Tôi nhớ có một câu nói rất hay của Christian Bobin: “Chẳng phải để trở thành nhà văn mà người ta phải viết. Viết là để lặng lẽ trở về, về với tình yêu thiếu vắng trong tất cả tình yêu”. Tôi chẳng phải là một người học giỏi văn , cũng chưa bao giờ giỏi viết được suy nghĩ của mình để nó ẩn vào trong một ý văn ấy nhưng chưa bao giờ tôi vơi đi tình cảm với môn học này. Tuy là một học sinh - và bây giờ là sinh viên khối ngành tự nhiên nhưng quá khứ của tôi là những bài văn.
Tôi đã từng viết , không ngừng viết, lúc trước nhìn mưa tôi cũng viết, trời se lạnh khi lập đông tôi cũng viết, xuân về tôi cũng viết. Thế mà bây giờ tôi không thể viết được dù đã có nhiều chuyến đi cùng mọi người, đã có những cảm xúc bất chợt và... cái nắm tay đầu tiên. Muốn viết một cái gì đó diễn tả hết cảm xúc của mình, của những gì còn động lại trong chuyến đi nhưng… Không thể!
Bây giờ, không hẳn cảm xúc đã cạn, nhưng dường như đã cằn đi nhiều.
Bây giờ, viết gì cũng phải chắt, phải ép – nói như hôm trước với bạn bè, là thấy trong mình như lạc lõng giữa phần còn lại của chuyến đi.
Nhưng cuộc sống là một phương trình dài phức tạp, tôi cứ tưởng cảm xúc mình đã lạc đi và khó tìm lại với cái nhịp điệu ngày nào. Nhưng không, ngày 6/9 nhân một chuyến đi tình nguyện đến với các em nhỏ Cao Biền- xã Phú Thượng- Võ Nhai, tôi bỗng dưng muốn viết nhiều, muốn bộc lộ hết cảm xúc trong tôi với nhũng hình ảnh đáng yêu của các bé ở đây.
Đó là một ngày nắng đến xanh cả bầu trời, chỉ gợn lại chút mây trắng thấp thoáng lười không chịu bay đi, vương vấn cố bám lại. Trong tiếng hát rộn ràng trên cung đường chúng tôi đi, những trái tim nhiệt huyết từng bước từng bước vượt qua từng con dốc cao, từng dòng suối sâu, thật khó để kể ra những khó khăn mà đoàn phải trải qua...đến nỗi khi một người trong bản lái chiếc xe gắn máy đi qua, dù nó chỉ là công việc bình thường với họ, nhưng với chúng tôi, đó là một sự bất ngờ, trầm trồ tới thán phục. Rồi thì, khó khăn nào cũng vượt qua...trước mặt chúng tôi là tiếng cười, những đôi mắt thơ ngây, nét mặt hồn nhiến trước những khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Trẻ em ở đây chừng mươi tuổi đã theo cha mẹ ra đồng, phụ giúp, nhìn mặt mày bụ bẫm, đen nhẻm của chúng, đôi khi tôi thấy thương, gọi cho vài cái bánh, ánh mắt em e dè, e dè vì dường như lần đầu tiên em được một người lạ cho bánh. Gần như áo em nào cũng đã sẫm màu và rách, sẫm vì những vết bẩn qua thời gian và...rách vì cuộc sống ở đây cướp đi từng mảnh áo. Bạn có thể thấy những ngôi nhà sàn ở trên tivi, trên sách báo, hay tại chính Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên, nhưng bạn không tưởng tượng được đâu, sừng sững một cách hiên ngang ...đỡ từng cơn mưa, tránh từng trận lũ...nó như một biểu tượng ở đây...như chính con người đã tạo ra nó vậy. Thiếu điện, không có sóng điện thoại, nó làm ngăn cách cuộc sống ở đây và sự phồn thịnh ngoài kia, đến nỗi, người bạn đi cạnh tôi phải thốt lên rằng, ''tôi mà sống ở đây chắc không chịu được mất''. Những khó khăn thực sự ở đây, chưa trực tiếp trải qua, nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy, cũng quá đỗi vất vả rồi.
Chúng tôi nghỉ ngơi trong một ngôi nhà sàn lớn nhìn ra ngôi trường nhỏ nhỏ xinh xinh- ngôi trường CLB chúng tôi đã góp một phần không nhỏ. Trong lòng đột nhiên nổi lên một xúc cảm tự hào, xua tan mệt nhọc của cung đường vừa trải qua. Và các bạn có biết không, nhìn thấy món nước uống đỏ đỏ của người dân nơi đây mà mới đầu ai cũng ngỡ là Sting ấy... ai cũng không chịu nổi sự ''kích thích'', sau chuyến đi nó đã có tên, cái tên này nghĩ đến làm ai cũng phá lên cười- Sting Cao Biền. Khi cả đoàn đã thấm mệt, đội hậu cần thật sự là những người chúng tôi tự hào trong suốt chuyến đi, không chỉ bữa ăn ngay sau đó mà trong suốt chuyến đi, những món ăn ấy chúng tôi sẽ không bao giờ quên được.
Chiều tới là lúc công việc thực sự bắt đầu...chúng tôi bắt đầu dọn trường lớp, dỡ đi một lớp học cũ để xây nhà văn hóa, trồng những cánh hoa và làm chương trình Trung thu cho các em.
Ở thành phố, Trung thu hình như đến sớm hơn. Nó được hiện hữu trong từng chiếc đèn hay những cửa hiệu bánh tấp nập trên các phố, càng gợi nên trong tôi một cảm giác nôn nao nhớ về một thời thơ bé với những trò chơi dân dã, nhớ những người bạn hồn nhiên thời niên thiếu. Và đặc biệt, Trung thu luôn gợi lên trong tôi một nỗi niềm cố hương khi những cơn gió heo may ùa về trong ký ức, thổi lao xao vạt cỏ may vàng trên cánh đồng cỏ hay những triền đê.
Nhưng ở đây, một bản vùng cao còn nhiều khó khăn. nơi mà Trung thu với các em dường như xa lạ, không chỉ vì cuộc sống, mà còn vì chuyện đi chơi Trung Thu với các em là cả một chặng đường dài xa tít tắp. Bởi vậy chúng tôi tổ chức sớm cho các em để các em đi được an toàn. Chỉ tiếc không mang được nhiều quà cho các em, vì quãng đường di chuyển khá dài và khó khăn.Bánh kẹo, sách vở, trái cây , những chiếc bánh nướng là tất cả những gì chúng tôi có thể mang theo.
Thứ không thể thiếu trong mỗi dịp Trung thu- những chiếc đèn lồng được chúng tôi chuẩn bị trước từ những lon bia, lon nước ngọt được trang trí, hoàn thiện không kém phần công phu. Sau buổi phá cỗ, tay trong tay đoàn cùng các em nhỏ nơi đây rước đèn, theo làn gió và ánh sáng, ngọn đèn đã theo chân chúng tôi để mang đến cho mùa thu bản em một Trung thu nồng đượm.
Cho đến tận bây giờ, nhớ lại những người bạn thời thơ bé, mỗi đứa đã một nơi, đã học tập theo những cách riêng, tôi vẫn tin rằng ánh đèn Trung thu thời xưa ấy đã soi đường cho chúng tôi đến tận hôm nay. Và từng chiếc đèn lồng, những công đoạn mà chúng tôi gom góp lại để làm nên ánh sáng, tôi tin, chính là những "viên gạch" đầu tiên xây dựng tương lai và cuộc sống, ước mơ của các em sau này.
Nhớ biết bao những cái tết Trung thu thời thơ bé, trân trọng từng kỷ niệm với từng người bạn thời xa ấy để yêu hơn những tuổi thơ bây giờ, cho tết Trung thu ý nghĩa hơn. Tuổi thơ ơi, biết bao giờ trở lại...
Thời gian trôi nhanh quá, thấm thoát đã còn chỉ còn chúng tôi với thanh niên trong bản, một bữa tối muộn và một show ca nhạc hoành tráng khi bài ca nào cũng trở thành remix, bài thơ nào cũng trở thành một lời ca. Lửa trại nổi lên, chúng tôi chạy vòng quay hát những bài hát quen thuộc, những chiếc áo đỏ sao vàng hòa cũng ánh lửa. Cầm tay nhau qua từng bước sạp, bản thân tôi thực sự thất bại thảm hại nhưng vẫn không dấu nổi nụ cười, mặc dù đỏ mặt quay lại nhặt giày dép vài lần. Khi trời đã khuya, những trái tim nhiệt huyết đã thấm mệt là lúc chúng tôi quay về nghỉ ngơi.
Khi gà vẫn còn chưa gáy, tôi đã nghe thấy những bước chân nhè nhẹ của chủ nhà, họ thức dậy thật sớm, có lẽ đó là công việc thường nhật của họ. Chúng tôi tiếp tục bắt đầu công việc còn dang dở hôm qua, những chiếc áo xanh thấm mồ hôi nhưng không ai không nở trên môi nụ cười. Tiếng xẻng, tiếng cuốc hòa cùng tiếng ca màu xanh tình nguyện, hòa cùng âm vang núi rừng.
Và rồi có lẽ chuyến đi nào cũng có lịch trình của nó, chúng tôi rời Cao Biền trong lòng còn lại vương vấn như những đám mây trắng hôm qua, như dòng suối cố bám vào kẽ đá cố nán lại nhưng rồi lại phải chảy đi theo dòng đời bất tận.
Một kỳ tình nguyện thật thú vị, thật ý nghĩa, sau một chuyến đi tôi thấy càng hiểu ra giá trị của cuộc sống, chúng ta sinh ra không phải để tan biến như những hạt cát, mà sinh ra, có mặt trên cõi đời này hãy để lai dấu chân từng vùng đất đã đi. ''Tạm biệt Cao Biền''
Hẹn một ngày gần nhất quay trở về nơi đây.
Tôi đã từng viết , không ngừng viết, lúc trước nhìn mưa tôi cũng viết, trời se lạnh khi lập đông tôi cũng viết, xuân về tôi cũng viết. Thế mà bây giờ tôi không thể viết được dù đã có nhiều chuyến đi cùng mọi người, đã có những cảm xúc bất chợt và... cái nắm tay đầu tiên. Muốn viết một cái gì đó diễn tả hết cảm xúc của mình, của những gì còn động lại trong chuyến đi nhưng… Không thể!
Bây giờ, không hẳn cảm xúc đã cạn, nhưng dường như đã cằn đi nhiều.
Bây giờ, viết gì cũng phải chắt, phải ép – nói như hôm trước với bạn bè, là thấy trong mình như lạc lõng giữa phần còn lại của chuyến đi.
Nhưng cuộc sống là một phương trình dài phức tạp, tôi cứ tưởng cảm xúc mình đã lạc đi và khó tìm lại với cái nhịp điệu ngày nào. Nhưng không, ngày 6/9 nhân một chuyến đi tình nguyện đến với các em nhỏ Cao Biền- xã Phú Thượng- Võ Nhai, tôi bỗng dưng muốn viết nhiều, muốn bộc lộ hết cảm xúc trong tôi với nhũng hình ảnh đáng yêu của các bé ở đây.
Đó là một ngày nắng đến xanh cả bầu trời, chỉ gợn lại chút mây trắng thấp thoáng lười không chịu bay đi, vương vấn cố bám lại. Trong tiếng hát rộn ràng trên cung đường chúng tôi đi, những trái tim nhiệt huyết từng bước từng bước vượt qua từng con dốc cao, từng dòng suối sâu, thật khó để kể ra những khó khăn mà đoàn phải trải qua...đến nỗi khi một người trong bản lái chiếc xe gắn máy đi qua, dù nó chỉ là công việc bình thường với họ, nhưng với chúng tôi, đó là một sự bất ngờ, trầm trồ tới thán phục. Rồi thì, khó khăn nào cũng vượt qua...trước mặt chúng tôi là tiếng cười, những đôi mắt thơ ngây, nét mặt hồn nhiến trước những khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Trẻ em ở đây chừng mươi tuổi đã theo cha mẹ ra đồng, phụ giúp, nhìn mặt mày bụ bẫm, đen nhẻm của chúng, đôi khi tôi thấy thương, gọi cho vài cái bánh, ánh mắt em e dè, e dè vì dường như lần đầu tiên em được một người lạ cho bánh. Gần như áo em nào cũng đã sẫm màu và rách, sẫm vì những vết bẩn qua thời gian và...rách vì cuộc sống ở đây cướp đi từng mảnh áo. Bạn có thể thấy những ngôi nhà sàn ở trên tivi, trên sách báo, hay tại chính Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên, nhưng bạn không tưởng tượng được đâu, sừng sững một cách hiên ngang ...đỡ từng cơn mưa, tránh từng trận lũ...nó như một biểu tượng ở đây...như chính con người đã tạo ra nó vậy. Thiếu điện, không có sóng điện thoại, nó làm ngăn cách cuộc sống ở đây và sự phồn thịnh ngoài kia, đến nỗi, người bạn đi cạnh tôi phải thốt lên rằng, ''tôi mà sống ở đây chắc không chịu được mất''. Những khó khăn thực sự ở đây, chưa trực tiếp trải qua, nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy, cũng quá đỗi vất vả rồi.
Chúng tôi nghỉ ngơi trong một ngôi nhà sàn lớn nhìn ra ngôi trường nhỏ nhỏ xinh xinh- ngôi trường CLB chúng tôi đã góp một phần không nhỏ. Trong lòng đột nhiên nổi lên một xúc cảm tự hào, xua tan mệt nhọc của cung đường vừa trải qua. Và các bạn có biết không, nhìn thấy món nước uống đỏ đỏ của người dân nơi đây mà mới đầu ai cũng ngỡ là Sting ấy... ai cũng không chịu nổi sự ''kích thích'', sau chuyến đi nó đã có tên, cái tên này nghĩ đến làm ai cũng phá lên cười- Sting Cao Biền. Khi cả đoàn đã thấm mệt, đội hậu cần thật sự là những người chúng tôi tự hào trong suốt chuyến đi, không chỉ bữa ăn ngay sau đó mà trong suốt chuyến đi, những món ăn ấy chúng tôi sẽ không bao giờ quên được.
Chiều tới là lúc công việc thực sự bắt đầu...chúng tôi bắt đầu dọn trường lớp, dỡ đi một lớp học cũ để xây nhà văn hóa, trồng những cánh hoa và làm chương trình Trung thu cho các em.
Ở thành phố, Trung thu hình như đến sớm hơn. Nó được hiện hữu trong từng chiếc đèn hay những cửa hiệu bánh tấp nập trên các phố, càng gợi nên trong tôi một cảm giác nôn nao nhớ về một thời thơ bé với những trò chơi dân dã, nhớ những người bạn hồn nhiên thời niên thiếu. Và đặc biệt, Trung thu luôn gợi lên trong tôi một nỗi niềm cố hương khi những cơn gió heo may ùa về trong ký ức, thổi lao xao vạt cỏ may vàng trên cánh đồng cỏ hay những triền đê.
Nhưng ở đây, một bản vùng cao còn nhiều khó khăn. nơi mà Trung thu với các em dường như xa lạ, không chỉ vì cuộc sống, mà còn vì chuyện đi chơi Trung Thu với các em là cả một chặng đường dài xa tít tắp. Bởi vậy chúng tôi tổ chức sớm cho các em để các em đi được an toàn. Chỉ tiếc không mang được nhiều quà cho các em, vì quãng đường di chuyển khá dài và khó khăn.Bánh kẹo, sách vở, trái cây , những chiếc bánh nướng là tất cả những gì chúng tôi có thể mang theo.
Thứ không thể thiếu trong mỗi dịp Trung thu- những chiếc đèn lồng được chúng tôi chuẩn bị trước từ những lon bia, lon nước ngọt được trang trí, hoàn thiện không kém phần công phu. Sau buổi phá cỗ, tay trong tay đoàn cùng các em nhỏ nơi đây rước đèn, theo làn gió và ánh sáng, ngọn đèn đã theo chân chúng tôi để mang đến cho mùa thu bản em một Trung thu nồng đượm.
Cho đến tận bây giờ, nhớ lại những người bạn thời thơ bé, mỗi đứa đã một nơi, đã học tập theo những cách riêng, tôi vẫn tin rằng ánh đèn Trung thu thời xưa ấy đã soi đường cho chúng tôi đến tận hôm nay. Và từng chiếc đèn lồng, những công đoạn mà chúng tôi gom góp lại để làm nên ánh sáng, tôi tin, chính là những "viên gạch" đầu tiên xây dựng tương lai và cuộc sống, ước mơ của các em sau này.
Nhớ biết bao những cái tết Trung thu thời thơ bé, trân trọng từng kỷ niệm với từng người bạn thời xa ấy để yêu hơn những tuổi thơ bây giờ, cho tết Trung thu ý nghĩa hơn. Tuổi thơ ơi, biết bao giờ trở lại...
Thời gian trôi nhanh quá, thấm thoát đã còn chỉ còn chúng tôi với thanh niên trong bản, một bữa tối muộn và một show ca nhạc hoành tráng khi bài ca nào cũng trở thành remix, bài thơ nào cũng trở thành một lời ca. Lửa trại nổi lên, chúng tôi chạy vòng quay hát những bài hát quen thuộc, những chiếc áo đỏ sao vàng hòa cũng ánh lửa. Cầm tay nhau qua từng bước sạp, bản thân tôi thực sự thất bại thảm hại nhưng vẫn không dấu nổi nụ cười, mặc dù đỏ mặt quay lại nhặt giày dép vài lần. Khi trời đã khuya, những trái tim nhiệt huyết đã thấm mệt là lúc chúng tôi quay về nghỉ ngơi.
Khi gà vẫn còn chưa gáy, tôi đã nghe thấy những bước chân nhè nhẹ của chủ nhà, họ thức dậy thật sớm, có lẽ đó là công việc thường nhật của họ. Chúng tôi tiếp tục bắt đầu công việc còn dang dở hôm qua, những chiếc áo xanh thấm mồ hôi nhưng không ai không nở trên môi nụ cười. Tiếng xẻng, tiếng cuốc hòa cùng tiếng ca màu xanh tình nguyện, hòa cùng âm vang núi rừng.
Và rồi có lẽ chuyến đi nào cũng có lịch trình của nó, chúng tôi rời Cao Biền trong lòng còn lại vương vấn như những đám mây trắng hôm qua, như dòng suối cố bám vào kẽ đá cố nán lại nhưng rồi lại phải chảy đi theo dòng đời bất tận.
Một kỳ tình nguyện thật thú vị, thật ý nghĩa, sau một chuyến đi tôi thấy càng hiểu ra giá trị của cuộc sống, chúng ta sinh ra không phải để tan biến như những hạt cát, mà sinh ra, có mặt trên cõi đời này hãy để lai dấu chân từng vùng đất đã đi. ''Tạm biệt Cao Biền''
Hẹn một ngày gần nhất quay trở về nơi đây.
Được sửa bởi Potato ngày 14/9/2014, 17:55; sửa lần 1.