn các em rất nhiều lần, nhưng chưa hẳn chúng ta dã biết trân trọng điều đó. Con đường học tập và tương lai của các em còn rất dài, những khó khăn tưởng chừng như bế tắc cũng còn bủa vây các em, chính tôi cũng không biết được liệu các em sẽ tiếp tục đi trên con đường này được bao lâu? nếu như không có sự gúp đỡ của mọi người, và ở địa phương, nhà trường và cá nhận các cô giáo cũng có những hỗ trợ giúp các em những cũng chỉ là những hộp bánh, quần áo và miễn phí tiền đóng góp trong lớp mà thôi, Thay cho lời kết tôi xin trích câu nói của Khánh lúc chia tay " Em muốn được đi học dù mệt thế nào cũng được ạ."
Tìm về xã Thiết Ống theo lời tâm sự của chị, tôi nhớ không ít lần ngỏ ý muốn lên thăm Làng Nán- một trong những thôn khó khăn nhất của xã nhưng bất kì ai nghe qua cũng khuyên tôi không nên đi, vì "đường khó lắm", cuối cùng vì đi lạc đường nên tôi đành tìm về Trường Tiểu Học Thiết ống I, ở đây tôi đã được tiếp xúc, nghe kể về hoàn cảnh của hai em học sinh mồ côi bất hạnh nhưng vẫn nỗ lực để "được học con chữ ".
Em: Trương Văn Hiếu. Học sinh lớp 3A
Sinh ra tại Làng Nán - Thiết Ống, khi hai anh em Hiếu ( Em trai là Trương Văn Huy ) còn nhỏ thì Bố em không may bị người đi săn bắn nhầm và mất ngay sau đó, mẹ em sau một thời gian cũng bỏ đi vào Miền Nam và lập gia đình riêng, từ đó hai anh em sống với ông bà nội giờ đã ngoài 70 tuổi, cuộc sống khèo khó như bao gia đình khác trong làng, nhưng hai anh em vẫn được ông bà lo cho đi học, câu chuyện đi học của em đã trở thành hình ảnh quen thuộc với nhiều người dân. Nhà cách trường hơn 5km nhưng sáng nào cũng vậy bà nội Hiếu dậy sớm và cõng cháu đi học, rồi ra ngoài đứng chờ cháu học xong lại cõng về, vì đường xa, lại khó khăn nên Hiếu không tự đi học được, hình ảnh một bà cụ lưng đã còng, mặc váy, miệng nhai trầu, cõng cháu đến trường dù mưa hay nắng đã trở thành một câu chuyện mà nhiều người dân vẫn kể với tấm lòng khâm phục.
Ông nội Hiếu ở nhà dành chút sức lực còn lại của tuổi già để làm ruộng, kiếm miếng cơm manh áo cho hai cháu nhưng trong suy nghĩ của hai vợ chồng già chưa lúc nào được yên lòng, bởi ông bà biết quy luật của tạo hoá, đến một ngày nào đó họ ngã xuống, theo về với tổ tiên hai đứa cháu còn quá non dại này sẽ sống như thế nào?, câu hỏi đó không chỉ khiến chúng tôi xót xa mà còn đau đáu và day dứt. Được đến trường là một công việc hiển nhiên của nhiều em nhỏ, nhưng lại trở thành mơ ước xa xỉ với em, đương xa, mưa nắng khó khăn thế nào cũng được em chưa bao giờ thôi mơ ước được tiếp tục đến trướng, Cô Hà Thị Phượng- Giáo viên chủ nhiệm của em nói với tôi, " Hiếu chưa bao giờ bỏ học vì lý do nào khác trừ khi bị ốm nặng ".
Giờ đây Hiếu đã là học sinh lớp 3, Huy đang học lớp 1 cùng trường, hai em vẫn đang hàng ngày vượt qua những khó khăn, thiệt thòi cần mẫn từng bước đi để đến trường, để được học dù chính lúc này chúng tôi cũng không biết trả lời câu hỏi của ông bà em như thế nào.
Em: Bùi Thị Khánh: Lớp 2A
Cũng gần nhà với Hiếu và có hoàn cảnh còn đáng thương hơn, Bố em mất sớm vì tai nạn giao thông, mẹ bỏ đi vào Nam và lập gia đình riêng được mấy năm nay và từ đó cũng chưa bao giờ trở về thăm em, Khánh sống với chú thím nhưng hoàn cảnh gia đình cũng vô cùng nghèo khó, 6 tuổi em đã phải đi bộ hơn 5km tới trường một mình cho đến nay, giờ học lớp 2 nhưng bất cứ ai nhìn thấy em cũng thấy xót xa vì thân hình nhỏ bé, mái tóc dường như không bao giờ được chăm chút, chỉ có đôi mắt là sáng rực lên ánh nhìn của hi vọng, của khát khao khi được đến trường. Cô Lê Thị Vân tâm sự rằng có những lần nhà trường học cả ngày, các em phải ở lại buổi trưa và bữa cơm của em mang theo từ sáng chỉ là một nắm cơm nhỏ bằng quả trứng vịt, thương em cô Vân đã nhiều lần phải mua thêm sữa, bánh cho em, cô còn vận động trong lớp bạn nào có quần áo cũ không còn mặc vừa thì mang đến cho bạn.
7 tuổi nhưng ở nhà Khánh đã phải trông em nhỏ ( con của chú thím) và không ít lần bị la mắng vì không trông nổi em, thậm chí có những lời kể tôi không muốn tin nhưng thực sự nhìn thân hình bé nhỏ chỉ như học sinh mầm non của Khánh tôi tự hỏi rằng động lực nào để em có thể tiếp tục đến lớp, tiếp tục đi hoạc như vậy?. Có lần bút em hết mực chú em chem một cây cọc luồng để em vác từ nhà xuống đi bán lấy tiền mua bút, cây cọc đó dài 3m nếu mang cân lên có lẽ còn nhiều hơn số cân của em vậy mà em đã mang nó trên cung đường ghập ghềnh trơn trượt hơn 2km chỉ để bán lấy tiền mua bút...
Nhìn hai em tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta, những ai sẽ đọc được những dòng này chúng ta đều may mắn hơn các em rất nhiều lần, nhưng chưa hẳn chúng ta dã biết trân trọng điều đó. Con đường học tập và tương lai của các em còn rất dài, những khó khăn tưởng chừng như bế tắc cũng còn bủa vây các em, chính tôi cũng không biết được liệu các em sẽ tiếp tục đi trên con đường này được bao lâu? nếu như không có sự gúp đỡ của mọi người, và ở địa phương, nhà trường và cá nhận các cô giáo cũng có những hỗ trợ giúp các em những cũng chỉ là những hộp bánh, quần áo và miễn phí tiền đóng góp trong lớp mà thôi, Thay cho lời kết tôi xin trích câu nói của Khánh lúc chia tay " Em muốn được đi học dù mệt thế nào cũng được ạ."