“Mấy hôm trước còn bán 3 củ su hào được 1.000 đồng để đổi lấy 1 thanh đậu trong bữa cơm nhưng giờ thì gạo cũng hết rồi nên cả gia đình ăn su hào trừ bữa chứ không thì đói mất”.
Đó là lời tâm sự nghẹn đắng của chị Phùng Thị Ngà (thôn Nương Tụ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội) mà chúng tôi đã có dịp đến thăm trong những ngày đầu năm mới. Gió, rét và những cái rùng mình run rẩy của chị trong chiếc áo mỏng tang càng trở nên đồng điệu, đáng thương bởi những tiếng nấc đặc không tròn vành, rõ chữ. Đôi bàn tay gầy guộc, mong manh như cái cành cây sắp gãy, chị cố lần từng tờ bệnh án của cả gia đình cho tôi xem mà nước mắt lưng tròng.
“Mọi thứ đến đột ngột và nhanh quá khiến chị không kịp nghĩ nó là sự thật em ạ. Nhiều khi chị chỉ ước dù chỉ trong 1 giây, 1 phút thôi rằng mình đang mơ chứ thực tế không phải như vậy”- giọng chị bắt đầu trùng xuống để rồi liền sau đó phơi bày một cách “trần trụi” bức tranh cuộc sống của gia đình với toàn một “màu đen” xám xịt.
Năm 2010, sau những dấu hiệu đau, tức ngực, chị được bác sĩ thông báo chính thức mang án tử bởi căn bệnh ung thư vú. Suy sụp và mất phương hướng, ấy vậy mà người đàn bà này vẫn quyết im lặng, không nói nửa lời bởi hoàn cảnh gia đình nghèo khó và hai con đang ở độ tuổi đi học. Chị bảo: “Đau lắm, cơ thể lúc nào cũng như có trăm nghìn mũi kim châm vào nhưng lấy tiền đâu mà đi bệnh viện nên chị chịu vậy thôi”. Tuy nhiên sức người có hạn, chị sao “đấu” lại được với sự hành hạ của căn bệnh quái ác nên cuối cùng gia đình cũng phát hiện và ép đi bệnh viện nhưng trong lòng chị còn đau hơn bội phần vì thấy các con đói khổ.
Vừa phải chiến đấu với bệnh tật, năm 2011 chị Ngà một lần nữa lại ngã quỵ bởi phải chứng kiến cảnh con trai Phùng Nghĩa Thắng bị nhiễm trùng thấu khớp gối trái phải điều trị ở bệnh viện 108. Hậu quả của căn bệnh khiến em bị cứng khớp và không còn khả năng lao động.
Liên tiếp chỉ sau đó một năm (năm 2012) tiếp tục con trai đầu của chị là Phùng Nghĩa Chức bị khối u ở vòm phải tiến hành phẫu thuật ở bệnh viện Việt Nam Cu Ba. Càng nguy hiểm hơn khi đến tháng 11 năm đó Chức tiếp tục bị tai nạn trong lúc đi làm thêm phải nhập viện 198 để điều trị. Hiện tại em vẫn phải đặt 2 ống thông khí ở trong tai để giúp thoát dịch khí nhưng cái hẹn của bác sĩ : “Phải đến viện khám thường xuyên” chưa một lần nào em thực hiện được bởi: “Nhà không có tiền, mẹ và em lại đau ốm nên em cũng không để ý nữa” – Chức tâm sự.
Nhà có 4 người, thì đến 3 người đi viện, những tưởng lúc này anh Phong (chồng chị Ngà) sẽ là cánh tay phải để vực gia đình dậy nhưng điều hi vọng cuối cùng này cũng không thành sự thật bởi: “Đúng thời gian này năm ngoái thì anh bị nhiễm trùng uốn ván phải cấp cứu và điều trị ở bệnh viện Nhiệt Đới TW em ạ. Cả cơ thể anh bị cứng, co giật toàn thân nên bác sĩ phải cho thở máy và sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Lúc đó mẹ con chị tưởng anh sẽ không còn sống để trở về nữa nhưng ông trời vẫn thương cho anh được tỉnh lại” – chị Ngà kể lại.
4 năm, thời gian quá ngắn ngủi ấy vậy mà số phận vẫn buộc cả 4 người trong gia đình chị phải đi hết bệnh viện này đến bệnh viện kia. Đó cũng là cách lí giải vì sao chị - một người phụ nữ chịu thương chịu khó không nề hà bất cứ công việc nào mà đến cái ăn lo cũng không nổi. Cay đắng vì ông trời giáng họa nhưng trong sâu thẳm đôi mắt nhòe nước kia là cả một sự xấu hổ đến ngượng ngùng. “Bệnh tật đã chọn chị rồi, chị không dám cãi lại nhưng các con chị, chúng có tội gì đâu mà ông trời vừa bắt chúng mang bệnh, lại vừa bắt chúng phải chịu cảnh đói khát như lúc này hả em?... Bậc làm cha, làm mẹ như chị sao cầm lòng được đây, cứ như thế này thì đến lúc chết chị cũng không nhắm mắt nổi đâu?”.
Lời chị nói nghẹn ngào, đứt đoạn nhưng tôi có cảm giác như lưỡi dao sắc ngọt cứa vào tim đau lắm. Có lẽ với chị đã lâu lắm rồi, nỗi đau không còn chỉ ở thể xác bởi căn bệnh ung thư quái ác kia mà nỗi đau đớn thực sự nằm ở sự dằn vặt bản thân khi bất lực nhìn chồng, con đói khổ. 1000 đồng 3 củ su hào, chị lại giơ ngón tay bắt đầu nhẩm tính với hai hàng nước mắt ướt nhẹp… Nhưng giờ hết gạo rồi, phải ăn nó thôi không thì cả nhà đói mất.
Số ĐT: 0167.625.9693
Đó là lời tâm sự nghẹn đắng của chị Phùng Thị Ngà (thôn Nương Tụ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội) mà chúng tôi đã có dịp đến thăm trong những ngày đầu năm mới. Gió, rét và những cái rùng mình run rẩy của chị trong chiếc áo mỏng tang càng trở nên đồng điệu, đáng thương bởi những tiếng nấc đặc không tròn vành, rõ chữ. Đôi bàn tay gầy guộc, mong manh như cái cành cây sắp gãy, chị cố lần từng tờ bệnh án của cả gia đình cho tôi xem mà nước mắt lưng tròng.
Bị ung thư vú đã 4 năm nay, tính mạng của chị Ngà được tính bằng ngày, bằng tháng.
“Mọi thứ đến đột ngột và nhanh quá khiến chị không kịp nghĩ nó là sự thật em ạ. Nhiều khi chị chỉ ước dù chỉ trong 1 giây, 1 phút thôi rằng mình đang mơ chứ thực tế không phải như vậy”- giọng chị bắt đầu trùng xuống để rồi liền sau đó phơi bày một cách “trần trụi” bức tranh cuộc sống của gia đình với toàn một “màu đen” xám xịt.
Năm 2010, sau những dấu hiệu đau, tức ngực, chị được bác sĩ thông báo chính thức mang án tử bởi căn bệnh ung thư vú. Suy sụp và mất phương hướng, ấy vậy mà người đàn bà này vẫn quyết im lặng, không nói nửa lời bởi hoàn cảnh gia đình nghèo khó và hai con đang ở độ tuổi đi học. Chị bảo: “Đau lắm, cơ thể lúc nào cũng như có trăm nghìn mũi kim châm vào nhưng lấy tiền đâu mà đi bệnh viện nên chị chịu vậy thôi”. Tuy nhiên sức người có hạn, chị sao “đấu” lại được với sự hành hạ của căn bệnh quái ác nên cuối cùng gia đình cũng phát hiện và ép đi bệnh viện nhưng trong lòng chị còn đau hơn bội phần vì thấy các con đói khổ.
Chồng chị sau đợt điều trị ở bệnh viện về, sức khỏe luôn yếu ớt không làm được gì.
Vừa phải chiến đấu với bệnh tật, năm 2011 chị Ngà một lần nữa lại ngã quỵ bởi phải chứng kiến cảnh con trai Phùng Nghĩa Thắng bị nhiễm trùng thấu khớp gối trái phải điều trị ở bệnh viện 108. Hậu quả của căn bệnh khiến em bị cứng khớp và không còn khả năng lao động.
Liên tiếp chỉ sau đó một năm (năm 2012) tiếp tục con trai đầu của chị là Phùng Nghĩa Chức bị khối u ở vòm phải tiến hành phẫu thuật ở bệnh viện Việt Nam Cu Ba. Càng nguy hiểm hơn khi đến tháng 11 năm đó Chức tiếp tục bị tai nạn trong lúc đi làm thêm phải nhập viện 198 để điều trị. Hiện tại em vẫn phải đặt 2 ống thông khí ở trong tai để giúp thoát dịch khí nhưng cái hẹn của bác sĩ : “Phải đến viện khám thường xuyên” chưa một lần nào em thực hiện được bởi: “Nhà không có tiền, mẹ và em lại đau ốm nên em cũng không để ý nữa” – Chức tâm sự.
Cậu bé Thắng bị nhiễm trùng thấu khớp trái, cứng khớp và không có khả năng lao động.
Nhà có 4 người, thì đến 3 người đi viện, những tưởng lúc này anh Phong (chồng chị Ngà) sẽ là cánh tay phải để vực gia đình dậy nhưng điều hi vọng cuối cùng này cũng không thành sự thật bởi: “Đúng thời gian này năm ngoái thì anh bị nhiễm trùng uốn ván phải cấp cứu và điều trị ở bệnh viện Nhiệt Đới TW em ạ. Cả cơ thể anh bị cứng, co giật toàn thân nên bác sĩ phải cho thở máy và sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác. Lúc đó mẹ con chị tưởng anh sẽ không còn sống để trở về nữa nhưng ông trời vẫn thương cho anh được tỉnh lại” – chị Ngà kể lại.
Bữa cơm đạm bạc của gia đình chị Ngà trong những ngày còn gạo ăn.
4 năm, thời gian quá ngắn ngủi ấy vậy mà số phận vẫn buộc cả 4 người trong gia đình chị phải đi hết bệnh viện này đến bệnh viện kia. Đó cũng là cách lí giải vì sao chị - một người phụ nữ chịu thương chịu khó không nề hà bất cứ công việc nào mà đến cái ăn lo cũng không nổi. Cay đắng vì ông trời giáng họa nhưng trong sâu thẳm đôi mắt nhòe nước kia là cả một sự xấu hổ đến ngượng ngùng. “Bệnh tật đã chọn chị rồi, chị không dám cãi lại nhưng các con chị, chúng có tội gì đâu mà ông trời vừa bắt chúng mang bệnh, lại vừa bắt chúng phải chịu cảnh đói khát như lúc này hả em?... Bậc làm cha, làm mẹ như chị sao cầm lòng được đây, cứ như thế này thì đến lúc chết chị cũng không nhắm mắt nổi đâu?”.
Tương lai của em rồi sẽ đi về đâu khi cả gia đình đều bệnh tật và sự sống trông chờ vào từng củ su hào như thế này?
Lời chị nói nghẹn ngào, đứt đoạn nhưng tôi có cảm giác như lưỡi dao sắc ngọt cứa vào tim đau lắm. Có lẽ với chị đã lâu lắm rồi, nỗi đau không còn chỉ ở thể xác bởi căn bệnh ung thư quái ác kia mà nỗi đau đớn thực sự nằm ở sự dằn vặt bản thân khi bất lực nhìn chồng, con đói khổ. 1000 đồng 3 củ su hào, chị lại giơ ngón tay bắt đầu nhẩm tính với hai hàng nước mắt ướt nhẹp… Nhưng giờ hết gạo rồi, phải ăn nó thôi không thì cả nhà đói mất.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 1326: Chị Phùng Thị Ngà (thôn Nương Tụ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội)Số ĐT: 0167.625.9693
Theo Dân Trí