Bị cha đẻ bỏ rơi khi mới lọt lòng, bản thân em bị mù cả 2 mắt, 14 tuổi cũng là gần chừng ấy thời gian em sống trong sự mặc cảm. Song với nghị lực phi thường và sự động viên của mẹ, em đã làm nên những điều tưởng chừng như không thể…
Đến xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, khi nhắc đến cậu học trò Trần Đức Hoàng thì ai cũng biết. Em “nổi tiếng” khắp trong làng, ngoài xã bởi sự bất hạnh và một nghị lực sống phi thường.
Hoàng là người con thứ 2 trong gia đình có 2 chị em. Ngay từ lúc sinh ra, em đã bị người bố ruột của mình bỏ rơi. Em lớn lên trong sự thương yêu của mẹ, của bà và của người chị gái.
Trớ trêu thay, sự bất hạnh vẫn cứ bám riết lấy tuổi thơ em và dường như cuộc đời này vẫn còn muốn lấy của em nhiều thứ nữa. Năm lên 5 tuổi, đôi mắt sáng quắc của em bỗng nhiên mờ lại. Em đã được đưa đi khám ở khắp mọi nơi nhưng vì không có tiền để chữa trị đến nơi đến chốn khiến cho đôi mắt của em mãi mãi không nhìn thấy ánh sáng được nữa.
Thoạt nhìn ít ai biết được em bị mù nhưng gần 10 năm qua em phải sống chìm trong bóng tối.
“Em bị bong võng mạc nhưng nhà không có tiền nên không thể chữa trị theo lịch của bác sỹ được nên giờ em nó ra nông nỗi như thế…” chị Sen với khuôn mặt hốc hác, đen sạm tỏ ra ân hận vì đã không thể cứu lấy đôi mắt của con.
Từ một cậu bé hồn nhiên, Hoàng bỗng nhút nhát, mặc cảm, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, không dám tiếp xúc với người lạ vì sợ bị trêu chọc.
Mãi về sau, nhờ sự động viên kịp thời của người mẹ, thầy cô và có lẽ em cũng thấu hiểu được sự vất vả của mẹ đang phải gánh chịu, Hoàng đã dần dần hòa đồng với mọi người.
Và có lẽ phần thưởng động viên lớn nhất mà Hoàng dành cho mẹ đó là 8 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Nói về đứa con của mình, chị Sen không thể cầm nổi những giọt nước mắt. Chị luôn tự trách mình không có đủ tiền để đưa con đi chữa trị kịp thời và để rồi mãi mãi đứa con không thể nhìn thấy được nữa.
“Nó rất ngoan. Mặc dù không thấy gì nhưng nó luôn tìm việc để giúp mẹ, giúp gia đình” chị Sen nghẹn ngào.
Vì đôi mắt của em không thể thấy nên phải học bằng chữ nổi Braille. Ngày ngày em cứ mò mẫm từng chữ, từng chữ, vì không có nhiều sách để học nên phần lớn em phải học bài theo cô giảng trên lớp học. Thế nhưng bằng nghị lực, sự đam mê của mình, 8 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Em học đều tất cả các môn, đặc biệt em học giỏi môn sinh và môn lý.
Hoàng chia sẻ: “Em không có nhiều sách bằng chữ nổi để học. Em thường phải chép bài ngay trên lớp. Nhiều lúc cô thầy đọc nhanh em không ghi kịp”.
Khi em đang dần hòa nhịp cùng cuộc sống thì chúng tôi lại chết lặng khi nghe những lời tâm sự nghẹn lòng của người mẹ về hoàn cảnh gia đình.
Từ khi người chồng vì không chịu được sự cực khổ bỏ mẹ con chị ra đi biệt tăm biệt tích, một mình chị Sen lam lụng, làm đủ thử việc để nuôi con, bù đắp phần nào thiệt thòi cho các con. Chị cũng đang phải chăm sóc một mẹ già năm nay đã ngoài 90 tuổi bị tai biến nằm một chỗ. Hiện, cả 4 con người đang sống trong một căn nhà nhỏ vừa mới được các tổ chức ban ngành quyên góp xây dựng.
3 năm trở lại đây, sức khỏe của chị yếu hẳn đi. Để lo cho 2 chị em ăn học, đặc biệt là người chị gái của Hoàng là Trần Thị Hà – hiện đang là sinh viên năm 3, Trường Đại học Nông lâm Huế, chị làm việc quần quật không biết ngày đêm, ai thuê gì cũng làm miễn có tiền cho các con ăn học. Hai năm trở lại đây, chị đang bị căn bệnh suy thận hoành hành khiến sức khỏe đang yếu dần từng ngày và không thể làm được những việc nặng.
“Giờ mà bắt nó phải nghỉ học thì thương nó quá. Nó đã chịu quá nhiều thiệt thòi rồi. Nhưng giờ mà lo cho 2 đứa ăn học cùng một lúc chị kham không nỗi nữa”, chị ghì đầu Hoàng vào lồng ngực để cố che giấu những dòng nước mắt.
Khi lắng nghe những chia sẻ của người mẹ, chúng tôi thấy được nét mặt em Hoàng hiện lên một nỗi buồn nhưng em chỉ biết im lặng, đôi mắt cứ nhay nháy liên hồi để cố ngăn những dòng nước mắt.
Hoàng mơ ước trở thành một người thầy để giúp đỡ, đồng hành với những em học sinh có hoàn cảnh giống mình.
Ước mơ của em thật cao cả, chính đáng, song nó đang quá xa vời với em. Mong rằng giấc mơ của em sẽ được chắp cánh bằng sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ kịp thời của các bạn đọc, các nhà hảo tâm.
1. Mã số 1493: Bà Trần Thị Sen (mẹ của em Hoàng), ở thôn Liên Tân, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 01695.778.159
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đến xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, khi nhắc đến cậu học trò Trần Đức Hoàng thì ai cũng biết. Em “nổi tiếng” khắp trong làng, ngoài xã bởi sự bất hạnh và một nghị lực sống phi thường.
Hoàng đang mò mẫm từng con chữ hết sức khó khăn
Hoàng là người con thứ 2 trong gia đình có 2 chị em. Ngay từ lúc sinh ra, em đã bị người bố ruột của mình bỏ rơi. Em lớn lên trong sự thương yêu của mẹ, của bà và của người chị gái.
Trớ trêu thay, sự bất hạnh vẫn cứ bám riết lấy tuổi thơ em và dường như cuộc đời này vẫn còn muốn lấy của em nhiều thứ nữa. Năm lên 5 tuổi, đôi mắt sáng quắc của em bỗng nhiên mờ lại. Em đã được đưa đi khám ở khắp mọi nơi nhưng vì không có tiền để chữa trị đến nơi đến chốn khiến cho đôi mắt của em mãi mãi không nhìn thấy ánh sáng được nữa.
Thoạt nhìn ít ai biết được em bị mù nhưng gần 10 năm qua em phải sống chìm trong bóng tối.
“Em bị bong võng mạc nhưng nhà không có tiền nên không thể chữa trị theo lịch của bác sỹ được nên giờ em nó ra nông nỗi như thế…” chị Sen với khuôn mặt hốc hác, đen sạm tỏ ra ân hận vì đã không thể cứu lấy đôi mắt của con.
Ghi bài giảng trên lớp không kịp, Hoàng thường phải nhờ bạn đọc lại để chép bài
Từ một cậu bé hồn nhiên, Hoàng bỗng nhút nhát, mặc cảm, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, không dám tiếp xúc với người lạ vì sợ bị trêu chọc.
Mãi về sau, nhờ sự động viên kịp thời của người mẹ, thầy cô và có lẽ em cũng thấu hiểu được sự vất vả của mẹ đang phải gánh chịu, Hoàng đã dần dần hòa đồng với mọi người.
Và có lẽ phần thưởng động viên lớn nhất mà Hoàng dành cho mẹ đó là 8 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Nói về đứa con của mình, chị Sen không thể cầm nổi những giọt nước mắt. Chị luôn tự trách mình không có đủ tiền để đưa con đi chữa trị kịp thời và để rồi mãi mãi đứa con không thể nhìn thấy được nữa.
8 năm qua Hoàng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường
“Nó rất ngoan. Mặc dù không thấy gì nhưng nó luôn tìm việc để giúp mẹ, giúp gia đình” chị Sen nghẹn ngào.
Vì đôi mắt của em không thể thấy nên phải học bằng chữ nổi Braille. Ngày ngày em cứ mò mẫm từng chữ, từng chữ, vì không có nhiều sách để học nên phần lớn em phải học bài theo cô giảng trên lớp học. Thế nhưng bằng nghị lực, sự đam mê của mình, 8 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Em học đều tất cả các môn, đặc biệt em học giỏi môn sinh và môn lý.
Hoàng chia sẻ: “Em không có nhiều sách bằng chữ nổi để học. Em thường phải chép bài ngay trên lớp. Nhiều lúc cô thầy đọc nhanh em không ghi kịp”.
Khi em đang dần hòa nhịp cùng cuộc sống thì chúng tôi lại chết lặng khi nghe những lời tâm sự nghẹn lòng của người mẹ về hoàn cảnh gia đình.
Từ khi người chồng vì không chịu được sự cực khổ bỏ mẹ con chị ra đi biệt tăm biệt tích, một mình chị Sen lam lụng, làm đủ thử việc để nuôi con, bù đắp phần nào thiệt thòi cho các con. Chị cũng đang phải chăm sóc một mẹ già năm nay đã ngoài 90 tuổi bị tai biến nằm một chỗ. Hiện, cả 4 con người đang sống trong một căn nhà nhỏ vừa mới được các tổ chức ban ngành quyên góp xây dựng.
3 năm trở lại đây, sức khỏe của chị yếu hẳn đi. Để lo cho 2 chị em ăn học, đặc biệt là người chị gái của Hoàng là Trần Thị Hà – hiện đang là sinh viên năm 3, Trường Đại học Nông lâm Huế, chị làm việc quần quật không biết ngày đêm, ai thuê gì cũng làm miễn có tiền cho các con ăn học. Hai năm trở lại đây, chị đang bị căn bệnh suy thận hoành hành khiến sức khỏe đang yếu dần từng ngày và không thể làm được những việc nặng.
Hiện, chị Sen đang phải chăm mẹ già ngoài 90 và chu cấp cho người con gái đang học đại học nên cuộc sống gia đình hết sức khó khăn
“Giờ mà bắt nó phải nghỉ học thì thương nó quá. Nó đã chịu quá nhiều thiệt thòi rồi. Nhưng giờ mà lo cho 2 đứa ăn học cùng một lúc chị kham không nỗi nữa”, chị ghì đầu Hoàng vào lồng ngực để cố che giấu những dòng nước mắt.
Khi lắng nghe những chia sẻ của người mẹ, chúng tôi thấy được nét mặt em Hoàng hiện lên một nỗi buồn nhưng em chỉ biết im lặng, đôi mắt cứ nhay nháy liên hồi để cố ngăn những dòng nước mắt.
Hoàng mơ ước trở thành một người thầy để giúp đỡ, đồng hành với những em học sinh có hoàn cảnh giống mình.
Ước mơ của em thật cao cả, chính đáng, song nó đang quá xa vời với em. Mong rằng giấc mơ của em sẽ được chắp cánh bằng sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ kịp thời của các bạn đọc, các nhà hảo tâm.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1493: Bà Trần Thị Sen (mẹ của em Hoàng), ở thôn Liên Tân, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 01695.778.159
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Văn Dũng - Xuân Sinh (Dân Trí)