Đó là một cuộc hành trình có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đoàn chúng tôi – Trong đó có những cô cậu sinh viên như tôi từ nhỏ đã chỉ biết đến nét mực, trang sách , được sống trong sự đùm bọc của cha mẹ, anh em họ hàng chưa biết đến thế nào là khó khăn là nặng nhọc, là sự vất vả của lao động. Nhưng tất cả đã thay đổi cuộc hành quân lên xã phú thượng- Thôn cao biền đã đem lại cho chúng tôi một cái nhìn khách quan về đời sống của đồng bào vùng cao, và cũng thấm hiểu thế nào là nỗi vất vả của cha mẹ chúng tôi khi hàng ngày, còng lai lung kiếm từng đồng bạc cho chúng tôi ăn học và cũng cho chúng tôi hiểu rõ hơn thế nào về tình cảm con người. Khi trước bối cảnh cuộc sống hiện đại con người càng trở nên vô tâm hơn.
Đoàn chúng tôi gôm 35 người, mỗi người tuy sinh ra đã mang một hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau nhưng trên hết chúng tôi đều mang trong mình một lòng nhiệt huyết đầy sức sống và ý chí mãnh liệt của những đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Hoạt động tình nguyện của chúng tôi tại thôn Cao Biền, chỉ diễn ra trong vòng 4 ngày, nhưng 4 ngày đó cũng đủ để cho chúng tôi biết rằng chúng tôi đang thật sự có một cuộc sống hạnh phúc hơn bà con dân tộc nơi đây.
Cuộc hành trình của chúng tôi đánh dấu bằng chẳng đường hành quân dẫn vào thôn cao biền. Đoạn đường hành quân dài hơn 9 km với những dốc đồi cao chót vót và khúc khủy, lổm chổm những đá nhọn, đá sắc. Từ bao đời nay đã ở đó như là một sự thách thức đối với sự phát triển của con người – xã hội nơi đây. Đoàn chúng tôi chủ yếu là những thanh niên đang ở độ tuổi mười chín đôi mươi, cái tuổi mà người ta gọi là giai đoạn tay không bẻ gãy sừng trâu. Ấy vậy mà đoạn đường đó đã làm cho chúng tôi thật sự khó khăn, và mệt mỏi vậy thử hỏi xem những em bé thôn cao biền đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ sẽ ra sao khi đi trên những con đường ấy để đến trường, học cái chữ, cái nghĩa phục vụ quê hương.
Cảnh làng cao biền, con người cao biền thật là thơ mộng, chất phác. Nhưng cũng hùng vĩ, uy nghiêm với những đồi cao, suối ghềnh, trắc trở. Giống như câu thơ trong bài Tây Tiến “ Dốc lên khúc khủy, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Hàng ngày chúng tôi phải xuống những con suối, nhặt từng hòn đá từ to đến nhỏ, rồi lại phải chuyển đến đoạn đường khoảng 300-400 m trên những con dốc khúc khủy. Giữa cái nóng gắt của những trưa hè tháng 6 nóng bỏng, bê trên tay những hòn đá khá nặng đã khiến cho các bạn thanh niên của chúng ta cũng có lúc phải ngưng trệ, nhiều lúc tưởng chừng như phải bỏ dở. Dòng suối nơi đây trong những ngày này đã thấm không biết bao nhiêu giọt mồ hôi của chúng tôi, bao nhiêu công sức và bao nhiêu tấm lòng nhiệt huyết của những chàng trai, cô gái độ tuổi 20.
Tôi vẫn nhớ những bữa cơm với đủ các loại rau lạ của thiên nhiên, bữa ăn tuy không nhiều thịt cá, chỉ có một chút rau đắng, một chút quả cọ, măng rừng, và rất nhiều loại rau mà trước kia trong mơ tôi cũng khó có thể nghĩ là nó có thể ăn được. Nhưng đó là những bữa cơm có lẽ là ngon nhất mà chúng tôi từng ăn,hình ảnh cả một đoàn thanh niên, 35 người quây quần bên những mâm cơm, thi nhau ăn mà lấy sức để lao động. Tôi nhớ món canh “ Cua giáng trần” với dăm ba con cua bắt được dưới suối nấu với một nồi nước canh cỡ bự, phục vụ cho hàng chục người ăn, lúc nấu ra chỉ thấy mùi rau, mùi nước, nhưng anh em vẫn cố tưởng tượng ra mùi cua để bữa cơm trở nên ngon và vui vẻ hơn.
Khó khăn là vậy, nhưng trong lòng chúng tôi vẫn ngân nga bài ca yêu đời. Nhớ những buổi chiều nắng gắt, trên tay đang bê đá nặng nhọc bỗng phải bật cười vì những màn tấu hài của anh Toản, anh Tài. Nhớ những tiếng sáo da diết, thấm đượm màu quê hương của anh giang, câu hò kéo pháo, 3 miền... Nhớ những đêm rừng trên chiếc nhà sàn, với điều kiện điện nước khó khăn. Nhưng mọi người ai cũng nhiệt tình giao lưu văn nghệ, tiếng hát vọng khắp núi rừng . Quả thật là “ Dốc núi cao cao nhừng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”.
Cuộc hành trình tuy ngắn ngủi, nhưng chúng tôi thật sự đã tự hào vì đã chung tay ghóp những viên đá, để xây nên những ngôi trường học cho các em. Thắp lên ước mơ khát khao đối với thế hệ thanh thiếu niên thôn Cao Biền – xã Phú Thượng.
Văn Đồng.