Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á đã ra bản tuyên bố chung, trong đó thúc giục các bên trong tranh chấp Biển Đông kiềm chế, tránh gây phức tạp tình hình, sau một loạt hành động quyết liệt mới đây của Trung Quốc.
Thông cáo chung được đưa ra sau loạt hội nghị diễn ra cuối tuần ở Myanmar, giữa các nước ASEAN với nhau và với các đối tác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.
Văn bản này nhấn mạnh sự "quan ngại sâu sắc" của các bộ trưởng Đông Nam Á "về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", và kêu gọi sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử COC.
Bản thông báo cho biết các bộ trưởng "ghi nhận kế hoạch ba bước" mà Philippines đề xuất, trong đó đáng chú ý là đề nghị "đóng băng" toàn bộ các hoạt động nhằm làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Chiều hôm qua, đại diện của Manila cho biết họ mong muốn các bên "tạm dừng" những hoạt động như vậy.
Phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu tại các hội nghị này cũng đưa ra đề xuất kêu gọi các bên đóng băng mọi hành động gây căng thẳng. Ông Kerry nói Mỹ chia sẻ trách nhiệm chung với khối ASEAN để đảm bảo an ninh hàng hải của đường biển và cảng có tầm quan trọng toàn cầu này.
"Những gì xảy ra ở đây không chỉ là vấn đề của khu vực và Mỹ, mà còn là vấn đề với tất cả mọi người trên thế giới, thấy một Đông Nam Á tiếp tục phát triển dựa trên quy tắc, dựa trên luật pháp quốc tế", ông Kerry nhấn mạnh.
Tuy nhiên các đề nghị này nhận được phản ứng lãnh đạm từ Trung Quốc, quốc gia đã có nhiều hành động khiêu khích và thay đổi nguyên trạng các thực thể trên Biển Đông trong thời gian qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn yêu cầu Mỹ không nên can dự vào tranh chấp ở Biển Đông, và khẳng định Trung Quốc sẽ "có phản hồi rõ ràng và cứng rắn" với hành động của các nước liên quan mà Bắc Kinh cho là khiêu khích.
Nói về bản đề xuất ba bước mà Manila chính thức đưa ra hội nghị giữa các ngoại trưởng, ông Vương nói Trung Quốc không đồng ý với cách đó. "Bất kỳ đề nghị nào cũng sẽ chỉ làm gián đoạn các cuộc đàm phán về Quy tắc ứng xử", Vương nhắc đến COC.
ấn đề Biển Đông bao trùm hội nghị ngoại trưởng ASEAN năm nay, tương tự như mấy năm gần đây. Năm 2012, tại hội nghị lần thứ 45, lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, các bên không tìm được tiếng nói chung và không thể ra thông cáo.
Bên lề hội nghị năm nay, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã gặp và thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, đề nghị phía Trung Quốc không lặp lại hành động tương tự việc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như từng diễn ra hồi tháng 5.
Thông cáo chung được đưa ra sau loạt hội nghị diễn ra cuối tuần ở Myanmar, giữa các nước ASEAN với nhau và với các đối tác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.
Văn bản này nhấn mạnh sự "quan ngại sâu sắc" của các bộ trưởng Đông Nam Á "về những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh biển cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông", và kêu gọi sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử COC.
Bản thông báo cho biết các bộ trưởng "ghi nhận kế hoạch ba bước" mà Philippines đề xuất, trong đó đáng chú ý là đề nghị "đóng băng" toàn bộ các hoạt động nhằm làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Chiều hôm qua, đại diện của Manila cho biết họ mong muốn các bên "tạm dừng" những hoạt động như vậy.
Phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu tại các hội nghị này cũng đưa ra đề xuất kêu gọi các bên đóng băng mọi hành động gây căng thẳng. Ông Kerry nói Mỹ chia sẻ trách nhiệm chung với khối ASEAN để đảm bảo an ninh hàng hải của đường biển và cảng có tầm quan trọng toàn cầu này.
"Những gì xảy ra ở đây không chỉ là vấn đề của khu vực và Mỹ, mà còn là vấn đề với tất cả mọi người trên thế giới, thấy một Đông Nam Á tiếp tục phát triển dựa trên quy tắc, dựa trên luật pháp quốc tế", ông Kerry nhấn mạnh.
Tuy nhiên các đề nghị này nhận được phản ứng lãnh đạm từ Trung Quốc, quốc gia đã có nhiều hành động khiêu khích và thay đổi nguyên trạng các thực thể trên Biển Đông trong thời gian qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn yêu cầu Mỹ không nên can dự vào tranh chấp ở Biển Đông, và khẳng định Trung Quốc sẽ "có phản hồi rõ ràng và cứng rắn" với hành động của các nước liên quan mà Bắc Kinh cho là khiêu khích.
Nói về bản đề xuất ba bước mà Manila chính thức đưa ra hội nghị giữa các ngoại trưởng, ông Vương nói Trung Quốc không đồng ý với cách đó. "Bất kỳ đề nghị nào cũng sẽ chỉ làm gián đoạn các cuộc đàm phán về Quy tắc ứng xử", Vương nhắc đến COC.
Một giàn khoan của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Bloomberg
ấn đề Biển Đông bao trùm hội nghị ngoại trưởng ASEAN năm nay, tương tự như mấy năm gần đây. Năm 2012, tại hội nghị lần thứ 45, lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, các bên không tìm được tiếng nói chung và không thể ra thông cáo.
Bên lề hội nghị năm nay, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã gặp và thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, đề nghị phía Trung Quốc không lặp lại hành động tương tự việc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như từng diễn ra hồi tháng 5.
Ánh Dương - Vnexpress