Trên đường trở về Bỉ tháng Giêng năm 2009, sau chuyến công tác đầu tiên ở Việt Nam, tôi có cảm giác rằng đây không phải là lần cuối cùng tôi làm việc ở đất nước quyến rũ này. Tôi luôn bị lôi cuốn bởi Việt Nam, một đất nước vừa năng động vừa cân bằng được giữa những di sản cổ xưa với những ảnh hưởng của thời hiện đại.
Tôi có được kinh nghiệm làm tình nguyện tại Việt Nam khi làm Trợ lý cho dự án “Sản phẩm sữa Việt Nam – Bỉ”. Vào thời gian đó, tôi chủ yếu tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sữa nhằm giúp người nông dân được trả công xứng đáng cho chất lượng tốt của loại sữa mà họ sản xuất. Vì thế, chúng tôi đã đưa ra một giải pháp mang lại lợi ích cho cả hai bên, trong đó vừa nâng cao chất lượng và độ an toàn của sữa, vừa giúp tăng thu nhập cho những người nông dân.
Tháng 8 năm 2009, sau một kỳ nghỉ ngắn ở Bỉ, tôi đã có cơ hội trở thành một tình nguyện viên của Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) tại Việt Nam và làm việc cho Tổ chức Ý tế thế giới (WHO) ở Hà Nội . Nói một cách vắn tắt, công việc chính của tôi là quản lý một chương trình hợp tác giữa WHO và Bộ Y tế.
Với vai trò là cán bộ kỹ thuật về an toàn thực phẩm, tôi đã hỗ trợ Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cùng các dự án liên quan nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện để đảm bảo an toàn thực phẩm. Công việc này là một thách thức đòi hỏi nỗ lực cao vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Là một tình nguyện viên mang lại cho tôi niềm tự hào ở cả góc độ nghề nghiệp và góc độ cá nhân. Đối với tôi, công tác tình nguyện không đơn giản chỉ là hành động mang tâm huyết với mục đích cao cả. Chính sự giao thiệp, trao đổi và học hỏi, một đặc tính cố hữu của công tác tình nguyện, là điều lôi cuốn tôi nhất và là động lực thúc đẩy tôi trở thành một tình nguyện viên.
Quan niệm hiện đại cho thấy công tác tình nguyện không chỉ là đóng góp cho xã hội mà còn đem đến cho người làm tình nguyện trẻ cơ hội làm việc trong một môi trường khác để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp. Từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, đây là một quá trình “cho và nhận” vì bạn vừa có thể thể hiện sự quan tâm của mình đối với xã hội, vừa được trưởng thành trong nghề nghiệp.
Sau lần công tác này tại Việt Nam, tôi rất muốn tiếp tục được làm việc ở các nước đang phát triển để áp dụng kinh nghiệm của mình giúp tăng cường hơn nữa năng lực của các tổ chức dân sự xã hội và chính phủ tại các quốc gia đó.
Tôi thực sự cảm thấy rất vui khi được là một thành viên của Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc. Tôi cũng đánh giá cao WHO và UNV vì những cam kết của họ đối với phong trào tình nguyện đồng thời thúc đẩy sự hình thành một thế hệ những chuyên gia trẻ cho tương lai.
Didier Tiberghien
Tôi có được kinh nghiệm làm tình nguyện tại Việt Nam khi làm Trợ lý cho dự án “Sản phẩm sữa Việt Nam – Bỉ”. Vào thời gian đó, tôi chủ yếu tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sữa nhằm giúp người nông dân được trả công xứng đáng cho chất lượng tốt của loại sữa mà họ sản xuất. Vì thế, chúng tôi đã đưa ra một giải pháp mang lại lợi ích cho cả hai bên, trong đó vừa nâng cao chất lượng và độ an toàn của sữa, vừa giúp tăng thu nhập cho những người nông dân.
Tháng 8 năm 2009, sau một kỳ nghỉ ngắn ở Bỉ, tôi đã có cơ hội trở thành một tình nguyện viên của Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) tại Việt Nam và làm việc cho Tổ chức Ý tế thế giới (WHO) ở Hà Nội . Nói một cách vắn tắt, công việc chính của tôi là quản lý một chương trình hợp tác giữa WHO và Bộ Y tế.
Với vai trò là cán bộ kỹ thuật về an toàn thực phẩm, tôi đã hỗ trợ Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cùng các dự án liên quan nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện để đảm bảo an toàn thực phẩm. Công việc này là một thách thức đòi hỏi nỗ lực cao vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Là một tình nguyện viên mang lại cho tôi niềm tự hào ở cả góc độ nghề nghiệp và góc độ cá nhân. Đối với tôi, công tác tình nguyện không đơn giản chỉ là hành động mang tâm huyết với mục đích cao cả. Chính sự giao thiệp, trao đổi và học hỏi, một đặc tính cố hữu của công tác tình nguyện, là điều lôi cuốn tôi nhất và là động lực thúc đẩy tôi trở thành một tình nguyện viên.
Quan niệm hiện đại cho thấy công tác tình nguyện không chỉ là đóng góp cho xã hội mà còn đem đến cho người làm tình nguyện trẻ cơ hội làm việc trong một môi trường khác để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp. Từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, đây là một quá trình “cho và nhận” vì bạn vừa có thể thể hiện sự quan tâm của mình đối với xã hội, vừa được trưởng thành trong nghề nghiệp.
Sau lần công tác này tại Việt Nam, tôi rất muốn tiếp tục được làm việc ở các nước đang phát triển để áp dụng kinh nghiệm của mình giúp tăng cường hơn nữa năng lực của các tổ chức dân sự xã hội và chính phủ tại các quốc gia đó.
Tôi thực sự cảm thấy rất vui khi được là một thành viên của Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc. Tôi cũng đánh giá cao WHO và UNV vì những cam kết của họ đối với phong trào tình nguyện đồng thời thúc đẩy sự hình thành một thế hệ những chuyên gia trẻ cho tương lai.
UNV