Một ngày nắng và gió, nắng gắt đến choáng đầu và gió thổi đến ngợp cả đường đi. Vẫn những khuôn mặt thân quen, vẫn những nụ cười rất tươi, vẫn chiếc áo xanh tình nguyện phai màu theo từng chuyến đi. Và cứ như thế, chúng tôi đã đến và đi như một câu chuyện cổ tích đối với các em đồng bào dân tộc Vân Kiều tại bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ánh mắt trẻ thơ sao mà trong đến thế, nụ cười trẻ nhỏ sao hồn nhiên đến lạ, làn da rám nắng đen đến mức bóng bẩy, mái tóc chuyển màu vì tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại.
Trò chuyện với một vài em nhỏ nơi đây, chúng tôi biết được em khát khao đèn ông sao, thèm thuồng chiếc bánh Trung thu đến thế nào? Mặc dù khái niệm về Trung thu, rằm tháng Tám, chị Hằng, chú Cuội có khi chỉ mới bắt đầu hình thành từ hôm nay.
Lên kế hoạch và nhận được sự đồng ý từ phía Ban quản trị Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam, Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Quảng Bình tiến hành thực hiện chương trình “Trung thu cho em 2014” tại bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Rục rịch cả tháng, loay hoay vạch ra với bao nhiêu là phương án “tác chiến”, cuối cùng cũng đã có một bản phát thảo hoàn thiện cho chương trình. Kế hoạch diễn ra như dự định, ngày 7/9/2014 (tức ngày 13 tháng 8 năm Giáp Ngọ) các tình nguyện viên của Hòa Bình Xanh Quảng Bình lên đường thực hiện cái ước mơ mang tên “màu xanh hy vọng”, 8 tình nguyện viên của câu lạc bộ rong ruổi theo đuổi ước mơ về với trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số… . Xe nối tiếp xe, khuôn mặt người ngồi trên xe rạng rỡ, hân hoang một niềm vui khó tả, một sự háo hức đến nao lòng.
Đến với “miền đất hứa” hay nói đúng hơn là lên với “vùng núi lạ”, bởi cái lạ lẫm khi chúng tôi đặt chân lên nơi đây là một cảnh tượng với nhiều sắc màu, màu xanh của đồi núi, úa vàng của những mái lá lợp che nhà thay cho những mái ngói đỏ tươi và xám ngả màu của những tấm ván gỗ xẻ ngăn vách thay cho những bờ tường được ốp gạch lộng lẫy, cộng với những ánh mắt sâu hoáy nhìn vào 10 con người chúng tôi như những vật thể lạ (có 2 bạn tình nguyện viên của Câu lạc bộ thiện nguyện Nét Bút Xanh cùng tham gia). Vì được anh bí thư Đoàn xã báo trước địa điểm tổ chức Trung thu và cũng đã khảo sát địa điểm từ trước nên chúng tôi đáp xuống ngôi trường cấp 1 của bản Cổ Tràng, trung tâm của đồng bào Vân Kiều và vô hình chung trở thành những vị khách lạ không mời mà tới đối với họ.
Rồi thì những chiếc đèn ông sao được hoàn thiện, những phần quà được gói lại rất xinh xắn… Trẻ em trong bản bắt đầu tụ tập để xem các anh chị chuẩn bị, những cái nhìn sắt lẹn vào từng chiếc đèn. “Các em có thích đèn ông sao không”, “có thì tối các em tắm rửa sạch sẽ, ăn cơm xong rồi ra đây anh chị phát đèn cho nhé, có cả quà nữa đấy”, nựng từng khuôn mặt ngây thơ, nhếch nhát chúng tôi như tiếp thêm sức mạnh và càng tin vào lựa chọn đến với các em dân tộc Vân Kiều tại bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là đúng và rất sáng suốt. Lúc đầu bị thất vọng vì sự lạ lẫm và không hiếu khách mấy của đồng bào nơi đây thì lúc sau chúng tôi càng được họ tin yêu, bằng chứng là các bác, các cô, các chú, các anh chị trong bản ra vây quần xem chúng tôi làm… hạnh phúc lắm, động lực của chúng tôi là ở đó mà! Được biết bản Cổ Tràng có tổng là 73 hộ, trong đó hộ nghèo chiếm 41 hộ, có 302 khẩu. Tổng số trẻ em (từ 0 đến 15 tuổi) là 140 em. Bản Cổ Tràng nằm cách trung tâm xã 5 cây số, 100% người dân là dân tộc Vân Kiều… Những ngôi nhà sàn được dựng lên thưa thớt, đất đá khô cằn, bao quanh là rừng núi trùng điệp.
Những thông tin và điều kiện dân sinh như vậy khiến câu lạc bộ chúng tôi chọn nơi đây để tổ chức Trung thu cho các em là hoàn toàn hợp lý. Với sự nhiệt tình của anh Hoàng Trọng Đức – bí thư Đoàn xã, chúng tôi được đi một vòng thăm quan cảnh đẹp và con người nơi đây, được ăn cháo, được đi xem suối “tắm tiên” (tục lệ của người đồng bào Vân Kiều).
Xế chiều, băng rôn được treo lên ngay ngắn, loa đài được chuẩn bị kỹ càng và dây điện, bóng đèn đều nằm đúng vị trí… không dễ gì để kiếm ngay những thứ đó ở đây, hì hục loay hoay chạy đôn chạy đáo cuối cùng cũng hoàn thiện cái sân khẩu cho buổi lễ. Chỉ mới có 3 giờ chiều mà chúng tôi đã thấy gần như là có mặt đông đủ trẻ em, thay đổi đến choáng ngợp, không phải là những bộ đồ đen đúa bẩn thỉu như lúc mới đến chúng tôi bắt gặp, cũng không phải là những mái tóc bù xù, bị gió thổi tung và mồ hôi đến bết dính mà trông các em lúc này rất tươm tất, gọn gàng đến sạch sẽ. Các chị tình nguyện viên đành phải bàn giao lại công việc cho các anh để cùng các em tổ chức trò chơi, hát hò nhảy múa. Dưới thành phố, các chị là những cô sinh viên trong những bộ áo dài đến kiêu hãnh nhưng tại đây, tay trong tay với các em nhỏ, các chị mộc mạc, giản dị đến lạ, gương mặt cười tươi như những cánh hoa rừng, họ không câu nệ, không e dè không sợ bụi bẩn, nắng táp. Nơi phố xá đông người, các anh là những chàng trai lạnh lùng khó hiểu, trở lại nơi này chúng tôi mới vỡ lẽ, hóa ra các anh cũng yêu trẻ con, cũng có lúc dịu dàng với trẻ nhỏ đến thế.
Chương trình được tổ chức sớm hơn dự định vì trẻ em trong bản đã đến sớm và đông đủ, và cũng vì ngày mai các em còn có buổi tới lớp, nên 5 giờ chiều chúng tôi bắt đầu và kết thúc vào lúc 19 giờ 40 phút. Nhộn nhịp chẳng khác gì ngày hội lớn dưới thành đô, các em nhỏ nơi đây đem đến cho chúng tôi nhiều bất ngờ thú vị, tranh nhau hát, cùng nhau nhảy. Chiếc quần hoa, cái áo kẻ sọc, đôi dép lê, mái tóc và làn da cùng một màu đen đen chẳng khác nhau là mấy, tay đưa lên cao và mông cứ lắc lắc còn chân thì nhúng nhẩy theo điệu nhạc… . Hạnh phúc đến mức khóe mắt cay cay!
Trong buổi lễ, sự có mặt của bác Nguyễn Văn Tráng – Đảng ủy viên, Chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, đã tạo sự bất ngờ đến ấm lòng đối với các tình nguyện viên. Đừng nói U50 là tư tưởng già cỗi nhé, bác đã ủng hộ và hiểu được cái “sứ mệnh” của chúng tôi là “cho đi” chứ không phải “chỉ nhận riêng cho mình” như nhiều người đời không hiểu chuyện đang bàn tán, bác đã làm cho đồng bào Vân Kiều yêu chúng tôi hơn, bác đã thuyết phục cho thầy cô và cán bộ tin vào những việc chúng tôi đang làm, câu nói của bác làm chúng tôi không sao quên được “mình đi làm tình nguyện, mình kêu gọi tài trợ chỉ để mua quà bánh cho trẻ em nghèo, nhưng đâu phải ai cũng hiểu, người ta cho người ta không nói gì thì không sao, có người cho 500 ngàn không ý kiến vì họ hiểu công việc mình đang làm, có người cho 10 ngàn nhưng cho xong người ta lại nói mình dùng tiền đó để vụ lợi mới đau các bạn à …”.
Bác còn khuyến khích các anh chị đoàn viên thanh niên trong xã tham gia câu lạc bộ của chúng tôi, bác động viên chúng tôi nhiều lắm, bác mong rằng chúng tôi sẽ có nhiều chương trình ý nghĩa như thế này, bác mong chúng tôi quay lại nơi đây nhiều hơn vì không chỉ có bản Cổ Tràng mà còn nhiều bản khác ở xã Trường Sơn còn rất khó khăn, người đồng bào còn cần tới những người như chúng tôi. Chia tay anh Hoàng Trọng Đức – bí thư xã Đoàn, bác Nguyễn Văn Tráng – Đảng ủy viên, Chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thầy cô giáo và các anh chị đoàn viên thanh niên nơi đây chúng tôi trở về với công việc riêng của mình, người bận rộn với bài vở, người bận bụi với công việc nhưng tôi biết trong mỗi tình nguyện viên chúng tôi đều có một niềm vui lớn, niềm hân hoang khôn xiết, và chúng tôi biết sau chuyến đi này chúng tôi sẽ càng vất vả hơn, bắt đầu gây dựng qũy từ đây để tiếp tục những chuyến đi.
Chúng tôi đã thành công, thành công nhờ sự góp sức của anh bí thư Đoàn xã, của bác Nguyễn Văn Tráng, của các thầy cô và của các anh chị đoàn viên thanh niên nơi đây; thành công trong cái đói khát cồn cào. Vét sạch tiền quỹ cho chương trình nên các tình nguyện viên tự túc tiền xăng xe nhưng vì lên đây, nhiều vấn đề phát sinh nên tiền đi đường và ăn uống chẳng mấy chốc hết sạch trong một buổi sáng. Kết thúc chương trình bụng ai cũng đói meo, như kế hoạch thì chúng tôi phải ở lại qua đêm, sáng mai mới lên đường về thành phố nhưng ở lại thì lấy cái gì để chống đói, còn dư 20 suất quà Trung thu thì chúng tôi đã bàn giao lại cho anh bí thư Đoàn xã và bác Nguyễn Văn Tráng vì được biết đi sâu vào trong đó còn một số bản người đồng bào thưa thớt họ cũng cần lắm những món quà ý nghĩa này. Mặc dù để có những chương trình như thế, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn: phương tiện đi lại không đủ, một số tình nguyện vien bận việc đột suất nên hoãn chuyến đi; bị cảnh sát giao thông chặn lại vì xe mượn nên không mang theo giấy tờ, phải vào nhà dân xin nước uống và xin chai để dồn nước đi đường nhưng chúng tôi đã thành công thật sự khi đem lại tiếng cười trẻ em nơi đây.
Cái đói, cái nắng gió không làm ý chí của chúng tôi lùi lại, quyết tâm làm sao cho còn nhiều trẻ em nữa cũng có một niềm vui đúng nghĩa như thế này. Chiếc đèn ông sao, cái bánh trung thu nó xa xỉ đến lạ lùng đối với các em trong khi trẻ em ở các nơi thành thị phố xá xa hoa thì Trung thu còn lạ lẫm gì nữa chứ, ngày đó “tớ sẽ có đồ chơi đẹp”, “tao sẽ được ba mẹ sắm quần áo mới, được dẫn đi chơi”, “con chả thèm ăn mấy cái bánh đó đâu, ngán lắm”… Còn đối với trẻ em nơi đây, bao nhiêu câu hỏi đặt ra về Trung thu, chúng tôi chỉ nhận đáp trả bằng “chưa” hoặc “không”, chưa một lần được nhìn thấy và cầm chiếc đèn ông sao như này, không được ăn bánh Trung thu như các bạn khác, nhưng hàng loạt từ “có” được vang lên khi được hỏi “các em có muốn đèn ông sao, muốn bánh Trung thu không?”
Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Quảng Bình rất hi vọng có thể tổ chức nhiều hơn nữa những chương trình Trung thu ấm áp và đầy ý nghĩa cho các em nhỏ là người dân tộc, không chỉ là ở bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình mà còn nhiều nơi khác, những nơi có những tiếng cười trẻ thơ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên mọi miền Tổ quốc, giúp mang đến cho các em có những đêm rằm tháng Tám vui tươi, đầm ấm, mong cho các em có những mùa Trăng tròn và đầy ý nghĩa, có những mùa Trăng được thoả thích vui chơi bên bạn bè, được sống đúng nghĩa trẻ thơ, được tin vào phép màu là có chị Hằng, chú cuội. Các tình nguyện viên của chúng tôi tin rằng bất cứ ai khi lên đây và chứng kiến cuộc sống nơi đây cũng muốn làm điều gì đó cho các em.
Còn gì quý hơn khi chúng ta biết quan tâm và chia sẽ. Chúng tôi mong muốn trở thành cầu nối những tấm lòng hảo tâm đến với những trẻ em nơi đây và nhiều nơi khác giúp các em “thoát nghèo” ngay trong đời sống tinh thần. Không chỉ là tết Trung thu mà còn nhiều cái “tết” khác các em chưa hề có khái niệm về nó, chúng tôi muốn các em nhỏ được sống trong tình thương của mọi người, được vui chơi với những ngày hội, được đầy đủ ấm no trong những bữa cơm gia đình. Bỏ ngoài tai những thành kiến không hay, bỏ cả công việc gia đình, có khi bỏ bê nhiều thứ khác của bản thân chỉ để đi, hiểu và tạo niềm vui, vì chúng tôi là những chàng trai, cô gái trẻ nhiệt huyết và đam mê còn nhiều lắm!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Phạm Văn Linh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Quảng Bình;
Số điện thoại liên hệ: 01664617455
Số tài khoản: 3804205070180 ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trạch
Trò chuyện với một vài em nhỏ nơi đây, chúng tôi biết được em khát khao đèn ông sao, thèm thuồng chiếc bánh Trung thu đến thế nào? Mặc dù khái niệm về Trung thu, rằm tháng Tám, chị Hằng, chú Cuội có khi chỉ mới bắt đầu hình thành từ hôm nay.
Lên kế hoạch và nhận được sự đồng ý từ phía Ban quản trị Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam, Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Quảng Bình tiến hành thực hiện chương trình “Trung thu cho em 2014” tại bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Rục rịch cả tháng, loay hoay vạch ra với bao nhiêu là phương án “tác chiến”, cuối cùng cũng đã có một bản phát thảo hoàn thiện cho chương trình. Kế hoạch diễn ra như dự định, ngày 7/9/2014 (tức ngày 13 tháng 8 năm Giáp Ngọ) các tình nguyện viên của Hòa Bình Xanh Quảng Bình lên đường thực hiện cái ước mơ mang tên “màu xanh hy vọng”, 8 tình nguyện viên của câu lạc bộ rong ruổi theo đuổi ước mơ về với trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số… . Xe nối tiếp xe, khuôn mặt người ngồi trên xe rạng rỡ, hân hoang một niềm vui khó tả, một sự háo hức đến nao lòng.
Đến với “miền đất hứa” hay nói đúng hơn là lên với “vùng núi lạ”, bởi cái lạ lẫm khi chúng tôi đặt chân lên nơi đây là một cảnh tượng với nhiều sắc màu, màu xanh của đồi núi, úa vàng của những mái lá lợp che nhà thay cho những mái ngói đỏ tươi và xám ngả màu của những tấm ván gỗ xẻ ngăn vách thay cho những bờ tường được ốp gạch lộng lẫy, cộng với những ánh mắt sâu hoáy nhìn vào 10 con người chúng tôi như những vật thể lạ (có 2 bạn tình nguyện viên của Câu lạc bộ thiện nguyện Nét Bút Xanh cùng tham gia). Vì được anh bí thư Đoàn xã báo trước địa điểm tổ chức Trung thu và cũng đã khảo sát địa điểm từ trước nên chúng tôi đáp xuống ngôi trường cấp 1 của bản Cổ Tràng, trung tâm của đồng bào Vân Kiều và vô hình chung trở thành những vị khách lạ không mời mà tới đối với họ.
Rồi thì những chiếc đèn ông sao được hoàn thiện, những phần quà được gói lại rất xinh xắn… Trẻ em trong bản bắt đầu tụ tập để xem các anh chị chuẩn bị, những cái nhìn sắt lẹn vào từng chiếc đèn. “Các em có thích đèn ông sao không”, “có thì tối các em tắm rửa sạch sẽ, ăn cơm xong rồi ra đây anh chị phát đèn cho nhé, có cả quà nữa đấy”, nựng từng khuôn mặt ngây thơ, nhếch nhát chúng tôi như tiếp thêm sức mạnh và càng tin vào lựa chọn đến với các em dân tộc Vân Kiều tại bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là đúng và rất sáng suốt. Lúc đầu bị thất vọng vì sự lạ lẫm và không hiếu khách mấy của đồng bào nơi đây thì lúc sau chúng tôi càng được họ tin yêu, bằng chứng là các bác, các cô, các chú, các anh chị trong bản ra vây quần xem chúng tôi làm… hạnh phúc lắm, động lực của chúng tôi là ở đó mà! Được biết bản Cổ Tràng có tổng là 73 hộ, trong đó hộ nghèo chiếm 41 hộ, có 302 khẩu. Tổng số trẻ em (từ 0 đến 15 tuổi) là 140 em. Bản Cổ Tràng nằm cách trung tâm xã 5 cây số, 100% người dân là dân tộc Vân Kiều… Những ngôi nhà sàn được dựng lên thưa thớt, đất đá khô cằn, bao quanh là rừng núi trùng điệp.
Những thông tin và điều kiện dân sinh như vậy khiến câu lạc bộ chúng tôi chọn nơi đây để tổ chức Trung thu cho các em là hoàn toàn hợp lý. Với sự nhiệt tình của anh Hoàng Trọng Đức – bí thư Đoàn xã, chúng tôi được đi một vòng thăm quan cảnh đẹp và con người nơi đây, được ăn cháo, được đi xem suối “tắm tiên” (tục lệ của người đồng bào Vân Kiều).
Xế chiều, băng rôn được treo lên ngay ngắn, loa đài được chuẩn bị kỹ càng và dây điện, bóng đèn đều nằm đúng vị trí… không dễ gì để kiếm ngay những thứ đó ở đây, hì hục loay hoay chạy đôn chạy đáo cuối cùng cũng hoàn thiện cái sân khẩu cho buổi lễ. Chỉ mới có 3 giờ chiều mà chúng tôi đã thấy gần như là có mặt đông đủ trẻ em, thay đổi đến choáng ngợp, không phải là những bộ đồ đen đúa bẩn thỉu như lúc mới đến chúng tôi bắt gặp, cũng không phải là những mái tóc bù xù, bị gió thổi tung và mồ hôi đến bết dính mà trông các em lúc này rất tươm tất, gọn gàng đến sạch sẽ. Các chị tình nguyện viên đành phải bàn giao lại công việc cho các anh để cùng các em tổ chức trò chơi, hát hò nhảy múa. Dưới thành phố, các chị là những cô sinh viên trong những bộ áo dài đến kiêu hãnh nhưng tại đây, tay trong tay với các em nhỏ, các chị mộc mạc, giản dị đến lạ, gương mặt cười tươi như những cánh hoa rừng, họ không câu nệ, không e dè không sợ bụi bẩn, nắng táp. Nơi phố xá đông người, các anh là những chàng trai lạnh lùng khó hiểu, trở lại nơi này chúng tôi mới vỡ lẽ, hóa ra các anh cũng yêu trẻ con, cũng có lúc dịu dàng với trẻ nhỏ đến thế.
Chương trình được tổ chức sớm hơn dự định vì trẻ em trong bản đã đến sớm và đông đủ, và cũng vì ngày mai các em còn có buổi tới lớp, nên 5 giờ chiều chúng tôi bắt đầu và kết thúc vào lúc 19 giờ 40 phút. Nhộn nhịp chẳng khác gì ngày hội lớn dưới thành đô, các em nhỏ nơi đây đem đến cho chúng tôi nhiều bất ngờ thú vị, tranh nhau hát, cùng nhau nhảy. Chiếc quần hoa, cái áo kẻ sọc, đôi dép lê, mái tóc và làn da cùng một màu đen đen chẳng khác nhau là mấy, tay đưa lên cao và mông cứ lắc lắc còn chân thì nhúng nhẩy theo điệu nhạc… . Hạnh phúc đến mức khóe mắt cay cay!
Trong buổi lễ, sự có mặt của bác Nguyễn Văn Tráng – Đảng ủy viên, Chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, đã tạo sự bất ngờ đến ấm lòng đối với các tình nguyện viên. Đừng nói U50 là tư tưởng già cỗi nhé, bác đã ủng hộ và hiểu được cái “sứ mệnh” của chúng tôi là “cho đi” chứ không phải “chỉ nhận riêng cho mình” như nhiều người đời không hiểu chuyện đang bàn tán, bác đã làm cho đồng bào Vân Kiều yêu chúng tôi hơn, bác đã thuyết phục cho thầy cô và cán bộ tin vào những việc chúng tôi đang làm, câu nói của bác làm chúng tôi không sao quên được “mình đi làm tình nguyện, mình kêu gọi tài trợ chỉ để mua quà bánh cho trẻ em nghèo, nhưng đâu phải ai cũng hiểu, người ta cho người ta không nói gì thì không sao, có người cho 500 ngàn không ý kiến vì họ hiểu công việc mình đang làm, có người cho 10 ngàn nhưng cho xong người ta lại nói mình dùng tiền đó để vụ lợi mới đau các bạn à …”.
Bác còn khuyến khích các anh chị đoàn viên thanh niên trong xã tham gia câu lạc bộ của chúng tôi, bác động viên chúng tôi nhiều lắm, bác mong rằng chúng tôi sẽ có nhiều chương trình ý nghĩa như thế này, bác mong chúng tôi quay lại nơi đây nhiều hơn vì không chỉ có bản Cổ Tràng mà còn nhiều bản khác ở xã Trường Sơn còn rất khó khăn, người đồng bào còn cần tới những người như chúng tôi. Chia tay anh Hoàng Trọng Đức – bí thư xã Đoàn, bác Nguyễn Văn Tráng – Đảng ủy viên, Chủ Tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thầy cô giáo và các anh chị đoàn viên thanh niên nơi đây chúng tôi trở về với công việc riêng của mình, người bận rộn với bài vở, người bận bụi với công việc nhưng tôi biết trong mỗi tình nguyện viên chúng tôi đều có một niềm vui lớn, niềm hân hoang khôn xiết, và chúng tôi biết sau chuyến đi này chúng tôi sẽ càng vất vả hơn, bắt đầu gây dựng qũy từ đây để tiếp tục những chuyến đi.
Chúng tôi đã thành công, thành công nhờ sự góp sức của anh bí thư Đoàn xã, của bác Nguyễn Văn Tráng, của các thầy cô và của các anh chị đoàn viên thanh niên nơi đây; thành công trong cái đói khát cồn cào. Vét sạch tiền quỹ cho chương trình nên các tình nguyện viên tự túc tiền xăng xe nhưng vì lên đây, nhiều vấn đề phát sinh nên tiền đi đường và ăn uống chẳng mấy chốc hết sạch trong một buổi sáng. Kết thúc chương trình bụng ai cũng đói meo, như kế hoạch thì chúng tôi phải ở lại qua đêm, sáng mai mới lên đường về thành phố nhưng ở lại thì lấy cái gì để chống đói, còn dư 20 suất quà Trung thu thì chúng tôi đã bàn giao lại cho anh bí thư Đoàn xã và bác Nguyễn Văn Tráng vì được biết đi sâu vào trong đó còn một số bản người đồng bào thưa thớt họ cũng cần lắm những món quà ý nghĩa này. Mặc dù để có những chương trình như thế, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn: phương tiện đi lại không đủ, một số tình nguyện vien bận việc đột suất nên hoãn chuyến đi; bị cảnh sát giao thông chặn lại vì xe mượn nên không mang theo giấy tờ, phải vào nhà dân xin nước uống và xin chai để dồn nước đi đường nhưng chúng tôi đã thành công thật sự khi đem lại tiếng cười trẻ em nơi đây.
Cái đói, cái nắng gió không làm ý chí của chúng tôi lùi lại, quyết tâm làm sao cho còn nhiều trẻ em nữa cũng có một niềm vui đúng nghĩa như thế này. Chiếc đèn ông sao, cái bánh trung thu nó xa xỉ đến lạ lùng đối với các em trong khi trẻ em ở các nơi thành thị phố xá xa hoa thì Trung thu còn lạ lẫm gì nữa chứ, ngày đó “tớ sẽ có đồ chơi đẹp”, “tao sẽ được ba mẹ sắm quần áo mới, được dẫn đi chơi”, “con chả thèm ăn mấy cái bánh đó đâu, ngán lắm”… Còn đối với trẻ em nơi đây, bao nhiêu câu hỏi đặt ra về Trung thu, chúng tôi chỉ nhận đáp trả bằng “chưa” hoặc “không”, chưa một lần được nhìn thấy và cầm chiếc đèn ông sao như này, không được ăn bánh Trung thu như các bạn khác, nhưng hàng loạt từ “có” được vang lên khi được hỏi “các em có muốn đèn ông sao, muốn bánh Trung thu không?”
Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Quảng Bình rất hi vọng có thể tổ chức nhiều hơn nữa những chương trình Trung thu ấm áp và đầy ý nghĩa cho các em nhỏ là người dân tộc, không chỉ là ở bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình mà còn nhiều nơi khác, những nơi có những tiếng cười trẻ thơ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên mọi miền Tổ quốc, giúp mang đến cho các em có những đêm rằm tháng Tám vui tươi, đầm ấm, mong cho các em có những mùa Trăng tròn và đầy ý nghĩa, có những mùa Trăng được thoả thích vui chơi bên bạn bè, được sống đúng nghĩa trẻ thơ, được tin vào phép màu là có chị Hằng, chú cuội. Các tình nguyện viên của chúng tôi tin rằng bất cứ ai khi lên đây và chứng kiến cuộc sống nơi đây cũng muốn làm điều gì đó cho các em.
Còn gì quý hơn khi chúng ta biết quan tâm và chia sẽ. Chúng tôi mong muốn trở thành cầu nối những tấm lòng hảo tâm đến với những trẻ em nơi đây và nhiều nơi khác giúp các em “thoát nghèo” ngay trong đời sống tinh thần. Không chỉ là tết Trung thu mà còn nhiều cái “tết” khác các em chưa hề có khái niệm về nó, chúng tôi muốn các em nhỏ được sống trong tình thương của mọi người, được vui chơi với những ngày hội, được đầy đủ ấm no trong những bữa cơm gia đình. Bỏ ngoài tai những thành kiến không hay, bỏ cả công việc gia đình, có khi bỏ bê nhiều thứ khác của bản thân chỉ để đi, hiểu và tạo niềm vui, vì chúng tôi là những chàng trai, cô gái trẻ nhiệt huyết và đam mê còn nhiều lắm!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Phạm Văn Linh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Quảng Bình;
Số điện thoại liên hệ: 01664617455
Số tài khoản: 3804205070180 ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Trạch
Truyền thông Hòa Bình Xanh - Gửi tin từ Quảng Bình
Được sửa bởi Truyền thông Quảng Bình ngày 11/9/2014, 14:09; sửa lần 2.