Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Làm sao trở thành tình nguyện viên phi chính phủ?

    Yoo Jin
    Yoo Jin
    Cấp 8
    Cấp 8
    Tên thật Tên thật : Phạm Thị Trang Nhung
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    Làm sao trở thành tình nguyện viên phi chính phủ? Empty Làm sao trở thành tình nguyện viên phi chính phủ?

    Bài gửi by Yoo Jin 23/4/2013, 05:22

    Tại Việt Nam, ngày càng nhiều thanh niên mong muốn góp sức trẻ trong các tổ chức phi chính phủ (NGOs) để rèn kỹ năng tình nguyện, trau dồi ngoại ngữ và tìm hiểu văn hóa.

    Hãy mạnh dạn “gõ cửa”

    Chị Nguyễn Thị Thanh Trúc, điều phối tình nguyện viên của Trung tâm phát triển cộng đồng LIN, nhận xét các bạn trẻ còn khá e dè khi đến “gõ cửa” các tổ chức phi chính phủ. Chị chia sẻ kinh nghiệm: “Bản thân mình lúc tập tễnh liên hệ cũng khá lo lắng vì chỉ là một sinh viên. Rồi thông qua người giới thiệu, mình lên một danh sách các tổ chức có thể tham gia, tìm hiểu kỹ trước khi liên hệ. Không ngờ họ hồi đáp rất nhiệt tình. Điều này cho thấy nhu cầu tìm tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam khá cao”.

    Đăng ký làm tình nguyện viên phi chính phủ

    Trên website chính thức của nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam thường có thông tin tuyển tình nguyện viên cho các dự án: Oxfam (hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai), Đông Tây Hội Ngộ (tổ chức vì sự phát triển giáo dục, y tế và hàn gắn), CCF (hỗ trợ cộng đồng, tập trung vào đối tượng trẻ em)...

    Theo chị Trúc, để trở thành tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ, bạn trẻ cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và trau dồi những kỹ năng còn thiếu. Chính những đặc điểm này tạo ra tên gọi tình nguyện viên chuyên môn. “Đó là những người bức xúc trước những vấn đề xã hội và mong muốn thay đổi điều đó dựa trên nhận thức sâu sắc của bản thân” - chị Trúc cho biết.

    Thông thường khi làm một tình nguyện viên, bạn trẻ chú ý nhiều đến những kết quả ban đầu, hay “làm cho vui” chứ không thật tâm gắn kết với hoạt động tình nguyện. Còn tình nguyện viên chuyên môn họ làm việc với các tổ chức xã hội, thông qua đó giải quyết các vấn đề tồn đọng. Công việc này đòi hỏi thời gian lâu dài hơn nhiều. Vì vậy, sinh viên muốn trở thành tình nguyện viên chuyên môn trước tiên nên tham gia một đội nhóm do tình nguyện viên chuyên môn phụ trách để rèn luyện kỹ năng sử dụng thời gian, am hiểu văn hóa, ngôn ngữ.

    “Bí kíp” rèn kỹ năng

    Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia tình nguyện viên, bạn Lê Xuân Lộc - Trường ĐH Y dược TP.HCM - chia sẻ: “Thật ra việc sắp xếp thời gian không quá khó như bạn nghĩ. Bạn đang là sinh viên, có thể tham gia tình nguyện vào lúc nghỉ hè hoặc khi vừa bắt đầu học kỳ mới vì lúc đó chưa phải học nhiều. Trong thời gian học, bạn dành thời gian rảnh tham khảo các chương trình tình nguyện rồi sau đó đăng ký tham gia”. Theo Lộc, sinh viên đừng nên câu nệ chương trình có quy mô nhỏ hay lớn, miễn là thông qua đó bạn rèn luyện được kỹ năng gì cho bản thân.

    Bàn về rào cản ngôn ngữ khi gặp gỡ các tình nguyện viên quốc tế, Lộc cho rằng đó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc rèn luyện tiếng Anh rất quan trọng. “Đôi khi thành thạo tiếng Anh thôi chưa đủ, như khi mình tham gia chương trình về bảo tồn thực vật đã “vật vã” với những từ tiếng Anh chuyên ngành chưa từng học” - Lộc kể. Tương tự như vậy, những khác biệt về văn hóa có thể xóa được nếu người tham gia tạo cho mình một phong cách gần gũi, cầu thị khi tiếp xúc với các dân tộc khác.

    Chị Đoàn Bảo Châu - tình nguyện viên chương trình giao lưu Kizuna (Nhật Bản), sáng lập CLB Share To Grow - nhắn nhủ: “Các bạn nhớ chú ý tính kết nối giữa các hoạt động. Thông thường, sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, bản thân các bạn ấy cũng rất thông thạo các hoạt động tình nguyện ở nước của họ. Vì vậy, chúng ta nên tạo sự kết nối với họ để chia sẻ nhiều kinh nghiệm”.

    YẾN TRINH
    Yoo Jin
    Yoo Jin
    Cấp 8
    Cấp 8
    Tên thật Tên thật : Phạm Thị Trang Nhung
    Đến từ Đến từ : Hà Nội

    Làm sao trở thành tình nguyện viên phi chính phủ? Empty “Tình nguyện không phải một nghề”

    Bài gửi by Yoo Jin 23/4/2013, 23:15

    (Sóng trẻ) Đó là lời chia sẻ rất chân thành của Anh Phương (sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế Quốc dân) – đồng chủ tịch câu lạc bộ Happy House Vietnam Foundation đang thu hút được bạn trẻ tham gia và được cộng đồng chú ý. Làm tình nguyện với cô không chỉ đơn thuần là giúp những hoàn cảnh gặp khó khăn, mà còn là môi trường để nhiều thành viên được gắn kết.

    Chào Anh Phương, trước khi thành lập tổ chức tình nguyện này, chắc hẳn bạn rất năng nổ trong các hoạt động tình nguyện?

    Mình đã từng tham gia rất tích cực vào câu lạc bộ tình nguyện IBD-V của Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Chính những ngày tháng tham gia hoạt động tình nguyện với IBD-V cũng như sự đúc kết và trưởng thành của bản thân đã thúc giục chúng mình phải làm một cái gì đó lớn hơn cho cộng đồng, đó chính là việc thành lập HHVF.

    Để cho ra đời một tổ chức tình nguyện do các bạn sinh viên trực tiếp tham gia đảm nhiệm mọi công việc, chắc hẳn bạn đã có khâu chuẩn bị rất kĩ lưỡng?

    Từ hồi còn là sinh viên năm nhất, mới bỡ ngỡ bước vào trường, mình và các bạn đã nhen nhóm những ý tưởng về việc tham gia vào các hoạt động thiện - nguyện do trường tổ chức. Vừa qua, vào đầu tháng 1 năm 2013, sau khi có 1 thời gian chuẩn bị về phương án thực hiện cũng như nhân lực, tài chính, tổ chức, chúng tớ đã quyết định thành lập Happy House Vietnam Foundation (HHVF), một câu lạc bộ thiện - nguyện và phát triển cộng đồng do sinh viên sáng lập và trực tiếp điều hành.



    Cô gái có dáng người nhỏ nhắn này là đồng chủ tịch của HHVF

    Bạn có thể cho mình biết thêm thông tin về HHVF không?

    Happy House Vietnam Foundation (viết tắt là HHVF) được thành lập vào đầu năm 2013, là một câu lạc bộ thiện nguyện và phát triển cộng đồng nhằm giảm thiểu đói nghèo, cải thiện dân sinh và giúp phát huy tối đa những tiềm năng của người Việt Nam. Đây là câu lạc bộ phi lợi nhuận do mình và 1 số bạn sáng lập và trực tiếp điều hành. Happy House Vietnam Foundation chung tay với những người nghèo và người gặp hoàn cảnh khó khăn để làm nên một sự thay đổi công bằng và tích cực thông qua việc nâng cao sự hợp tác và hành động có trách nhiệm giữa mọi người trong toàn xã hội Việt Nam.

    Mình thấy website của HHVF hoạt động rất tích cực, phải chăng đây là cách các bạn thu hút các nguồn viện trợ?

    Đúng vậy. Từ trước tới nay, các hoạt động tình nguyện luôn được thanh niên nói riêng cũng như người Việt Nam chúng ta nói chung quan tâm và hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tớ cũng sử dụng rất hiệu quả các kênh truyền thông của riêng câu lạc bộ như website riêng, Facebook và một số công cụ trực tuyến khác. Chính vì vậy sức lan tỏa của những sự kiện do HHVF luôn thu hút 1 lượng lớn số người quan tâm.



    Anh Phương bên Việt Quang – chủ tịch HHVF

    Còn là sinh viên nên việc kêu gọi viện trợ sẽ khó khăn hơn rất nhiều các tổ chức tình nguyện khác?

    Chúng mình kêu gọi sự quyên góp từ khá nhiều nguồn. Từ việc xin tài trợ trực tiếp tại Trường, cơ quan làm việc của thành viên cũng như tình nguyện viên, tới việc gây quỹ trực tuyến qua trang web www.hhvf.org và mới nhất là đặt các hòm quyên góp (donation box) tại 1 số quán cafe tại Hà Nội.

    Khó khăn là điều không thể tránh khỏi?

    Thời gian đầu, chúng mình cũng gặp 1 chút ít khó khăn do đây là 1 câu lạc bộ của sinh viên, nên ít nhiều chưa được cộng đồng ghi nhận và tin tưởng. Tuy nhiên, qua khá nhiều dự án – sự kiện tổ chức thành công và xuyên suốt từ tháng 1 đến nay (6 dự án – sự kiện), mình tin chắc rằng HHVF đã có một lượng không nhỏ “fan hâm mộ” rồi đấy. (Cười)



    Anh Phương trong chiến dịch “Tết đầm ấm cùng trẻ em khuyết tật Hà Nội”

    Còn khá trẻ nhưng bạn đã quản lí cả một tổ chức tình nguyện với quy mô không hề nhỏ, có lúc nào bạn muốn bỏ cuộc giữa chừng?

    Cũng có lúc mệt mỏi nhưng chưa bao giờ mình muốn bỏ cuộc. Từ lúc đầu thành lập, mình đã nhận được rất nhiều lời ủng hộ từ gia đình, bạn bè cũng như thầy, cô giáo. Bản thân mình luôn tâm niệm: Tình nguyện không phải là một nghề bởi lẽ không phải ai muốn là đều làm được. Quan trọng nhất là mình phải có đam mê và giữ được lửa. Để có được HHVF như ngày hôm nay, chúng mình đã đầu tư khá nhiều thời gian sức lực, tuổi trẻ, và nhiệt huyết nên chưa có 1 phút nào chúng mình muốn dừng cuộc hành trình thiện - nguyện ở đây đâu.
    HHVF đã tổ chức khá nhiều hoạt động thiện nguyện vì người nghèo, hoạt động nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn?

    Đó chính là chiến dịch đầu tiên của chúng mình, mang tên “Tôi Hạnh phúc” – chiến dịch quyên góp và tặng đồ cho người vô gia cư ở Hà Nội. Chiến dịch này chính là chiếc cầu nối đầu tiên giữa chúng mình - những người sáng lập ra HHVF và các bạn tình nguyện viên vô cùng nhiệt tình cũng như các nhà hảo tâm trên khắp đất nước.


    Anh Phương cùng các thành viên trong đội tình nguyện

    Được biết các bạn chuẩn bị tổ chức chiến dịch thiện nguyện giúp đỡ cho trẻ em nghèo ở Cao bằng, bạn có thể cho mình biết thêm thông tin về chiến dịch này không?

    Cuối tháng 4 này, Happy House Vietnam Foundation sẽ chung tay góp sức với Chi hội TTH của Diễn đàn Otofun thực hiện chiến dịch từ thiện: “Mang niềm vui đến với các em học sinh xã Tân Việt và Thạch Lâm huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng” nhằm giúp đỡ các em học sinh nơi đây cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp các em và bà con nơi đây có được một cuộc sống ổn định, một mái trường khang trang để biến những giấc mơ tuy nhỏ bé của con người nơi đây thành hiện thực. Đây là một huyện thuộc diện cưc kì khó khăn của tỉnh Cao Bằng với 13/14 xã thuộc diện khó khăn nằm trong chương trình 135 giai đoạn II của nhà nước.

    Sau chiến dịch thiện nguyện ở Cao Bằng nói trên, HHVF có dự định gì tiếp theo?

    Chúng mình sẽ xúc tiến triển khai các dự án thiện - nguyện mang tính chất phát triển bền vững, cũng như tiếp tục tạo cơ hội cho thành viên của HHVF được trải nghiệm môi trường làm việc trẻ, chuyên nghiệp, năng động nhưng cũng đầy thử thách.

    Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện đầy thú vị này!

    Lê Hà Anh
    Báo mạng điện tử K30