Con số 34.000 tỷ đồng kinh phí của Đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông, nhiều chuyên gia, người dân đã rất băn khoăn, bức xúc, không đồng tình vì quá lãng phí, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nói rõ trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” tối ngày 20/4.
Bộ trưởng nghĩ thế nào khi Bộ GD-ĐT đề xuất tới 34.000 tỷ đồng chỉ để đổi mới chương trình, SGK phổ thông, một dự án quá lãng phí, không thể chấp nhận được?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nếu cần phải có đến 34.000 tỷ đồng chỉ để biên soạn chương trình SGK mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên cần phải nói rõ con số 34.000 tỷ không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Trong lần trình này, Chính phủ xin với QH bàn để ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông, tương tự năm 2000 Chính phủ đã xin và QH đã ra nghị quyết.
Kết cấu của Nghị quyết đơn giản chỉ gồm 3 phần: mục tiêu đổi mới, tiến độ và tổ chức thực hiện quá trình đó thế nào. Trong hồ sơ chúng tôi gửi sang UBTVQH cũng không có con số nào về tiền nong.
Vậy tại sao lại có con số 34.000 tỷ đồng, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Con số 34.000 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong con số 34.000 tỷ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng.
100 tỷ đồng và 34.000 tỷ đồng là hai con số khác xa nhau rất nhiều và Bộ trưởng có nói đây là ước tính của các nhóm chuyên gia. Vậy tại sao chính đại diện của Bộ GD-ĐT lại nhắc đi, nhắc lại con số này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là một sai sót đáng tiếc. Vào những ngày UBTVQH tổ chức cuộc giải trình này, tôi phải đi công tác nước ngoài trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN nên không thể tham gia trực tiếp. Tại phiên giải trình này, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình thì không có nội dung về tiền nong. Con số 34.000 tỷ đồng được nêu lên khi trả lời câu hỏi của các Ủy viên UBTVQH. Để xảy ra sai sót thì trách nhiệm thuộc vê Bộ GD-ĐT và chúng tôi xin nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định Tờ trình và hồ sơ gửi sang UBTVQH không có con số này. Việc trình này mới chỉ là bước đầu xin chủ trương còn sau đấy sẽ triển khai rất nhiều công việc.
Bộ trưởng có thể cho biết những bước tiếp sau sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tất cả những việc tiếp theo sẽ được triển khai theo quy trình rất chặt chẽ. Sau khi QH ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông, Thủ tướng sẽ ban hành các chương trình, kế hoạch triển thực hiện. Các bộ, ngành sẽ có những công việc cụ thể. Bộ GD-ĐT, theo phân công sẽ xây dựng đề án về biên soạn chương trình, SGK phổ thông mới trong đó có nêu tất cả các công việc liên quan, định mức, quy định mức chi tiêu, số tiền, các nguồn lực khác cần phải có. Đề án đó sẽ được công bố rộng rãi để xin ý kiến công luận và chuyên gia, ý kiến của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới Giáo dục. Các bộ ngành sẽ thẩm định. Chính phủ sẽ thảo luận. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT tiếp thu các ý kiến đóng góp,hoàn chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, ban hành quyết định theo thẩm quyền, hoặc sẽ báo cáo với QH nếu công việc vượt thẩm quyền.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nếu cần phải có đến 34.000 tỷ đồng chỉ để biên soạn chương trình SGK mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên cần phải nói rõ con số 34.000 tỷ không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Trong lần trình này, Chính phủ xin với QH bàn để ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông, tương tự năm 2000 Chính phủ đã xin và QH đã ra nghị quyết.
Kết cấu của Nghị quyết đơn giản chỉ gồm 3 phần: mục tiêu đổi mới, tiến độ và tổ chức thực hiện quá trình đó thế nào. Trong hồ sơ chúng tôi gửi sang UBTVQH cũng không có con số nào về tiền nong.
Vậy tại sao lại có con số 34.000 tỷ đồng, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Con số 34.000 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong con số 34.000 tỷ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng.
100 tỷ đồng và 34.000 tỷ đồng là hai con số khác xa nhau rất nhiều và Bộ trưởng có nói đây là ước tính của các nhóm chuyên gia. Vậy tại sao chính đại diện của Bộ GD-ĐT lại nhắc đi, nhắc lại con số này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đây là một sai sót đáng tiếc. Vào những ngày UBTVQH tổ chức cuộc giải trình này, tôi phải đi công tác nước ngoài trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN nên không thể tham gia trực tiếp. Tại phiên giải trình này, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình thì không có nội dung về tiền nong. Con số 34.000 tỷ đồng được nêu lên khi trả lời câu hỏi của các Ủy viên UBTVQH. Để xảy ra sai sót thì trách nhiệm thuộc vê Bộ GD-ĐT và chúng tôi xin nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định Tờ trình và hồ sơ gửi sang UBTVQH không có con số này. Việc trình này mới chỉ là bước đầu xin chủ trương còn sau đấy sẽ triển khai rất nhiều công việc.
Bộ trưởng có thể cho biết những bước tiếp sau sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tất cả những việc tiếp theo sẽ được triển khai theo quy trình rất chặt chẽ. Sau khi QH ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông, Thủ tướng sẽ ban hành các chương trình, kế hoạch triển thực hiện. Các bộ, ngành sẽ có những công việc cụ thể. Bộ GD-ĐT, theo phân công sẽ xây dựng đề án về biên soạn chương trình, SGK phổ thông mới trong đó có nêu tất cả các công việc liên quan, định mức, quy định mức chi tiêu, số tiền, các nguồn lực khác cần phải có. Đề án đó sẽ được công bố rộng rãi để xin ý kiến công luận và chuyên gia, ý kiến của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới Giáo dục. Các bộ ngành sẽ thẩm định. Chính phủ sẽ thảo luận. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT tiếp thu các ý kiến đóng góp,hoàn chỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, ban hành quyết định theo thẩm quyền, hoặc sẽ báo cáo với QH nếu công việc vượt thẩm quyền.
Theo Dân Trí