Tờ Korea Herald vừa có bài viết nhận định về những hoạt động gây tiếng vang của Thủ tướng Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Dân trí xin giới thiệu bản dịch của bài viết này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Truyền thông quốc tế những ngày qua dồn dập đưa tin về những hoạt động dày đặc của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng tại New York, đặc biệt là bài phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Với cương vị Thủ tướng của một đất nước từng trải qua chiến tranh, ông Dũng nói, những chia sẻ này “đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu”.
Thủ tướng Việt Nam đến Mỹ trong bối cảnh kinh tế, chính trị Việt Namđang có những tín hiệu sáng sủa và tương đối lạc quan. Nợ xấu đã được kiểm soát và trước cộng đồng quốc tế, Thủ tướng công bố: “Mục tiêu ViệtNam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cam kết trước Quốc hội điều đó và chúng tôi tin là sẽ làm được”. Niềm tin vào một nền kinh tế mới nổi nhiều triển vọng đang được cải cách mạnh mẽ để vươn lên đã quay trở lại với các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Bằng chứng là mới đây, Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần của Tập đoàn Vingroup. Đây là mức đầu tư lần đầu lớn nhất từ trước đến nay của một quỹ đầu tư toàn cầu vào một doanh nghiệp của ViệtNam.
Tại buổi nói chuyện với 50 doanh nhân hàng đầu Hoa Kỳ, niềm tin ấy tiếp tục được củng cố khi Thủ tướng thẳng thắn chia sẻ những thông tin về việc Việt Nam tiếp tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tướng đã trực tiếp và công khai kêu gọi các nhà đầu tư nên tham gia thị trường tài chính, cụ thể là đầu tư vào thị trường bảo hiểm, chứng khoán và đặc biệt là thị trường bất động sản của Việt Nam. Ông cho biết đây đang là thời điểm “vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài, và cho rằng chắc chắn Warburg Pincus bỏ vào “200 triệu USD” sẽ thành công khi thị trường đang ấm dần lên với các giải pháp cụ thể của Việt Nam.
Thông điệp do Thủ tướng Việt Nam đưa ra đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ. Phát biểu với giới truyền thông, bà Josette Sheeran, Chủ tịch Hội châu Á bày tỏ: “Ông Dũng đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng đối với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ: Việt Nam có tầm nhìn lớn, hoài bão lớn trong phát triển kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới. Hơn nữa, Thủ tướng đã nêu rõ kế hoạch hành động của Việt Namtrong việc giải quyết các thách thức trong nước và để cộng đồng quốc tế thấy rõ rằng, Việt Nam thực sự muốn đóng góp hết sức mình cho thế giới”.
Điều khiến cộng đồng doanh nhân cũng như giới quan sát đánh giá cao Thủ tướng trong chuyến thăm New York lần này đó là sự kiên định của ông trước những khó khăn trước mắt đối với Việt Nam và những cam kết của cá nhân Thủ tướng về một chương trình cải cách sâu rộng và đổi mới.
Thủ tướng Việt Nam tới New York lần này với một niềm tin lớn sau khi tạo nên sự chú ý đặc biệt tại Đối thoại Shangri-La. Không khó hiểu khi truyền thông quốc tế săn đón vị nguyên thủ đến từ Châu Á này bởi Châu Á đang là tâm điểm của thế giới và tâm điểm của Châu Á rõ ràng là người đứng đầu chính phủ Việt Nam, người khiến Châu Á trở nên quan trọng hơn sau bài phát biểu “dậy sóng” tại Shangri-La.
Tại Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Thủ tướng đã làm truyền thông quốc tế hài lòng khi có bài phát biểu hết sức ấn tượng với tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là diễn đàn lớn nhất hành tinh và những vấn đề ông đề cập trong bài phát biểu đầy biểu cảm của mình chính là những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm như hòa bình, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
Lần đầu tiên, tại một diễn đàn toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang bị đe dọa bởi nội chiến và nguy cơ chiến tranh hóa học, người đứng đầu một đất nước từng chìm trong chiến tranh và đói nghèo, đồng thời từng là một người lính cầm súng bảo vệ đất nước đã cất tiếng nói từ đáy lòng dân tộc mình. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã thoát khỏi vị trí một nguyên thủ, ông nói tiếng nói của một người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng: “những điều tôi chia sẻ trên đây đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu. Chỉ mấy mươi năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Một đất nước xa xôi với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người Việt Namchúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất dioxin – một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống con người”. Và ông khẳng định với toàn thế giới: “Với truyền thống "đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" bằng lòng quả cảm hy sinh và sức sáng tạo phi thường; nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được nền Độc lập, thống nhất được Tổ quốc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai bắt tay xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn; Đổi mới, hội nhập và phát triển”.
Thông điệp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây xúc động sâu sắc với cộng đồng quốc tế và với chính những người dân Việt Nam. Nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Di Niên chia sẻ với Đài phát thanh quốc gia rằng ông đã không giấu được tình cảm của mình với bài phát biểu hết sức cảm động và sâu sắc với những hình ảnh đi vào lòng người của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Niên nói, mọi người khi nghe Thủ tướng phát biểu: “Sinh mạng con người, dù màu da nào, cũng quý như nhau. Mạng sống của một người bị cướp đi thì đối với một gia đình, dù ở ngay khu Manhattan này hay ở nơi hẻo lánh nào đó trên Trái đất, cũng đều là mất mát thương đau”, đều vỡ òa cảm xúc và tiếng nói, nguyện vọng hòa bình như được cất lên một cách tự nhiên, ai cũng thấy nguyện vọng hòa bình- phát triển là nhu cầu tất yếu. Và đề làm được điều đó, việc “xây dựng niềm tin chiến lược” lại được Thủ tướng nhắc lại một lần nữa sau thông điệp vang dội này tại đối thoại Shangri-La.
Song song với “khúc đồng vọng” về thông điệp niềm tin từ Shangri-La, trong bài phát biểu tại LHQ người đứng đầu chính phủ Việt Nam khiến thế giới sững sờ khi lấy hình ảnh những người lính ngự lâm của Đại văn hào người Pháp Alexandre Dumas để ví von, kêu gọi cộng đồng quốc tế bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn cho các hoạt động bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hành tinh. Ông kêu gọi các nước hãy tăng cường sự trợ giúp lẫn nhau và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu qủa vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người”.
Giới quan sát cho rằng Thủ tướng đã xây dựng thành công niềm tin chiến lược của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam sau đối thoại Shangri-La và chuyến thăm Hoa Kỳ cộng với bài phát biểu gây ấn tượng mạnh tại Liên Hợp Quốc. Làn sóng đầu tư từ Hoa Kỳ về Việt Nam sẽ là những tín hiệu đầu tiên cho thấy niềm tin này đang “bén rễ, đâm chồi”. Chính Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Việt Nam đã xác nhận điều này khi nói rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bạn thân thiết của Hoa Kỳ. Sự hiện diện của ông Dũng tại Hoa Kỳ thể hiện niềm tin của các DN Hoa Kỳ vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. “Kinh tế toàn cầu ảm đạm nhưng thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn đạt trên 22 tỷ USD trong năm ngoái. Chúng tôi mong muốn con số này sẽ tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới. Các nhà DN Hoa Kỳ cũng rất háo hức kinh doanh ở Việt Nam khi TPP hoàn thành”, Alex, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Việt Nam khẳng định.
Trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không có vị nguyên thủ nào của Châu Á khiến cho Hoa Kỳ hay cộng đồng quốc tế “mở lòng” đến vậy. Tài năng của ông trên chính trường quốc tế đã đem về cho Việt Nam những giá trị khác biệt về hình ảnh một đất nước đổi mới, giá trị đó vô hình nhưng lại lớn hơn nhiều tổng số đô la từ các dự án FDI mang lại. Đường lối ngoại giao của Thủ tướng có sự mềm mỏng, linh hoạt nhưng đầy quyết đoán, thông minh và bản lĩnh trước các vấn đề lớn lao liên quan tới vận mệnh đất nước và khu vực như vấn đề Biển Đông, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, thoát đáy khủng hoảng đã khiến ông trở thành chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở Châu Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người lính ngự lâm quả cảm, đang khiến cả thế giới xích lại gần nhau với “niềm tin chiến lược” và tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Ông được truyền thông quốc tế đánh giá là vị Thủ tướng tiêu biểu của Châu Á và là nhân vật không thể thay thế của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang có nhiều thử thách mang tính chất quyết định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Truyền thông quốc tế những ngày qua dồn dập đưa tin về những hoạt động dày đặc của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng tại New York, đặc biệt là bài phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Với cương vị Thủ tướng của một đất nước từng trải qua chiến tranh, ông Dũng nói, những chia sẻ này “đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu”.
Thủ tướng Việt Nam đến Mỹ trong bối cảnh kinh tế, chính trị Việt Namđang có những tín hiệu sáng sủa và tương đối lạc quan. Nợ xấu đã được kiểm soát và trước cộng đồng quốc tế, Thủ tướng công bố: “Mục tiêu ViệtNam đặt ra đến cuối 2015 nợ xấu dưới 3%. Ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cam kết trước Quốc hội điều đó và chúng tôi tin là sẽ làm được”. Niềm tin vào một nền kinh tế mới nổi nhiều triển vọng đang được cải cách mạnh mẽ để vươn lên đã quay trở lại với các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Bằng chứng là mới đây, Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần của Tập đoàn Vingroup. Đây là mức đầu tư lần đầu lớn nhất từ trước đến nay của một quỹ đầu tư toàn cầu vào một doanh nghiệp của ViệtNam.
Tại buổi nói chuyện với 50 doanh nhân hàng đầu Hoa Kỳ, niềm tin ấy tiếp tục được củng cố khi Thủ tướng thẳng thắn chia sẻ những thông tin về việc Việt Nam tiếp tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài. Thủ tướng đã trực tiếp và công khai kêu gọi các nhà đầu tư nên tham gia thị trường tài chính, cụ thể là đầu tư vào thị trường bảo hiểm, chứng khoán và đặc biệt là thị trường bất động sản của Việt Nam. Ông cho biết đây đang là thời điểm “vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài, và cho rằng chắc chắn Warburg Pincus bỏ vào “200 triệu USD” sẽ thành công khi thị trường đang ấm dần lên với các giải pháp cụ thể của Việt Nam.
Thông điệp do Thủ tướng Việt Nam đưa ra đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ. Phát biểu với giới truyền thông, bà Josette Sheeran, Chủ tịch Hội châu Á bày tỏ: “Ông Dũng đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng đối với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ: Việt Nam có tầm nhìn lớn, hoài bão lớn trong phát triển kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới. Hơn nữa, Thủ tướng đã nêu rõ kế hoạch hành động của Việt Namtrong việc giải quyết các thách thức trong nước và để cộng đồng quốc tế thấy rõ rằng, Việt Nam thực sự muốn đóng góp hết sức mình cho thế giới”.
Điều khiến cộng đồng doanh nhân cũng như giới quan sát đánh giá cao Thủ tướng trong chuyến thăm New York lần này đó là sự kiên định của ông trước những khó khăn trước mắt đối với Việt Nam và những cam kết của cá nhân Thủ tướng về một chương trình cải cách sâu rộng và đổi mới.
Thủ tướng Việt Nam tới New York lần này với một niềm tin lớn sau khi tạo nên sự chú ý đặc biệt tại Đối thoại Shangri-La. Không khó hiểu khi truyền thông quốc tế săn đón vị nguyên thủ đến từ Châu Á này bởi Châu Á đang là tâm điểm của thế giới và tâm điểm của Châu Á rõ ràng là người đứng đầu chính phủ Việt Nam, người khiến Châu Á trở nên quan trọng hơn sau bài phát biểu “dậy sóng” tại Shangri-La.
Tại Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Thủ tướng đã làm truyền thông quốc tế hài lòng khi có bài phát biểu hết sức ấn tượng với tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là diễn đàn lớn nhất hành tinh và những vấn đề ông đề cập trong bài phát biểu đầy biểu cảm của mình chính là những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm như hòa bình, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
Lần đầu tiên, tại một diễn đàn toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang bị đe dọa bởi nội chiến và nguy cơ chiến tranh hóa học, người đứng đầu một đất nước từng chìm trong chiến tranh và đói nghèo, đồng thời từng là một người lính cầm súng bảo vệ đất nước đã cất tiếng nói từ đáy lòng dân tộc mình. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã thoát khỏi vị trí một nguyên thủ, ông nói tiếng nói của một người lính của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng: “những điều tôi chia sẻ trên đây đều là những trải nghiệm thấm đẫm mồ hôi và xương máu. Chỉ mấy mươi năm trước, hai tiếng Việt Nam gắn liền với chiến tranh và phân ly, với máu lửa và nước mắt. Một đất nước xa xôi với tên gọi Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 15 triệu tấn bom đạn, nghĩa là gấp 4 lần tổng số bom đạn đã sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mỗi người Việt Namchúng tôi đã phải hứng chịu một lượng bom đạn gấp gần 10 lần trọng lượng cơ thể mình. Đó là chưa kể hàng trăm triệu lít hóa chất có chứa chất dioxin – một sát thủ thầm lặng ghê gớm đối với sức khỏe và nòi giống con người”. Và ông khẳng định với toàn thế giới: “Với truyền thống "đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" bằng lòng quả cảm hy sinh và sức sáng tạo phi thường; nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được nền Độc lập, thống nhất được Tổ quốc, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai bắt tay xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn; Đổi mới, hội nhập và phát triển”.
Thông điệp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây xúc động sâu sắc với cộng đồng quốc tế và với chính những người dân Việt Nam. Nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Di Niên chia sẻ với Đài phát thanh quốc gia rằng ông đã không giấu được tình cảm của mình với bài phát biểu hết sức cảm động và sâu sắc với những hình ảnh đi vào lòng người của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Niên nói, mọi người khi nghe Thủ tướng phát biểu: “Sinh mạng con người, dù màu da nào, cũng quý như nhau. Mạng sống của một người bị cướp đi thì đối với một gia đình, dù ở ngay khu Manhattan này hay ở nơi hẻo lánh nào đó trên Trái đất, cũng đều là mất mát thương đau”, đều vỡ òa cảm xúc và tiếng nói, nguyện vọng hòa bình như được cất lên một cách tự nhiên, ai cũng thấy nguyện vọng hòa bình- phát triển là nhu cầu tất yếu. Và đề làm được điều đó, việc “xây dựng niềm tin chiến lược” lại được Thủ tướng nhắc lại một lần nữa sau thông điệp vang dội này tại đối thoại Shangri-La.
Song song với “khúc đồng vọng” về thông điệp niềm tin từ Shangri-La, trong bài phát biểu tại LHQ người đứng đầu chính phủ Việt Nam khiến thế giới sững sờ khi lấy hình ảnh những người lính ngự lâm của Đại văn hào người Pháp Alexandre Dumas để ví von, kêu gọi cộng đồng quốc tế bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn cho các hoạt động bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hành tinh. Ông kêu gọi các nước hãy tăng cường sự trợ giúp lẫn nhau và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu qủa vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người”.
Giới quan sát cho rằng Thủ tướng đã xây dựng thành công niềm tin chiến lược của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam sau đối thoại Shangri-La và chuyến thăm Hoa Kỳ cộng với bài phát biểu gây ấn tượng mạnh tại Liên Hợp Quốc. Làn sóng đầu tư từ Hoa Kỳ về Việt Nam sẽ là những tín hiệu đầu tiên cho thấy niềm tin này đang “bén rễ, đâm chồi”. Chính Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Việt Nam đã xác nhận điều này khi nói rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bạn thân thiết của Hoa Kỳ. Sự hiện diện của ông Dũng tại Hoa Kỳ thể hiện niềm tin của các DN Hoa Kỳ vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. “Kinh tế toàn cầu ảm đạm nhưng thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn đạt trên 22 tỷ USD trong năm ngoái. Chúng tôi mong muốn con số này sẽ tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới. Các nhà DN Hoa Kỳ cũng rất háo hức kinh doanh ở Việt Nam khi TPP hoàn thành”, Alex, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Việt Nam khẳng định.
Trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không có vị nguyên thủ nào của Châu Á khiến cho Hoa Kỳ hay cộng đồng quốc tế “mở lòng” đến vậy. Tài năng của ông trên chính trường quốc tế đã đem về cho Việt Nam những giá trị khác biệt về hình ảnh một đất nước đổi mới, giá trị đó vô hình nhưng lại lớn hơn nhiều tổng số đô la từ các dự án FDI mang lại. Đường lối ngoại giao của Thủ tướng có sự mềm mỏng, linh hoạt nhưng đầy quyết đoán, thông minh và bản lĩnh trước các vấn đề lớn lao liên quan tới vận mệnh đất nước và khu vực như vấn đề Biển Đông, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, thoát đáy khủng hoảng đã khiến ông trở thành chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở Châu Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người lính ngự lâm quả cảm, đang khiến cả thế giới xích lại gần nhau với “niềm tin chiến lược” và tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Ông được truyền thông quốc tế đánh giá là vị Thủ tướng tiêu biểu của Châu Á và là nhân vật không thể thay thế của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang có nhiều thử thách mang tính chất quyết định.
Theo Dân Trí