Dự kiến chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành nửa buổi làm việc để lấy phiếu tín nhiệm với 49 nhân sự cấp cao. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ… sẽ được lấy phiếu cùng lúc.
Chương trình kỳ họp do Văn phòng Quốc hội xây dựng cơ bản được UB Thường vụ thống nhất. Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào cuối tháng 5 theo thông lệ, dự kiến kéo dài khoảng 1 tháng. Tại kỳ họp, lần đầu tiên hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện.
Cụ thể, theo chương trình, việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu với 49 lãnh đạo cấp cao của nhà nước được bố trí vào cuối kỳ họp, sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn (khoảng ngày 12/6). Quốc hội sẽ dành 1/4 ngày để các đoàn đại biểu trao đổi về việc lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tại Quốc hội dự kiến thực hiện vào cuối kỳ họp thứ 5 tới đây.
Trước khi các đại biểu bàn nội dung này, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của những người thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm sẽ được gửi đến mỗi đại biểu để tự nghiên cứu. Bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) sẽ được gửi đến các vị đại biểu trước phiên bỏ phiếu.
Sau khi các đoàn đại biểu Quốc hội trao đổi, tại phiên họp ở hội trường, UB Thường vụ báo cáo Quốc hội về tổng hợp kết quả thảo luận trước khi tiến hành bỏ phiếu. Kết quả này sẽ không thảo luận tại hội trường.
Việc bỏ phiếu sẽ thực hiện cùng lúc đối với tất cả các chức danh theo quy định (bao gồm 49 chức danh thể hiện ở 9 phiếu), chia thành các nhóm khác nhau.
Nhóm thứ nhất bao gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viên khác của UB Thường vụ.
Nhóm thứ hai gồm là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
Nhóm thứ ba là các chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Theo kế hoạch, việc thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm không bố trí cùng phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả kiểm phiếu mà thực hiện sau đó 1 ngày. Dự kiến sẽ công bố kết quả kiểm phiếu vào sáng 13/6 và thông qua Nghị quyết sáng 14/6.
Ngoài nội dung lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được tổ chức, kỳ họp lần này cũng được bố trí nửa ngày ngoài thông lệ để xem xét về công tác nhân sự.
P.Thảo (Dân trí)
Chương trình kỳ họp do Văn phòng Quốc hội xây dựng cơ bản được UB Thường vụ thống nhất. Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào cuối tháng 5 theo thông lệ, dự kiến kéo dài khoảng 1 tháng. Tại kỳ họp, lần đầu tiên hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện.
Cụ thể, theo chương trình, việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu với 49 lãnh đạo cấp cao của nhà nước được bố trí vào cuối kỳ họp, sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn (khoảng ngày 12/6). Quốc hội sẽ dành 1/4 ngày để các đoàn đại biểu trao đổi về việc lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tại Quốc hội dự kiến thực hiện vào cuối kỳ họp thứ 5 tới đây.
Trước khi các đại biểu bàn nội dung này, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của những người thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm sẽ được gửi đến mỗi đại biểu để tự nghiên cứu. Bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) sẽ được gửi đến các vị đại biểu trước phiên bỏ phiếu.
Sau khi các đoàn đại biểu Quốc hội trao đổi, tại phiên họp ở hội trường, UB Thường vụ báo cáo Quốc hội về tổng hợp kết quả thảo luận trước khi tiến hành bỏ phiếu. Kết quả này sẽ không thảo luận tại hội trường.
Việc bỏ phiếu sẽ thực hiện cùng lúc đối với tất cả các chức danh theo quy định (bao gồm 49 chức danh thể hiện ở 9 phiếu), chia thành các nhóm khác nhau.
Nhóm thứ nhất bao gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viên khác của UB Thường vụ.
Nhóm thứ hai gồm là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
Nhóm thứ ba là các chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Theo kế hoạch, việc thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm không bố trí cùng phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả kiểm phiếu mà thực hiện sau đó 1 ngày. Dự kiến sẽ công bố kết quả kiểm phiếu vào sáng 13/6 và thông qua Nghị quyết sáng 14/6.
Ngoài nội dung lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được tổ chức, kỳ họp lần này cũng được bố trí nửa ngày ngoài thông lệ để xem xét về công tác nhân sự.
P.Thảo (Dân trí)