Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Trung Quốc “sôi sục” với tàu chiến lớn nhất của Nhật

    Linh phi
    Linh phi
    Cấp 12
    Cấp 12
    Tên thật Tên thật : Tào Văn Linh
    Đến từ Đến từ : Thanh Hóa

    Trung Quốc “sôi sục” với tàu chiến lớn nhất của Nhật Empty Trung Quốc “sôi sục” với tàu chiến lớn nhất của Nhật

    Bài gửi by Linh phi 7/8/2013, 18:36

    (Dân trí) - Báo chí Trung Quốc đồng loạt ra lời cảnh báo về “sự tái vũ trang” của Nhật sau khi ngày 6/8 Tokyo ra mắt tàu sân bay trực thăng và cũng là tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến II. 
     

     

    Trung Quốc “sôi sục” với tàu chiến lớn nhất của Nhật 1-b7e74

    Trung Quốc cho rằng tàu Izumo của Nhật thực chất là một tàu sân bay trá hình.

     

    Tàu Izumo thực chất là tàu khu trục có sân bay trực thăng lớn, có boong hạ cánh dài gần 250m và được cho là có thể chứa tới 14 chiếc trực thăng.
     
    Nhật cho biết khả năng chống tàu ngầm và do thám của chiếc tàu chiến này sẽ củng cố cho khả năng phòng thủ của Nhật. Tokyo cũng cho biết tàu có khả năng tham gia vào các hoạt động cứu trợ thiên tai, vận chuyển nhân viên cứu trợ và vận chuyển đồ tiếp tế khẩn cấp tới các vùng bị ảnh hưởng.
     
    Tuy nhiên, tờ Nhật báo quân đội giải phóng và nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc gọi tàu sân bay trực thăng thế hệ mới 22DDH này là một “tàu sân bay” trá hình.
     
    “Đó là một tàu sân bay và Nhật chỉ gọi đó là “tàu khu trục trực thăng” để nhằm giảm nhẹ đặc tính gây hấn của nó”, China Daily dẫn lời ông Zhang nhận định. Ông cũng cho rằng Nhật đang tạo ra căng thẳng khu vực bằng cách phá vỡ trật tự thời hậu chiến.
     
    Hồi Thế chiến II, Nhật có một trong những lực lượng hải quân tốt nhất Thái Bình Dương. Theo điều khoản đầu hàng năm 1945 trước quân Đồng minh, hiến pháp của Nhật không cho phép nước này hoạt động tàu sân bay.
     
    Tờ báo cũng dẫn lời Jin Canrong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin Trung Quốc, cho hay mặc dù hiện tàu không phải 100% là tàu sân bay nhưng có thể là nơi để lực lượng Nhật được huấn luyện giống như trên tàu sân bay.
     
    Họ cho rằng tàu có thể tái tân trang để hỗ trợ cho máy bay chiến đấu nếu hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật thay đổi trong tương lai.
     
    Tàu chiến Nhật cũng bị “nhíu mày” trên tờ China Daily bởi nó “cùng tên với tàu đô đốc của hạm đội Nhật Bản từng xâm lược Trung Quốc vào những năm 1930”.
     
    “Đây chỉ là “trò” khác của chính phủ Nhật…Trung Quốc chỉ có thể phản ứng với Izumo, tàu sân bay hạng nhẹ được dán mác “tàu hộ tống”, bằng cách phát triển một tàu sân bay thực sự”, tờ Hoàn Cầu ra bình luận.
     
    Trung Quốc gần đây đã triển khai chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu Liêu Ninh, được tân trang từ một vỏ tàu từ thời Liên Xô cũ của Ukraine. Bắc Kinh được cho là đang xây dựng thêm các tàu cùng loại, dựa trên kinh nghiệm mà họ đã có đối với tàu Liêu Ninh.
     
    Theo tờ China Daily, thì tàu chiến mới của Nhật lớn hơn nhiều so với tàu sân bay của nhiều nước, xét về chiều dài boong và trọng lượng rẽ nước. Tờ báo dẫn lời Zhang Junshe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc, cho rằng tàu có thể dễ dàng và nhanh chóng tái tân trang để hỗ trợ cho chiến đấu cơ F35-B, chiến đấu cơ có khả năng tham chiến mạnh.
     
    Tàu Izumo được xây dựng từ năm 2009,  nhưng nó được “trình làng” vào đúng thời điểm mối quan hệ giữa hai ông lớn châu Á Trung-Nhật tăng nhiệt vì tranh chấp hải đảo. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
     
    Căng thẳng trên quần đảo đã khiến cả hai nước phái quân đội tuần tra thường xuyên khu vực. Bắc Kinh cũng tăng chi tiêu quân sự, khiến nhiều người bên trong nước Nhật kêu gọi xem xét lại hiến pháp hòa bình bấy lâu nay của Tokyo.
     
    Chính sách quân sự của Nhật đã thay đổi vào năm 2010, đặc biệt nhằm phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tokyo dự kiến sẽ đệ trình việc xét cứu lại chính sách tiếp theo của nước này vào cuối năm nay, để đáp ứng những thay đổi gần đây trong cán cân quyền lực quân sự trong khu vực. Đặc biệt Tokyo muốn củng cố khả năng phòng thủ tên lửa và có thể cần thêm các khả năng phòng thủ khác để có thể tấn công được căn cứ quân sự của các nước khác. Những thông tin này đã được Bộ Quốc phòng Nhật hé lộ vào tháng trước.
      
    Theo China Daily, động thái của Tokyo trùng vào thời điểm Manila cũng đang nỗ lực nâng cấp quân đội của mình. Mới đây, hải quân Philippines đã tiếp nhận chiếc tàu chiến thứ hai, tàu từng phục vụ trong Lực lượng tuần duyên Mỹ. Manila đã nhận tàu đầu tiên vào năm 2011.
     
    China Daily dẫn lời các nhà phân tích cho rằng các tàu chiến ở Nhật và Philippines là bằng chứng cho thấy họ đang nỗ lực giành thế “thượng phong” trong cuộc tranh chấp hải đảo với Trung Quốc. Tờ báo cũng cáo buộc hai nước đang châm ngòi cho một cuộc đua vũ trang, làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
     
    Tờ báo cũng cho biết Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 6/8 đã bày tỏ quan ngại về “việc liên tục củng cố quân sự” của Nhật và kêu gọi Nhật đi đúng theo chính sách phòng vệ hòa bình của mình.
     
    “Nhật nên nhìn lại lịch sử của mình, giữ vững chính sách phòng vệ và lời hứa theo con đường phát triển hòa bình”, Cục báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết với tờ China Daily. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng kêu gọi các nước láng giềng của Nhật và cộng đồng quốc tế “cảnh giác cao độ”.
     
    Trong khi đó, tờ Russia Today của Nga dẫn các chuyên gia quân sự, cho rằng, về mặt kỹ thuật Izumo là một tàu khu trục thiếu khả năng “phóng máy bay” trên boong, nhưng trong tương lai nó có thể được sử dụng cho các chiến đấu cơ có khả năng cất cánh thẳng. Dĩ nhiên, Nhật Bản phủ nhận kế hoạch này.