“Dành cho tháng 6” (kịch bản: Nguyễn Hữu Tuấn - Trần Thị Hải Yến) là bộ phim điện ảnh đầu tiên của đạo diễn trẻ Nguyễn Hữu Tuấn do Cty BHD phát hành, khởi chiếu toàn quốc từ ngày 18.5. Phóng viên Lao Động đã trò chuyện với Nguyễn Hữu Tuấn về niềm đam mê làm phim, cái giá phải trả và những chuyện khác...
Nguyễn Hữu Tuấn sinh năm 1984, học ĐH Kiến trúc, chỉ mới tham gia một khóa học điện ảnh 2 tuần ở Trung tâm TPD (Hội Điện ảnh VN).
Vì sao Tuấn lại không đi từng bước một như làm phim ngắn trước mà quyết định thử sức ngay ở phim dài?
- Vì thời gian trước, tôi không có máy quay đạt hình ảnh như mình muốn, lại đủ rẻ tiền để có thể mua. Thêm nữa, phim ngắn tốn kém mà hiệu quả không cao. Phim ngắn cũng như một cái bẫy, nếu quá đam mê nó sẽ khó làm phim dài.
Tuấn không chọn một đề tài “hot” có sự tham gia của những “hot boy”, “hot girl”, mà lại chọn đề tài thể thao, lại không phải là môn thể thao vua (bóng đá) mà là bóng rổ. Tuấn lý giải như thế nào?
- Có những lý do chủ quan. Tôi không học điện ảnh, không có bằng cấp chuyên môn sợ rằng người ta nói mình không biết gì. Không dám làm một phim quá thương mại sẽ dễ bị phê phán, làm phim nghệ thuật thì không cho phép về mặt kinh tế, nên tôi chọn làm một phim vừa thỏa mãn nhu cầu làm một phim tử tế, vừa có tính thương mại. Đội hậu kỳ người Pháp khi xem bộ phim nói phim này có nhiều tính thương mại. Còn chọn bóng rổ vì tôi thích chơi bóng rổ. Nó không phải là môn phổ biến, hy vọng qua phim này sẽ thêm nhiều người chơi bóng rổ vì thấy nó đẹp và hay.
Tính thương mại của phim này, theo Tuấn?
- Bản chất phim là một sản phẩm giải trí, vì thế đương nhiên nó có tính thương mại. Khán giả sẽ thú vị về một phim thể thao hấp dẫn.
Các diễn viên trong phim có ai là chuyên nghiệp không?
- Huỳnh Anh là ca sĩ - diễn viên trước từng đóng “Bi đừng sợ”, “Thiên sứ 99”. Còn đa phần là sinh viên các trường, chỉ có Quốc Trung là sinh viên ĐH Sân khấu điện ảnh, chuyên ngành đạo diễn. Yêu cầu diễn viên là phải biết chơi bóng rổ và hầu hết diễn viên trong phim đều là những cầu thủ bóng rổ nghiệp dư. Nhưng quay phim thì đương nhiên phải là chuyên nghiệp, Nguyễn Việt Hoàng và Trang Công Minh đều tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu điện ảnh.
Âm thanh, âm nhạc trong phim đều do người Pháp thực hiện. Vì sao?
- Điều đó như là duyên số. Đúng lúc hoàn thành bản dựng của đạo diễn, thì nhóm hậu kỳ người Pháp đã từng làm một số phim VN như “Chơi vơi”, “Bi đừng sợ”, “Cưới ngay kẻo lỡ”... đến đặt trụ sở ở HN. Tôi đi xem ca nhạc, gặp anh nhạc sĩ người Pháp, quen nhóm làm hậu kỳ, thế là cùng làm việc với nhau.
Ý tưởng chính mà Tuấn muốn chuyển tải trong phim?
- Tình bạn và giá trị của nó trong cuộc sống, hãy biết trân trọng những mối quan hệ tốt đẹp.
Tuấn có tin vào thành công của phim, cả về doanh thu và chất lượng nghệ thuật?
- Về chất lượng tôi tin, còn về doanh thu thì không thể nói trước. Doanh số không hẳn là quan trọng nhất vì đây là phim đầu tay. Quan trọng nhất là tạo ra cơ hội cho mình làm phim. Tôi tin rằng thế hệ trẻ đã sẵn sàng, hãy cho người trẻ những cơ hội làm phim.
Nguyễn Hữu Tuấn sinh năm 1984, học ĐH Kiến trúc, chỉ mới tham gia một khóa học điện ảnh 2 tuần ở Trung tâm TPD (Hội Điện ảnh VN).
Vì sao Tuấn lại không đi từng bước một như làm phim ngắn trước mà quyết định thử sức ngay ở phim dài?
- Vì thời gian trước, tôi không có máy quay đạt hình ảnh như mình muốn, lại đủ rẻ tiền để có thể mua. Thêm nữa, phim ngắn tốn kém mà hiệu quả không cao. Phim ngắn cũng như một cái bẫy, nếu quá đam mê nó sẽ khó làm phim dài.
Tuấn không chọn một đề tài “hot” có sự tham gia của những “hot boy”, “hot girl”, mà lại chọn đề tài thể thao, lại không phải là môn thể thao vua (bóng đá) mà là bóng rổ. Tuấn lý giải như thế nào?
- Có những lý do chủ quan. Tôi không học điện ảnh, không có bằng cấp chuyên môn sợ rằng người ta nói mình không biết gì. Không dám làm một phim quá thương mại sẽ dễ bị phê phán, làm phim nghệ thuật thì không cho phép về mặt kinh tế, nên tôi chọn làm một phim vừa thỏa mãn nhu cầu làm một phim tử tế, vừa có tính thương mại. Đội hậu kỳ người Pháp khi xem bộ phim nói phim này có nhiều tính thương mại. Còn chọn bóng rổ vì tôi thích chơi bóng rổ. Nó không phải là môn phổ biến, hy vọng qua phim này sẽ thêm nhiều người chơi bóng rổ vì thấy nó đẹp và hay.
Tính thương mại của phim này, theo Tuấn?
- Bản chất phim là một sản phẩm giải trí, vì thế đương nhiên nó có tính thương mại. Khán giả sẽ thú vị về một phim thể thao hấp dẫn.
Các diễn viên trong phim có ai là chuyên nghiệp không?
- Huỳnh Anh là ca sĩ - diễn viên trước từng đóng “Bi đừng sợ”, “Thiên sứ 99”. Còn đa phần là sinh viên các trường, chỉ có Quốc Trung là sinh viên ĐH Sân khấu điện ảnh, chuyên ngành đạo diễn. Yêu cầu diễn viên là phải biết chơi bóng rổ và hầu hết diễn viên trong phim đều là những cầu thủ bóng rổ nghiệp dư. Nhưng quay phim thì đương nhiên phải là chuyên nghiệp, Nguyễn Việt Hoàng và Trang Công Minh đều tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu điện ảnh.
Âm thanh, âm nhạc trong phim đều do người Pháp thực hiện. Vì sao?
- Điều đó như là duyên số. Đúng lúc hoàn thành bản dựng của đạo diễn, thì nhóm hậu kỳ người Pháp đã từng làm một số phim VN như “Chơi vơi”, “Bi đừng sợ”, “Cưới ngay kẻo lỡ”... đến đặt trụ sở ở HN. Tôi đi xem ca nhạc, gặp anh nhạc sĩ người Pháp, quen nhóm làm hậu kỳ, thế là cùng làm việc với nhau.
Ý tưởng chính mà Tuấn muốn chuyển tải trong phim?
- Tình bạn và giá trị của nó trong cuộc sống, hãy biết trân trọng những mối quan hệ tốt đẹp.
Tuấn có tin vào thành công của phim, cả về doanh thu và chất lượng nghệ thuật?
- Về chất lượng tôi tin, còn về doanh thu thì không thể nói trước. Doanh số không hẳn là quan trọng nhất vì đây là phim đầu tay. Quan trọng nhất là tạo ra cơ hội cho mình làm phim. Tôi tin rằng thế hệ trẻ đã sẵn sàng, hãy cho người trẻ những cơ hội làm phim.