Ngày 1/3, HĐND TPHCM khóa VIII đã tổ chức kỳ họp chuyên đề Lấy ý kiến đại biểu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất tại kỳ họp này là quy định cho việc xây dựng chính quyền đô thị.
Cần có quy định cho đô thị đặc thù
Trong kỳ họp này, chương IX nói về chính quyền địa phương được nhiều đại biểu mổ xẻ, góp ý. Các đại biểu đều thống nhất cách phân chia hệ thống chính quyền địa phương trong dự thảo không có gì mới, không đáp ứng tình hình thực tế hiện nay.
Hầu hết các ý kiến góp ý trong kỳ họp này đều đề nghị nên có quy định cho việc xây dựng chính quyền đô thị trong Hiến pháp
Trao đổi với báo chí, đại biểu Lâm Đình Chiến, Chánh Thanh tra thành phố cho biết, nhiều đại biểu đã thống nhất cần phát triển chính quyền đặc trưng cho đô thị; trong đó ghi rõ những địa phương đủ điều kiện theo Luật định được thành lập chính quyền đô thị vì không phải địa phương nào muốn thành lập chính quyền đô thị cũng được.
Đại biểu Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, cũng đồng tình nên đưa chính quyền đô thị vào Hiến pháp. Vì cơ chế chính quyền đô thị sẽ giúp TPHCM tận dụng tốt hơn các nguồn lực để phát triển nhanh hơn.
Theo ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nêu vấn đề tổ chức xây dựng chính quyền đô thị, đề án xây dựng chính quyền đô thị của TPHCM đã được đề cập tới từ lâu và Đảng bộ Thành phố cũng đã đề xuất Trung ương cho phép TPHCM xây dựng chính quyền đô thị.
Một đại biểu khác đề nghị trong hệ thống phân cấp địa phương nên thêm một cấp đô thị đặc thù, và việc quyết định thành lập đô thị đặc thù này là do Quốc hội quyết định. Đô thị đặc thù đó có thể là siêu đô thị, đặc khu kinh tế… Những đô thị đặc thù này cần chính quyền đô thị phù hợp để quản lý, sẽ là cơ sở để thành lập chính quyền đô thị tại các địa phương thích hợp.
Ông Lê Hoàng Quân cũng cho là để xây dựng mô hình chính quyền đô thị sẽ còn bàn nhiều về các vấn đề về cơ chế chính sách, phương pháp điều hành, hệ thống quản lý… Những cơ chế này phải phù hợp với tình hình thực tế của đô thị mới phát huy được sức mạnh của chính quyền đô thị.
Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP cũng góp ý thêm về việc phân quyền cho địa phương, nên quy định rõ nội dung nào địa phương được quyết hoàn toàn, nội dung nào phải do Trung ương quyết. Việc này sẽ tạo điều kiện cho chính quyền địa phương điều hành, quản lý linh hoạt hơn.
Thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm
Cũng trong kỳ họp ngày 1/3, HĐND TPHCM đã thông qua tờ trình dự thảo Kế hoạch lấy và bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do HĐND TP và HĐND xã - thị trấn bầu. Theo tờ trình này, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên hàng năm của HĐND TP và HĐND xã - thị trấn từ năm nay.
Những chức danh sẽ được HĐND TP lấy và bỏ phiếu tín nhiệm gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên thường trực và Trưởng ban của HĐND; Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên của UBND. HĐND xã - thị trấn cũng thực hiện việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ tương tự như trên ở HĐND, UBND cấp xã - thị trấn.
Việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu người nào có hơn 50% số đại biểu bỏ phiếu không tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó có trách nhiệm trình HĐND TP xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.
Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP cũng thông qua tờ trình về kết thúc thu phí hoàn vốn dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và đường Kinh Dương Vương, tiến hành thu phí hoàn vốn đầu tư dự án cầu Rạch Chiếc mới trên Xa lộ Hà Nội.
Theo tờ trình này, kể từ 0h ngày 1/4 sẽ cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) được tổ chức thu phí tại trạm thu phí trên Xa lộ Hà Nội hiện hành để hoàn vốn đầu tư dự án Xây dựng cầu Rạch Chiếc mới. Đồng thời, kết thúc thời gian thu phí hoàn vốn dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và Kinh Dương Vương từ 12h ngày 31/3.
Tùng Nguyên (Dân Trí)
Cần có quy định cho đô thị đặc thù
Trong kỳ họp này, chương IX nói về chính quyền địa phương được nhiều đại biểu mổ xẻ, góp ý. Các đại biểu đều thống nhất cách phân chia hệ thống chính quyền địa phương trong dự thảo không có gì mới, không đáp ứng tình hình thực tế hiện nay.
Hầu hết các ý kiến góp ý trong kỳ họp này đều đề nghị nên có quy định cho việc xây dựng chính quyền đô thị trong Hiến pháp
Trao đổi với báo chí, đại biểu Lâm Đình Chiến, Chánh Thanh tra thành phố cho biết, nhiều đại biểu đã thống nhất cần phát triển chính quyền đặc trưng cho đô thị; trong đó ghi rõ những địa phương đủ điều kiện theo Luật định được thành lập chính quyền đô thị vì không phải địa phương nào muốn thành lập chính quyền đô thị cũng được.
Đại biểu Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, cũng đồng tình nên đưa chính quyền đô thị vào Hiến pháp. Vì cơ chế chính quyền đô thị sẽ giúp TPHCM tận dụng tốt hơn các nguồn lực để phát triển nhanh hơn.
Theo ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TPHCM, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nêu vấn đề tổ chức xây dựng chính quyền đô thị, đề án xây dựng chính quyền đô thị của TPHCM đã được đề cập tới từ lâu và Đảng bộ Thành phố cũng đã đề xuất Trung ương cho phép TPHCM xây dựng chính quyền đô thị.
Một đại biểu khác đề nghị trong hệ thống phân cấp địa phương nên thêm một cấp đô thị đặc thù, và việc quyết định thành lập đô thị đặc thù này là do Quốc hội quyết định. Đô thị đặc thù đó có thể là siêu đô thị, đặc khu kinh tế… Những đô thị đặc thù này cần chính quyền đô thị phù hợp để quản lý, sẽ là cơ sở để thành lập chính quyền đô thị tại các địa phương thích hợp.
Ông Lê Hoàng Quân cũng cho là để xây dựng mô hình chính quyền đô thị sẽ còn bàn nhiều về các vấn đề về cơ chế chính sách, phương pháp điều hành, hệ thống quản lý… Những cơ chế này phải phù hợp với tình hình thực tế của đô thị mới phát huy được sức mạnh của chính quyền đô thị.
Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP cũng góp ý thêm về việc phân quyền cho địa phương, nên quy định rõ nội dung nào địa phương được quyết hoàn toàn, nội dung nào phải do Trung ương quyết. Việc này sẽ tạo điều kiện cho chính quyền địa phương điều hành, quản lý linh hoạt hơn.
Thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm
Cũng trong kỳ họp ngày 1/3, HĐND TPHCM đã thông qua tờ trình dự thảo Kế hoạch lấy và bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do HĐND TP và HĐND xã - thị trấn bầu. Theo tờ trình này, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ tại kỳ họp thường lệ đầu tiên hàng năm của HĐND TP và HĐND xã - thị trấn từ năm nay.
Những chức danh sẽ được HĐND TP lấy và bỏ phiếu tín nhiệm gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên thường trực và Trưởng ban của HĐND; Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên của UBND. HĐND xã - thị trấn cũng thực hiện việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ tương tự như trên ở HĐND, UBND cấp xã - thị trấn.
Việc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu người nào có hơn 50% số đại biểu bỏ phiếu không tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó có trách nhiệm trình HĐND TP xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.
Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP cũng thông qua tờ trình về kết thúc thu phí hoàn vốn dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và đường Kinh Dương Vương, tiến hành thu phí hoàn vốn đầu tư dự án cầu Rạch Chiếc mới trên Xa lộ Hà Nội.
Theo tờ trình này, kể từ 0h ngày 1/4 sẽ cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) được tổ chức thu phí tại trạm thu phí trên Xa lộ Hà Nội hiện hành để hoàn vốn đầu tư dự án Xây dựng cầu Rạch Chiếc mới. Đồng thời, kết thúc thời gian thu phí hoàn vốn dự án chuyển nhượng quyền thu phí đường Điện Biên Phủ và Kinh Dương Vương từ 12h ngày 31/3.
Tùng Nguyên (Dân Trí)