Có lẽ trong thời gian vừa qua xã hội và các bạn không khỏi bức xúc với những hành động dã man, vô nhân tính của các bậc làm cha, làm mẹ khi chôn con đẻ của mình vào vách tường, vứt con dưới gốc cây để rồi kiến cắn khắp người đến tím tái, vứt con vào thùng rác… . Từ nơi xa xôi trở về Hà Nội, tôi không khỏi bàng hoàng với nhiều thứ đang bị vứt bỏ đi.
Thấy không em những đứa bé khốn khổ. Em khoác trên mình áo xanh mà buôn chuyện hay tìm cách cứu em?
Thôi thì ta thấy ghê sợ quá mà tạm quên đi, quên đi để dành 1 phút trở lại những gì quen thuộc, trở lại mái nhà tình nguyện mà ta hằng sống. 1 ngày trôi qua, đứa con đẻ có 2 bài được comment, đứa con nuôi fb có 10 bài và 25 comment. Ngày thứ 3, con đẻ không có bài được comment ngoài bài của Admin đăng lên, con nuôi có 9 bài và 50 comment. Ngày thứ 5, con đẻ vẫn không có bài được comment ngoài bài của Admin đăng lên, con nuôi có 7 bài và 48 comment. Tỉ lệ 1 – 35; 1 – 60; 1 – 55 trong vòng một tuần. Đứa con nuôi đang lớn dần và đứa con đẻ đang chết đi héo mòn vì khát sữa. Xa nước gần một năm, nay trở về tôi tưởng mình là dĩ vãng trong cái top 10. Vậy mà tôi phải bật khóc khi thấy mình vẫn “nằm ở vị trí số 6” trên mái nhà của mình.
Vậy là ôi thôi rồi, hơn 10 triệu đầu tư cho đứa con đẻ của “người cha” bỏ ra bằng mồ hôi công sức của mình với cả nhiệt huyết của một nhóm bác sĩ làm việc cật lực bất kể ngày đêm mổ sẻ, cứu chữa nhưng cũng hoàn toàn bất lực chỉ vì người mẹ không chịu cho bú mà mang sữa đi đổ ra ngoài. Và ôi chao, có những bà mẹ chưa từng một lần biết đứa con đẻ của mình hình hài méo tròn, trắng đen thế nào chứ đừng nói gì đến cho con bú vậy mà vẫn cất cao giọng đòi người cha “phải xây mái nhà thế này, phải chăm con thế nọ, phải có tiền để nuôi con…” . Tội nghiệp cho những người cha ngày ngày chạy khắp nơi khắp chốn nào là mổ tim cho đứa con này, này họp hành trường lớp cho đứa con kia, lo nghĩ đến mất ăn, mất ngủ mà vẫn ngay ngáy lo cho những người mẹ đi du lịch, đi vui chơi vào ngày tới, tháng tới.
Bàng hoàng đã đành, bức xúc ngày càng nhiều hơn. Nói xa xôi, nói chuyện xã hội đã bức xúc rồi, đã thấy căm phẫn với những con người vô trách nhiệm rồi thì lại thấy thương những con người có trách nhiệm hơn. Và xích lại gần hơn, nhỏ bé thôi trong cái mái nhà tình nguyện này, của những tiềm thức trẻ, những người được cho là tài cao, học rộng, là những người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với công việc nhưng vẫn vô cảm với những gì là của mình, nhưng mình không phải chịu trách nhiệm. Và chỉ từ đấy thôi, ta nhìn vào chính ta để thấy rằng “ta chưa thực sự là Thanh niên mạnh” để cho Tổ quốc mạnh. Và phải chăng để có thanh niên mạnh thì cũng cần giống như quân đội mạnh chăng? Tôi hỏi câu này đến người đứng cao nhất! Anh gật đầu.
Thiên Trường
Thấy không em những đứa bé khốn khổ. Em khoác trên mình áo xanh mà buôn chuyện hay tìm cách cứu em?
Thôi thì ta thấy ghê sợ quá mà tạm quên đi, quên đi để dành 1 phút trở lại những gì quen thuộc, trở lại mái nhà tình nguyện mà ta hằng sống. 1 ngày trôi qua, đứa con đẻ có 2 bài được comment, đứa con nuôi fb có 10 bài và 25 comment. Ngày thứ 3, con đẻ không có bài được comment ngoài bài của Admin đăng lên, con nuôi có 9 bài và 50 comment. Ngày thứ 5, con đẻ vẫn không có bài được comment ngoài bài của Admin đăng lên, con nuôi có 7 bài và 48 comment. Tỉ lệ 1 – 35; 1 – 60; 1 – 55 trong vòng một tuần. Đứa con nuôi đang lớn dần và đứa con đẻ đang chết đi héo mòn vì khát sữa. Xa nước gần một năm, nay trở về tôi tưởng mình là dĩ vãng trong cái top 10. Vậy mà tôi phải bật khóc khi thấy mình vẫn “nằm ở vị trí số 6” trên mái nhà của mình.
Vậy là ôi thôi rồi, hơn 10 triệu đầu tư cho đứa con đẻ của “người cha” bỏ ra bằng mồ hôi công sức của mình với cả nhiệt huyết của một nhóm bác sĩ làm việc cật lực bất kể ngày đêm mổ sẻ, cứu chữa nhưng cũng hoàn toàn bất lực chỉ vì người mẹ không chịu cho bú mà mang sữa đi đổ ra ngoài. Và ôi chao, có những bà mẹ chưa từng một lần biết đứa con đẻ của mình hình hài méo tròn, trắng đen thế nào chứ đừng nói gì đến cho con bú vậy mà vẫn cất cao giọng đòi người cha “phải xây mái nhà thế này, phải chăm con thế nọ, phải có tiền để nuôi con…” . Tội nghiệp cho những người cha ngày ngày chạy khắp nơi khắp chốn nào là mổ tim cho đứa con này, này họp hành trường lớp cho đứa con kia, lo nghĩ đến mất ăn, mất ngủ mà vẫn ngay ngáy lo cho những người mẹ đi du lịch, đi vui chơi vào ngày tới, tháng tới.
Bàng hoàng đã đành, bức xúc ngày càng nhiều hơn. Nói xa xôi, nói chuyện xã hội đã bức xúc rồi, đã thấy căm phẫn với những con người vô trách nhiệm rồi thì lại thấy thương những con người có trách nhiệm hơn. Và xích lại gần hơn, nhỏ bé thôi trong cái mái nhà tình nguyện này, của những tiềm thức trẻ, những người được cho là tài cao, học rộng, là những người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với công việc nhưng vẫn vô cảm với những gì là của mình, nhưng mình không phải chịu trách nhiệm. Và chỉ từ đấy thôi, ta nhìn vào chính ta để thấy rằng “ta chưa thực sự là Thanh niên mạnh” để cho Tổ quốc mạnh. Và phải chăng để có thanh niên mạnh thì cũng cần giống như quân đội mạnh chăng? Tôi hỏi câu này đến người đứng cao nhất! Anh gật đầu.
Thiên Trường