Trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ gọi tắt là "Trung tâm Sao Mai" được thành lập tháng 12/ 1995 trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
I. Đôi nét về Trung tâm Sao Mai
Trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ gọi tắt là "Trung tâm Sao Mai" được thành lập tháng 12/ 1995 trực thuộc Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam do Giáo sư - Anh hùng lao động Nguyễn Tài Thu làm Chủ tịch.
Người sáng lập: Giám đốc – Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ chuyên khoa II tâm thần: Đỗ Thuý Lan, nguyên Giám đốc bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương – Phó chủ tịch Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật thành phố Hà Nội - Uỷ viên Ban chấp hành Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam.
Trung tâm là một tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận…
Bằng sự phối kết hợp giữa giáo dục và y tế, Trung Tâm Sao Mai có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề phát hiện sớm – can thiệp sớm (PHS – CTS) trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT). Trẻ KTTT đến với Trung tâm sẽ được khám, đo điện não, làm test tâm lý để đánh giá mức độ nặng nhẹ của cháu về các kĩ năng và xếp lớp phù hợp với tuổi khôn của từng trẻ.
Sau 9 năm hoạt động với thành tích xây dựng một cơ sở PHS – CTS có hiệu quả cho các cháu KTTT ra học hoà nhập, Trung tâm được thành phố Hà Nội cấp 866m2 đất tại phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân và tổ chức Atlantic Philentropies (New York, Mĩ) tài trợ xây dựng.
* Cơ cấu tổ chức:
1. Ban Giám đốc gồm: Giám đốc (Bs. Đỗ Thúy Lan) và 1 Phó Giám đốc (nhà giáo Đỗ Thúy Nga).
2. Phòng khám: Phụ trách là Bs. Đỗ Thuý Lan
3. Phòng Giáo vụ & Quản lí chương trình cá nhân: Trưởng phòng Nguyễn Thị Tú Anh, Cử nhân Tâm lí - Cử nhân Giáo dục đặc biệt
4. Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ: Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng Đặng Phương Loan.
5. Cơ cấu các phòng:- Tầng 1: 3 lớp hòa nhập. Học sinh Tự kỷ sau 2 – 3 năm theo học chương trình Can thiệp sớm và phát triển ngôn ngữ/ giao tiếp được chuyển từ tầng 2, 3 xuống học thêm 1 năm để chuẩn bị chuyển ra học hòa nhập.
+ Quán Café Nhân đạo: Dạy nghề, dạy kỹ năng sống cho trẻ lớn để sau khi ra trường có thể giúp đỡ gia đình và tìm công việc thích hợp.
- Tầng 2 + 3: 11 lớp, trong đó có lớp Can thiệp sớm cho trẻ Tự kỷ, Down, Bại não, Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), độ tuổi từ 20 tháng đến 6 tuổi.
- Tầng 4: 7 phòng, trong đó có phòng Giám đốc, phòng Giáo vụ, phòng Hành chính-Tài vụ, phòng dành cho chuyên gia nước ngoài, phòng dành cho Tình nguyện viên nước ngoài, phòng Hội trường (dùng làm phòng họp và tập huấn đào tạo).
- Tầng 5:
+ 3 lớp học: 1 lớp Tự kỷ tuổi từ 10 – 15, 1 lớp tiền văn hóa và 1 lớp Dạy nghề tuổi từ 7 – 15.
+ 16 phòng trị liệu cá nhân.
+ 1 phòng trị liệu tâm lý.
*Tầm nhìn:
+ Xây dựng và phát triển mô hình các dịch vụ PHS – CTS chất lượng cao cho trẻ KTTT ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
+ Tham gia vận động chính sách và tạo cơ hội cho trẻ KTTT có quyền được hưởng quyền lợi chăm sóc từ dịch vụ y tế và giáo dục của Nhà nước.
* Mục tiêu:
Mục tiêu của can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật:
Làm cho trẻ độc lập nhất.
Học với khả năng của trẻ
Phát hiện những khả năng tiềm ẩn của trẻ và giúp cho khả năng đó phát triển để phục vụ cuộc sống cho trẻ.
Biết yêu thương, chia sẻ và hòa nhập.
* Phương pháp hoạt động:
+ Xây dựng chương trình CTS và tổ chức các hoạt động PHS - CTS cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ đơn thuần, Tự kỉ, Asperger, hội chứng Down, Bại não…
+ Tập huấn cha mẹ nhằm nâng cao nhận thức về CTS – giáo dục hoà nhập - giáo dục giới tính - tiền dạy nghề và dạy nghề cho trẻ KTTT vị thành niên.
+ Thành lập hội cha mẹ trẻ KTTT nhằm giúp họ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con và giúp đỡ nhau về tinh thần cũng như vật chất. Hội cũng tham gia vận động chính sách cho trẻ KTTT.
+ Tham gia tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, trung tâm, trường học… có cùng hoạt động PHS – CTS và giáo dục đặc biệt, giáo dục hoà nhập cho trẻ KTTT trong cả nước. Đối tượng là phụ huynh, giáo viên, tâm lí, cán bộ y tế, các tình nguyện viên ở cộng đồng...
+ Tiếp nhận sinh viên, tình nguyện viên nước ngoài và Việt Nam đến làm việc tại Trung tâm.
+ Hợp tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến KTTT với các tổ chức trong và ngoài nước.
+ Lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng chương trình cá nhân phù hợp cho từng trẻ, giúp trẻ phát triển theo khả năng của mình. Đánh giá mức độ, khả năng lúc vào và định kì đánh giá hàng tháng để xây dựng chương trình cá nhân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mỗi trẻ.
+ Áp dụng các phương pháp ABA, PECs, TEACCH... các hệ thống tranh biểu tượng Boardmaker nhưng có lựa chọn tỉ lệ các phương pháp của nước ngoài để phù hợp cho từng trẻ nhưng không dập khuôn một cách máy móc.
+ Chơi mà học - học mà chơi để giúp trẻ đạt được kết quả như mong muốn, tạo cho trẻ thoải mái không gây áp lực về tâm lí cho trẻ.
+ Kết hợp nhiều phương pháp phù hợp với văn hoá, điều kiện và khả năng của mỗi trẻ, luôn kết hợp phương pháp hoà nhập trong mỗi hoạt động can thiệp, nhằm giúp trẻ có khả năng hoà nhập cao nhất khi có thể.
+ Thiết bị dạy học không quá lệ thuộc vào đồ chơi có sẵn mà luôn kết hợp cả đồ chơi tự tạo giúp trẻ gần với cuộc sống hàng ngày cà các vật dụng đơn giản xung quanh trẻ.
II. Mục đích hoạt động
* Phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỉ nhằm sớm đưa trẻ ra học hòa nhập mẫu giáo lớn hoặc là tiểu học, sau 2-3 năm can thiệp sớm ở Trung tâm Sao Mai.
* Hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và từ thiện nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung, tạo cơ hội cho trẻ hoà nhập khi trưởng thành.
* Đặc biệt tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật nghèo có cơ hội được đi học.
III. Quá trình hình thành và phát triển
Trước năm 1995 Trung tâm chưa có dịch vụ can thiệp sớm về giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), chỉ đơn thuần điều trị bằng thuốc an thần kinh. Trẻ gặp vấn đề về thị giác đã có trường Nguyễn Đình Chiểu và gặp khó khăn về thính giác đã có trường Xã Đàn. Trong khi đó, trẻ CPTTT không có nơi nào nhận chúng vào học, trừ một vài trường hợp trẻ được vào lớp 1 của tiểu học bình thường nhưng học kém và thường bị đúp lớp 1 năm đến 2 năm thì bị trả về nhà. Với ý tưởng mang lại “ánh sáng” văn hoá cho trẻ CPTTT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trung tâm dạy trẻ KTTT ra đời với tên gọi là Trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm trẻ KTTT gọi tắt là Sao Mai - ngôi sao mọc vào sáng sớm giữa bầu trời quang đãng báo hiệu một ngày mới tươi đẹp. Trung tâm là nơi mang lại niềm vui được học tâp cho các cháu không may mắn bị khuyết tật về mặt trí tuệ.
Tháng 12/ 1995 TTSM ra đời do Quyết định của Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.
Trung tâm được thành lập trong bối cảnh không có cơ sở, không có tiền cũng như các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy trẻ… Đầu năm 1996 TTSM thuê 1 căn nhà 80m2 gồm 2 buồng tại ngõ 15 Đội Cấn với 15 cháu từ 6 đến 15 tuổi và 2 giáo viên, Ban Giám đốc gồm 2 người làm tình nguyện. Ban đầu nhiều gia đình còn mặc cảm nên việc cho cháu đến học cũng thật khó khăn, học phí thu rất thấp không đủ để trang trải cho lương 2 giáo viên, mua sắm bàn ghế, đồ chơi… Trung tâm phải đi xin bàn ghế học sinh đã cũ, Giám đốc phải bỏ tiền nhà để mua sắm vật dụng cũng như trả tiền thuê nhà. Năm 1997 trường tiểu học Bạch Mai cho mượn hai phòng học với tổng diện tích là 80m2 tại ngõ 392 phố Bạch Mai. Câu lạc bộ phụ nữ quốc tế đã giúp 5.000 USD để sửa chữa, lợp lại mái tôn, lát gạch… Đến tháng 6/ 1998 chuyển toàn bộ các cháu ở Đội Cấn về Bạch Mai và tồn tại đến ngày nay.
Năm 1998 Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương được thành lập, Bác sĩ Lan được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện. Bệnh viện có phòng khám nhi để khám và điều trị các cháu bị động kinh và khám xác định các cháu bị khuyết tật tâm thần như Tự kỉ, Down, CPTTT… Các gia đình có con CPTTT, sau khi đi khám tại phòng khám nhi Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, được tư vấn cần phải cho đi học để trẻ trở nên độc lập và có thể hoà nhập khi chúng trưởng thành. Dần dần phụ huynh đã tìm đến Trung tâm để gửi gắm con em mình. Số lượng học sinh có nhu cầu đi học đã tăng vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở Bạch Mai. Vì vậy Trung tâm mở cơ sở 2 tại Nghĩa Tân, thuê nhà và tuyển thêm giáo viên. Số lượng học sinh tăng đến đâu tuyển thêm giáo viên đến đó. Như vậy Trung tâm có 2 cơ sở với hơn 70 học sinh, 8 giáo viên và 2 cán bộ quản lý. Năm 2001 với những thành công trong việc giúp trẻ KTTT, TTSM đã được Thành phố cấp cho 866m2 đất tại khu cơ quan nội chính phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trung tâm nhận được tài trợ của tổ chức Atlantic Philantropies (New York, Mỹ) đã xây dựng nhà gồm 4 tầng, 21 phòng, 1 hội trường và 1 bể bơi, sân chơi ngoài trời. Tháng 5/ 2005 các cháu ở Nghĩa Tân chuyển về cơ sở mới ở Nhân Chính. Trung tâm bắt đầu khám tuyển cháu, tuyển giáo viên, tâm lý, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, giáo viên trị liệu ngôn ngữ… để đáp ứng nhu cầu can thiệp sớm cho trẻ KTTT và tự kỷ.
Từ 2004 cho tới nay Trung tâm hợp tác với trường Đại học Roskillder (Đan Mạch) tiếp nhận sinh viên khoa Xã hội sang thực tập 6 tháng một lần, các nhóm sinh viên sau khi học lí thuyết sẽ sang thực tập tại Trung tâm để cùng học hỏi chia sẻ các kỹ năng dạy trẻ KTTT nhằm nâng cao chuyên môn cho các giáo viên của Trung tâm.
Từ năm 2005 đến 2006: tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên để tự đáp ứng yêu cầu can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt cho học sinh, củng cố và hoàn thiện tổ chức.
Từ năm 2006 đến nay Trung tâm bắt đầu nhận tình nguyện viên chuyên nghiệp của tổ chức VSO:
+ Năm 2006 Bà Ann Gardner - Hiệu trưởng trường khuyết tật ở Vương quốc Anh, tình nguyện viên của VSO sang làm việc 1 năm tại Trung tâm Sao Mai để đào tạo chuyên sâu về giáo dục đặc biệt cho giáo viên của Trung tâm.
+ Năm 2007 - 7/2010, ông Peter Thomas, giáo viên Giáo dục đặc biệt chuyên dạy trẻ tự kỉ đến từ Vương quốc Anh, tình nguyện viên của VSO làm việc tại Trung tâm để đào tạo lí thuyết và thực hành cho giáo viên làm việc với trẻ Tự kỉ.
Lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng chương trình cá nhân trong can thiệp sớm ngoài các hoạt động can thiệp theo nhóm nhỏ, nhóm lớn… nhằm dạy trẻ giao tiếp và kích thích trẻ hoà nhập thông qua các hoạt động tập thể… Hàng năm, Trung tâm tổ chức cho các cháu đi dã ngoại: công viên hoặc các điểm vui chơi công cộng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, để tiến tới hoà nhập với cộng đồng khi trẻ trưởng thành.
Năm 2008 do nhu cầu các phòng học và phòng trị liệu cá nhân tăng nên Trung tâm đầu tư xây dựng thêm 1 tầng nữa với một phần nhỏ từ sự đóng góp của các gia đình. Tầng 5 có 15 phòng trị liệu ngôn ngữ với sự tài trợ của tổ chức nhà thờ Mỹ để mua sắm các trang thiết bị, đồ chơi phục vụ dạy ngôn ngữ. Đại sứ quán New Zealand cho 10 bộ máy tính và 5 đĩa Boardmaker (hệ thống ảnh biểu tượng để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp). Ngoài ra có 3 phòng học văn hoá và tiền dạy nghề. Tổ chức Nhà thờ của Phần Lan đã tặng 1 chiếc xe Toyota 15 chỗ để đưa các cháu đi dã ngoại hàng tháng.
Hiện nay, tại cơ sở Nhân Chính đã có: 16 phòng trị liệu cá nhân, 1 phòng Tiền dạy nghề và quán Cafê nhân đạo, 1 phòng PHCN vận động, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng mỹ thuật trị liệu, 1 phòng trị liệu giác quan, 1 bể bơi (trị liệu nước) và 17 phòng học (13 lớp Tự kỉ - Can thiệp sớm cho trẻ Tự kỉ dưới 5 tuổi, 1 lớp Down, 1 lớp Bại não, 1 lớp Tiền văn hoá, 1 lớp Tiền hướng nghiệp).
IV. Dịch vụ và đối tượng phục vụ
1. Dịch vụ phòng khám:
Trung tâm Sao Mai có các Phòng Khám đa khoa Nội nhi - Tai mũi họng - Mắt, tiến hành khám chữa bệnh, phát hiện sớm các KTTT ở trẻ, điều trị rối loạn hành vi ở trẻ CPTTT và trẻ tự kỷ, chẩn đoán và theo dõi Động kinh bằng đo điện não đồ - cho kết quả chính xác những vùng có tổn thương trên não gây ra khuyết tật và động kinh... Trung tâm còn tư vấn cho cha mẹ học sinh các phương pháp, cách điều trị, chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Ngoài ra Trung tâm có các phòng trắc nghiệm tâm lý để đánh giá chỉ số thông minh và các kĩ năng ngôn ngữ - giao tiếp, tự lập, vận động, kỹ năng xã hội ở trẻ, có máy đo thính lực và có thể phát hiện nguyên nhân gây điếc.
2. Dịch vụ can thiệp sớm - giáo dục đặc biệt:
Trung tâm nhận đào tạo kĩ năng can thiệp sớm cho cha mẹ theo nhu cầu vì gia đình ở các tỉnh chưa có dịch vụ can thiệp sớm. Thời gian đào tạo ít nhất 2 tuần đến 1 tháng: hướng dẫn cách đánh giá các kĩ năng để biết tuổi khôn của trẻ, mặt mạnh - yếu của trẻ… Đánh giá nhu cầu của trẻ, phương pháp xây dựng chương trình cá nhân, hoạt động hoà nhập như thế nào…
Trung tâm còn tiến hành tư vấn và tập huấn cha mẹ về giáo dục đặc biệt, tổ chức các lớp can thiệp sớm cho trẻ < 5 tuổi bán trú, can thiệp sớm trẻ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi (3 lần/ tuần), tổ chức các lớp tiền văn hoá, tiểu học, phục hồi chức năng cho trẻ bại não, tổ chức tiền dạy nghề và dạy nghề cho các cháu > 13 tuổi.
- Trị liệu cá nhân: Các trị liệu về ngôn ngữ, hành vi, trị liệu nước, trị liệu âm nhạc, vẽ, computer game...
- Tiền dạy nghề và dạy nghề: Trung tâm mở quán Cafe từ thiện, bán thức ăn nhanh và giải khát để tạo việc làm cho các cháu lớn, giúp các cháu học được các công việc phục vụ tại quán.
* Mục tiêu của can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt là sau 2 -3 năm các cháu đạt được khả năng tự lập, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp - sử dụng 5 giác quan để quan sát nhận biết thế giới xung quanh (màu sắc, cây hoa, chim, gà..., người già/ trẻ...). Trẻ đạt được một số kiến thức tiền văn hoá: tiền học toán, viết, nhận biết chữ, số... Trung tâm sẽ chuyển các cháu ra trường mẫu giáo hoặc tiểu học để hội nhập.
3. Đối tượng phục vụ:
Tất cả các cháu khuyết tật trí tuệ như Chậm phát triển trí tuệ, hội chứng Down, Tự kỉ, Bại não, hội chứng rối loạn tăng động thiếu tập trung. Trung tâm nhận tất cả các cháu dưới 7 tuổi học bán trú từ 8h sáng đến 16h30 chiều hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu, có nhận thêm thứ bảy cho các gia đình có nhu cầu. Hiện (tính đến tháng 12/ 2009) có khoảng 218 học sinh đang theo học tại Trung tâm Sao Mai.
* Dù hoàn cảnh nào các cháu cũng đều được phục vụ chu đáo, tận tình. Đặc biệt Trung tâm luôn cố gắng giúp đỡ và tạo cơ hội đi học cho các cháu nghèo (hỗ trợ kinh phí).
V. Chất lượng đội ngũ giáo viên và các nhà trị liệu tâm lý
Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại trung tâm hiện là 85 người, bao gồm các cử nhân Cao Đẳng Sư Phạm Mẫu Giáo, cử nhân tâm lý giáo dục, cử nhân Giáo dục đặc biệt…
Tất cả cán bộ công nhân viên đều được đào tạo về giáo dục đặc biệt, kỹ năng chăm sóc trẻ, nhận biết về trẻ KTTT, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ (đã có hơn 10 năm làm việc với trẻ Tự kỷ) do các chuyên gia Hà Lan (từ 1995-1999), chuyên gia Đan Mạch (từ 2004 đến nay), thường xuyên có các giáo viên Đan Mạch, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ của Vương Quốc Anh (tổ chức VSO), chuyên gia về Hội hoạ cho trẻ khuyết tật của Trung tâm Hội hoạ người khuyết tật Ireland cùng làm việc với giáo viên của Trung tâm.
Tháng 11/ 2009 nhóm chuyên gia ở Bắc Ireland tổ chức tập huấn 1 tháng cho toàn thể giáo viên của Trung tâm về chẩn đoán PHCN cho trẻ Bại não, phương pháp phát triển ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy cho trẻ Tự kỷ.
VI. Các hoạt động can thiệp của TTSM
+ Lấy trẻ làm trung tâm nên các can thiệp tập trung vào can thiệp cá nhân: trị liệu ngôn ngữ, trị liệu hành vi, điều chỉnh các giác quan, dạy kĩ năng tự lập, mỹ thuật, trị liệu nước…
+ Can thiệp nhóm: Hoạt động trị liệu, các trò chơi phát triển các kĩ năng xã hội, kỹ năng tự lập… âm nhạc trị liệu, vui chơi giải trí…
+ Hệ thống giám sát hoạt động: Camera được theo dõi hàng ngày hoạt động của các lớp học.
VII. Kết quả sau 15 năm hoạt động
1. Đối với học sinh:
Rất nhiều cháu theo học tại Trung tâm đã có nhiều tiến bộ được chuyển ra ngoài học hoà nhập tại các trường mẫu giáo, tiểu học.
Năm học 2007 – 2008 : 36 cháu chuyển ra học mẫu giáo, 13 cháu ra học tiểu học.
Năm học 2008 – 2009 : 53 cháu ra học mẫu giáo hoà nhập, 10 cháu ra học tiểu học và 4 cháu chuyển ra học nghề.
2. Đối với cha mẹ:
Phụ huynh đã được nâng cao trình độ hiểu biết, không còn mặc cảm che dấu con ở nhà. Thành lập được hội cha mẹ trẻ KTTT Trung tâm Sao Mai với sự hỗ trợ của dự án LEV (Đan Mạch) từ năm 2004 đến năm 2009, hiện nay đã trưởng thành chuyển thành Hội của Thành phố Hà Nội, có văn phòng để các cha mẹ đến tìm hiểu, họp, tư vấn...
3. Đội ngũ nhân viên:
* Số lượng tăng: ban đầu có 2 lãnh đạo + 2 giáo viên, đến nay đã có 87 cán bộ công nhân viên, trong đó có 19 người trong ban hành chính, 17 nhà trị liệu (14 tâm lý, 2 giáo viên mẫu giáo, 1 giáo viên họa), 49 giáo viên đứng lớp (15 giáo viên mẫu giáo, 7 giáo viên giáo dục đặc biệt, 3 y tá, 2 giáo viên phổ thông, 10 người tốt nghiệp CĐ + ĐH khác ngành, 10 người tốt nghiệp THPT, 2 người tốt nghiệp THCS).
* Chất lượng : Đào tạo thường xuyên do Trung tâm và các chuyên gia nước ngoài:
+ Nâng cao kĩ năng dạy trẻ trong can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập, quản lý hành vi thách thức…
+ Xây dựng chương trình cá nhân và hiệu quả của chương trình cá nhân, phát triển các kĩ năng cho trẻ KTTT và Tự kỉ…
+ Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp nhóm 16 giáo viên, tâm lý trở thành các nhà trị liệu ngôn ngữ chuyên nghiệp.
4. Đào tạo chia sẻ với các địa phương khác trong cả nước
+ Hàng năm định kì 2 đến 3 lần tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ huynh, họp với phụ huynh toàn trung tâm 2 lần/ năm học, trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ…đánh giá khen thưởng giáo viên dạy giỏi và học sinh có nhiều tiến bộ.
+ Sơ tổng kết học kì I, II với toàn thể cha mẹ của Trung tâm: Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động, số lượng cháu ra trường mẫu giáo sau can thiệp sớm, chuyển ra học tiểu học, đi học nghề mỗi năm… khen thưởng thầy cô giáo giỏi, các cháu ngoan học tiến bộ. Phân phụ huynh về họp theo lớp để thảo luận, đánh giá trẻ cùng giáo viên và thống nhất phương pháp can thiệp tiếp theo.
* TTSM tập huấn nâng cao năng lực can thiệp cho trẻ KTTT thuộc các dự án của các tổ chức nước ngoài:
+ 2004 - 2007: Trung tâm Sao Mai tham gia dự án của tổ chức Phần Lan và Trung tâm y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội, tập huấn cho giáo viên, cán bộ y tế cơ sở, phụ huynh có con bị KTTT, khám sàng lọc và khám kiểm tra trước và sau khi dự án kết thúc.
+ 2007 – 2008: Dự án LEV Đan Mạch: Đào tạo cho giáo viên, phụ huynh trường PHCN Khoái Châu thuộc Sở Giáo dục tỉnh Hưng Yên.
+ Dự án của Uỷ ban y tế Hà Lan - Việt Nam năm 2009: đào tạo cho giáo viên, cán bộ y tế cơ sở về PHS – CTS KTTT, sức khoẻ tâm thần, quản lí hành vi, kĩ năng CTS, Giáo dục đặc biệt, kĩ năng tư vấn cha mẹ… cho 4 tỉnh dự án Đắk Lắk, Phú Yên, Cao Bằng, Quảng Trị.
+ Dự án của Tổ chức tình nguyện viên vì hoà bình và Đại sứ quán Hà Lan: Đào tạo cho giáo viên, hộ lí chăm sóc trẻ KTTT, Down, Tự kỉ, Bại não và các nhu cầu của trẻ, đánh giá tuổi khôn và xây dựng kế hoạch, kĩ năng can thiệp, giúp trẻ phát triển trí tuệ, xây dựng chương trình cá nhân, nhóm… sử dụng đồ chơi có sẵn và đồ chơi tự tạo để giúp trẻ phát triển giác quan, nhận biết màu sắc…
* Trường ĐH Shiga (Nhật Bản): nghiên cứu thử nghiệm test Kyoto ở trẻ KTTT ở Việt Nam.
* Tháng 12/ 2009 Bác sĩ Đỗ Thúy Lan đã nhận lời mời đi tham dự Hội thảo chuyên đề và tham quan các Trung tâm Can thiệp sớm ở 2 thành phố của Nhật là Shiga và Kyoto.
VIII. Khen thưởng
Với những nỗ lực không ngừng của mình, Trung tâm Sao Mai đã được Bộ y tế và các tổ chức tặng bằng khen: Bộ y tế, Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Hà Nội,… khen thưởng về hiệu quả can thiệp, hỗ trợ trẻ em KTTT. Nhiều cá nhân của Trung tâm cũng nhận được bằng khen về thành tích dạy và chăm sóc trẻ KTTT.
I. Đôi nét về Trung tâm Sao Mai
Trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ gọi tắt là "Trung tâm Sao Mai" được thành lập tháng 12/ 1995 trực thuộc Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam do Giáo sư - Anh hùng lao động Nguyễn Tài Thu làm Chủ tịch.
Người sáng lập: Giám đốc – Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ chuyên khoa II tâm thần: Đỗ Thuý Lan, nguyên Giám đốc bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương – Phó chủ tịch Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật thành phố Hà Nội - Uỷ viên Ban chấp hành Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam.
Trung tâm là một tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận…
Bằng sự phối kết hợp giữa giáo dục và y tế, Trung Tâm Sao Mai có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề phát hiện sớm – can thiệp sớm (PHS – CTS) trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT). Trẻ KTTT đến với Trung tâm sẽ được khám, đo điện não, làm test tâm lý để đánh giá mức độ nặng nhẹ của cháu về các kĩ năng và xếp lớp phù hợp với tuổi khôn của từng trẻ.
Sau 9 năm hoạt động với thành tích xây dựng một cơ sở PHS – CTS có hiệu quả cho các cháu KTTT ra học hoà nhập, Trung tâm được thành phố Hà Nội cấp 866m2 đất tại phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân và tổ chức Atlantic Philentropies (New York, Mĩ) tài trợ xây dựng.
* Cơ cấu tổ chức:
1. Ban Giám đốc gồm: Giám đốc (Bs. Đỗ Thúy Lan) và 1 Phó Giám đốc (nhà giáo Đỗ Thúy Nga).
2. Phòng khám: Phụ trách là Bs. Đỗ Thuý Lan
3. Phòng Giáo vụ & Quản lí chương trình cá nhân: Trưởng phòng Nguyễn Thị Tú Anh, Cử nhân Tâm lí - Cử nhân Giáo dục đặc biệt
4. Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ: Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng Đặng Phương Loan.
5. Cơ cấu các phòng:- Tầng 1: 3 lớp hòa nhập. Học sinh Tự kỷ sau 2 – 3 năm theo học chương trình Can thiệp sớm và phát triển ngôn ngữ/ giao tiếp được chuyển từ tầng 2, 3 xuống học thêm 1 năm để chuẩn bị chuyển ra học hòa nhập.
+ Quán Café Nhân đạo: Dạy nghề, dạy kỹ năng sống cho trẻ lớn để sau khi ra trường có thể giúp đỡ gia đình và tìm công việc thích hợp.
- Tầng 2 + 3: 11 lớp, trong đó có lớp Can thiệp sớm cho trẻ Tự kỷ, Down, Bại não, Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), độ tuổi từ 20 tháng đến 6 tuổi.
- Tầng 4: 7 phòng, trong đó có phòng Giám đốc, phòng Giáo vụ, phòng Hành chính-Tài vụ, phòng dành cho chuyên gia nước ngoài, phòng dành cho Tình nguyện viên nước ngoài, phòng Hội trường (dùng làm phòng họp và tập huấn đào tạo).
- Tầng 5:
+ 3 lớp học: 1 lớp Tự kỷ tuổi từ 10 – 15, 1 lớp tiền văn hóa và 1 lớp Dạy nghề tuổi từ 7 – 15.
+ 16 phòng trị liệu cá nhân.
+ 1 phòng trị liệu tâm lý.
*Tầm nhìn:
+ Xây dựng và phát triển mô hình các dịch vụ PHS – CTS chất lượng cao cho trẻ KTTT ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
+ Tham gia vận động chính sách và tạo cơ hội cho trẻ KTTT có quyền được hưởng quyền lợi chăm sóc từ dịch vụ y tế và giáo dục của Nhà nước.
* Mục tiêu:
Mục tiêu của can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật:
Làm cho trẻ độc lập nhất.
Học với khả năng của trẻ
Phát hiện những khả năng tiềm ẩn của trẻ và giúp cho khả năng đó phát triển để phục vụ cuộc sống cho trẻ.
Biết yêu thương, chia sẻ và hòa nhập.
* Phương pháp hoạt động:
+ Xây dựng chương trình CTS và tổ chức các hoạt động PHS - CTS cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ đơn thuần, Tự kỉ, Asperger, hội chứng Down, Bại não…
+ Tập huấn cha mẹ nhằm nâng cao nhận thức về CTS – giáo dục hoà nhập - giáo dục giới tính - tiền dạy nghề và dạy nghề cho trẻ KTTT vị thành niên.
+ Thành lập hội cha mẹ trẻ KTTT nhằm giúp họ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con và giúp đỡ nhau về tinh thần cũng như vật chất. Hội cũng tham gia vận động chính sách cho trẻ KTTT.
+ Tham gia tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, trung tâm, trường học… có cùng hoạt động PHS – CTS và giáo dục đặc biệt, giáo dục hoà nhập cho trẻ KTTT trong cả nước. Đối tượng là phụ huynh, giáo viên, tâm lí, cán bộ y tế, các tình nguyện viên ở cộng đồng...
+ Tiếp nhận sinh viên, tình nguyện viên nước ngoài và Việt Nam đến làm việc tại Trung tâm.
+ Hợp tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến KTTT với các tổ chức trong và ngoài nước.
+ Lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng chương trình cá nhân phù hợp cho từng trẻ, giúp trẻ phát triển theo khả năng của mình. Đánh giá mức độ, khả năng lúc vào và định kì đánh giá hàng tháng để xây dựng chương trình cá nhân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mỗi trẻ.
+ Áp dụng các phương pháp ABA, PECs, TEACCH... các hệ thống tranh biểu tượng Boardmaker nhưng có lựa chọn tỉ lệ các phương pháp của nước ngoài để phù hợp cho từng trẻ nhưng không dập khuôn một cách máy móc.
+ Chơi mà học - học mà chơi để giúp trẻ đạt được kết quả như mong muốn, tạo cho trẻ thoải mái không gây áp lực về tâm lí cho trẻ.
+ Kết hợp nhiều phương pháp phù hợp với văn hoá, điều kiện và khả năng của mỗi trẻ, luôn kết hợp phương pháp hoà nhập trong mỗi hoạt động can thiệp, nhằm giúp trẻ có khả năng hoà nhập cao nhất khi có thể.
+ Thiết bị dạy học không quá lệ thuộc vào đồ chơi có sẵn mà luôn kết hợp cả đồ chơi tự tạo giúp trẻ gần với cuộc sống hàng ngày cà các vật dụng đơn giản xung quanh trẻ.
II. Mục đích hoạt động
* Phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỉ nhằm sớm đưa trẻ ra học hòa nhập mẫu giáo lớn hoặc là tiểu học, sau 2-3 năm can thiệp sớm ở Trung tâm Sao Mai.
* Hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và từ thiện nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung, tạo cơ hội cho trẻ hoà nhập khi trưởng thành.
* Đặc biệt tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật nghèo có cơ hội được đi học.
III. Quá trình hình thành và phát triển
Trước năm 1995 Trung tâm chưa có dịch vụ can thiệp sớm về giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), chỉ đơn thuần điều trị bằng thuốc an thần kinh. Trẻ gặp vấn đề về thị giác đã có trường Nguyễn Đình Chiểu và gặp khó khăn về thính giác đã có trường Xã Đàn. Trong khi đó, trẻ CPTTT không có nơi nào nhận chúng vào học, trừ một vài trường hợp trẻ được vào lớp 1 của tiểu học bình thường nhưng học kém và thường bị đúp lớp 1 năm đến 2 năm thì bị trả về nhà. Với ý tưởng mang lại “ánh sáng” văn hoá cho trẻ CPTTT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trung tâm dạy trẻ KTTT ra đời với tên gọi là Trung tâm tư vấn phát hiện sớm – can thiệp sớm trẻ KTTT gọi tắt là Sao Mai - ngôi sao mọc vào sáng sớm giữa bầu trời quang đãng báo hiệu một ngày mới tươi đẹp. Trung tâm là nơi mang lại niềm vui được học tâp cho các cháu không may mắn bị khuyết tật về mặt trí tuệ.
Tháng 12/ 1995 TTSM ra đời do Quyết định của Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.
Trung tâm được thành lập trong bối cảnh không có cơ sở, không có tiền cũng như các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy trẻ… Đầu năm 1996 TTSM thuê 1 căn nhà 80m2 gồm 2 buồng tại ngõ 15 Đội Cấn với 15 cháu từ 6 đến 15 tuổi và 2 giáo viên, Ban Giám đốc gồm 2 người làm tình nguyện. Ban đầu nhiều gia đình còn mặc cảm nên việc cho cháu đến học cũng thật khó khăn, học phí thu rất thấp không đủ để trang trải cho lương 2 giáo viên, mua sắm bàn ghế, đồ chơi… Trung tâm phải đi xin bàn ghế học sinh đã cũ, Giám đốc phải bỏ tiền nhà để mua sắm vật dụng cũng như trả tiền thuê nhà. Năm 1997 trường tiểu học Bạch Mai cho mượn hai phòng học với tổng diện tích là 80m2 tại ngõ 392 phố Bạch Mai. Câu lạc bộ phụ nữ quốc tế đã giúp 5.000 USD để sửa chữa, lợp lại mái tôn, lát gạch… Đến tháng 6/ 1998 chuyển toàn bộ các cháu ở Đội Cấn về Bạch Mai và tồn tại đến ngày nay.
Năm 1998 Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương được thành lập, Bác sĩ Lan được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện. Bệnh viện có phòng khám nhi để khám và điều trị các cháu bị động kinh và khám xác định các cháu bị khuyết tật tâm thần như Tự kỉ, Down, CPTTT… Các gia đình có con CPTTT, sau khi đi khám tại phòng khám nhi Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, được tư vấn cần phải cho đi học để trẻ trở nên độc lập và có thể hoà nhập khi chúng trưởng thành. Dần dần phụ huynh đã tìm đến Trung tâm để gửi gắm con em mình. Số lượng học sinh có nhu cầu đi học đã tăng vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở Bạch Mai. Vì vậy Trung tâm mở cơ sở 2 tại Nghĩa Tân, thuê nhà và tuyển thêm giáo viên. Số lượng học sinh tăng đến đâu tuyển thêm giáo viên đến đó. Như vậy Trung tâm có 2 cơ sở với hơn 70 học sinh, 8 giáo viên và 2 cán bộ quản lý. Năm 2001 với những thành công trong việc giúp trẻ KTTT, TTSM đã được Thành phố cấp cho 866m2 đất tại khu cơ quan nội chính phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trung tâm nhận được tài trợ của tổ chức Atlantic Philantropies (New York, Mỹ) đã xây dựng nhà gồm 4 tầng, 21 phòng, 1 hội trường và 1 bể bơi, sân chơi ngoài trời. Tháng 5/ 2005 các cháu ở Nghĩa Tân chuyển về cơ sở mới ở Nhân Chính. Trung tâm bắt đầu khám tuyển cháu, tuyển giáo viên, tâm lý, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, giáo viên trị liệu ngôn ngữ… để đáp ứng nhu cầu can thiệp sớm cho trẻ KTTT và tự kỷ.
Từ 2004 cho tới nay Trung tâm hợp tác với trường Đại học Roskillder (Đan Mạch) tiếp nhận sinh viên khoa Xã hội sang thực tập 6 tháng một lần, các nhóm sinh viên sau khi học lí thuyết sẽ sang thực tập tại Trung tâm để cùng học hỏi chia sẻ các kỹ năng dạy trẻ KTTT nhằm nâng cao chuyên môn cho các giáo viên của Trung tâm.
Từ năm 2005 đến 2006: tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên để tự đáp ứng yêu cầu can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt cho học sinh, củng cố và hoàn thiện tổ chức.
Từ năm 2006 đến nay Trung tâm bắt đầu nhận tình nguyện viên chuyên nghiệp của tổ chức VSO:
+ Năm 2006 Bà Ann Gardner - Hiệu trưởng trường khuyết tật ở Vương quốc Anh, tình nguyện viên của VSO sang làm việc 1 năm tại Trung tâm Sao Mai để đào tạo chuyên sâu về giáo dục đặc biệt cho giáo viên của Trung tâm.
+ Năm 2007 - 7/2010, ông Peter Thomas, giáo viên Giáo dục đặc biệt chuyên dạy trẻ tự kỉ đến từ Vương quốc Anh, tình nguyện viên của VSO làm việc tại Trung tâm để đào tạo lí thuyết và thực hành cho giáo viên làm việc với trẻ Tự kỉ.
Lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng chương trình cá nhân trong can thiệp sớm ngoài các hoạt động can thiệp theo nhóm nhỏ, nhóm lớn… nhằm dạy trẻ giao tiếp và kích thích trẻ hoà nhập thông qua các hoạt động tập thể… Hàng năm, Trung tâm tổ chức cho các cháu đi dã ngoại: công viên hoặc các điểm vui chơi công cộng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, để tiến tới hoà nhập với cộng đồng khi trẻ trưởng thành.
Năm 2008 do nhu cầu các phòng học và phòng trị liệu cá nhân tăng nên Trung tâm đầu tư xây dựng thêm 1 tầng nữa với một phần nhỏ từ sự đóng góp của các gia đình. Tầng 5 có 15 phòng trị liệu ngôn ngữ với sự tài trợ của tổ chức nhà thờ Mỹ để mua sắm các trang thiết bị, đồ chơi phục vụ dạy ngôn ngữ. Đại sứ quán New Zealand cho 10 bộ máy tính và 5 đĩa Boardmaker (hệ thống ảnh biểu tượng để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp). Ngoài ra có 3 phòng học văn hoá và tiền dạy nghề. Tổ chức Nhà thờ của Phần Lan đã tặng 1 chiếc xe Toyota 15 chỗ để đưa các cháu đi dã ngoại hàng tháng.
Hiện nay, tại cơ sở Nhân Chính đã có: 16 phòng trị liệu cá nhân, 1 phòng Tiền dạy nghề và quán Cafê nhân đạo, 1 phòng PHCN vận động, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng mỹ thuật trị liệu, 1 phòng trị liệu giác quan, 1 bể bơi (trị liệu nước) và 17 phòng học (13 lớp Tự kỉ - Can thiệp sớm cho trẻ Tự kỉ dưới 5 tuổi, 1 lớp Down, 1 lớp Bại não, 1 lớp Tiền văn hoá, 1 lớp Tiền hướng nghiệp).
IV. Dịch vụ và đối tượng phục vụ
1. Dịch vụ phòng khám:
Trung tâm Sao Mai có các Phòng Khám đa khoa Nội nhi - Tai mũi họng - Mắt, tiến hành khám chữa bệnh, phát hiện sớm các KTTT ở trẻ, điều trị rối loạn hành vi ở trẻ CPTTT và trẻ tự kỷ, chẩn đoán và theo dõi Động kinh bằng đo điện não đồ - cho kết quả chính xác những vùng có tổn thương trên não gây ra khuyết tật và động kinh... Trung tâm còn tư vấn cho cha mẹ học sinh các phương pháp, cách điều trị, chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Ngoài ra Trung tâm có các phòng trắc nghiệm tâm lý để đánh giá chỉ số thông minh và các kĩ năng ngôn ngữ - giao tiếp, tự lập, vận động, kỹ năng xã hội ở trẻ, có máy đo thính lực và có thể phát hiện nguyên nhân gây điếc.
2. Dịch vụ can thiệp sớm - giáo dục đặc biệt:
Trung tâm nhận đào tạo kĩ năng can thiệp sớm cho cha mẹ theo nhu cầu vì gia đình ở các tỉnh chưa có dịch vụ can thiệp sớm. Thời gian đào tạo ít nhất 2 tuần đến 1 tháng: hướng dẫn cách đánh giá các kĩ năng để biết tuổi khôn của trẻ, mặt mạnh - yếu của trẻ… Đánh giá nhu cầu của trẻ, phương pháp xây dựng chương trình cá nhân, hoạt động hoà nhập như thế nào…
Trung tâm còn tiến hành tư vấn và tập huấn cha mẹ về giáo dục đặc biệt, tổ chức các lớp can thiệp sớm cho trẻ < 5 tuổi bán trú, can thiệp sớm trẻ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi (3 lần/ tuần), tổ chức các lớp tiền văn hoá, tiểu học, phục hồi chức năng cho trẻ bại não, tổ chức tiền dạy nghề và dạy nghề cho các cháu > 13 tuổi.
- Trị liệu cá nhân: Các trị liệu về ngôn ngữ, hành vi, trị liệu nước, trị liệu âm nhạc, vẽ, computer game...
- Tiền dạy nghề và dạy nghề: Trung tâm mở quán Cafe từ thiện, bán thức ăn nhanh và giải khát để tạo việc làm cho các cháu lớn, giúp các cháu học được các công việc phục vụ tại quán.
* Mục tiêu của can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt là sau 2 -3 năm các cháu đạt được khả năng tự lập, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp - sử dụng 5 giác quan để quan sát nhận biết thế giới xung quanh (màu sắc, cây hoa, chim, gà..., người già/ trẻ...). Trẻ đạt được một số kiến thức tiền văn hoá: tiền học toán, viết, nhận biết chữ, số... Trung tâm sẽ chuyển các cháu ra trường mẫu giáo hoặc tiểu học để hội nhập.
3. Đối tượng phục vụ:
Tất cả các cháu khuyết tật trí tuệ như Chậm phát triển trí tuệ, hội chứng Down, Tự kỉ, Bại não, hội chứng rối loạn tăng động thiếu tập trung. Trung tâm nhận tất cả các cháu dưới 7 tuổi học bán trú từ 8h sáng đến 16h30 chiều hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu, có nhận thêm thứ bảy cho các gia đình có nhu cầu. Hiện (tính đến tháng 12/ 2009) có khoảng 218 học sinh đang theo học tại Trung tâm Sao Mai.
* Dù hoàn cảnh nào các cháu cũng đều được phục vụ chu đáo, tận tình. Đặc biệt Trung tâm luôn cố gắng giúp đỡ và tạo cơ hội đi học cho các cháu nghèo (hỗ trợ kinh phí).
V. Chất lượng đội ngũ giáo viên và các nhà trị liệu tâm lý
Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại trung tâm hiện là 85 người, bao gồm các cử nhân Cao Đẳng Sư Phạm Mẫu Giáo, cử nhân tâm lý giáo dục, cử nhân Giáo dục đặc biệt…
Tất cả cán bộ công nhân viên đều được đào tạo về giáo dục đặc biệt, kỹ năng chăm sóc trẻ, nhận biết về trẻ KTTT, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ (đã có hơn 10 năm làm việc với trẻ Tự kỷ) do các chuyên gia Hà Lan (từ 1995-1999), chuyên gia Đan Mạch (từ 2004 đến nay), thường xuyên có các giáo viên Đan Mạch, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ của Vương Quốc Anh (tổ chức VSO), chuyên gia về Hội hoạ cho trẻ khuyết tật của Trung tâm Hội hoạ người khuyết tật Ireland cùng làm việc với giáo viên của Trung tâm.
Tháng 11/ 2009 nhóm chuyên gia ở Bắc Ireland tổ chức tập huấn 1 tháng cho toàn thể giáo viên của Trung tâm về chẩn đoán PHCN cho trẻ Bại não, phương pháp phát triển ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy cho trẻ Tự kỷ.
VI. Các hoạt động can thiệp của TTSM
+ Lấy trẻ làm trung tâm nên các can thiệp tập trung vào can thiệp cá nhân: trị liệu ngôn ngữ, trị liệu hành vi, điều chỉnh các giác quan, dạy kĩ năng tự lập, mỹ thuật, trị liệu nước…
+ Can thiệp nhóm: Hoạt động trị liệu, các trò chơi phát triển các kĩ năng xã hội, kỹ năng tự lập… âm nhạc trị liệu, vui chơi giải trí…
+ Hệ thống giám sát hoạt động: Camera được theo dõi hàng ngày hoạt động của các lớp học.
VII. Kết quả sau 15 năm hoạt động
1. Đối với học sinh:
Rất nhiều cháu theo học tại Trung tâm đã có nhiều tiến bộ được chuyển ra ngoài học hoà nhập tại các trường mẫu giáo, tiểu học.
Năm học 2007 – 2008 : 36 cháu chuyển ra học mẫu giáo, 13 cháu ra học tiểu học.
Năm học 2008 – 2009 : 53 cháu ra học mẫu giáo hoà nhập, 10 cháu ra học tiểu học và 4 cháu chuyển ra học nghề.
2. Đối với cha mẹ:
Phụ huynh đã được nâng cao trình độ hiểu biết, không còn mặc cảm che dấu con ở nhà. Thành lập được hội cha mẹ trẻ KTTT Trung tâm Sao Mai với sự hỗ trợ của dự án LEV (Đan Mạch) từ năm 2004 đến năm 2009, hiện nay đã trưởng thành chuyển thành Hội của Thành phố Hà Nội, có văn phòng để các cha mẹ đến tìm hiểu, họp, tư vấn...
3. Đội ngũ nhân viên:
* Số lượng tăng: ban đầu có 2 lãnh đạo + 2 giáo viên, đến nay đã có 87 cán bộ công nhân viên, trong đó có 19 người trong ban hành chính, 17 nhà trị liệu (14 tâm lý, 2 giáo viên mẫu giáo, 1 giáo viên họa), 49 giáo viên đứng lớp (15 giáo viên mẫu giáo, 7 giáo viên giáo dục đặc biệt, 3 y tá, 2 giáo viên phổ thông, 10 người tốt nghiệp CĐ + ĐH khác ngành, 10 người tốt nghiệp THPT, 2 người tốt nghiệp THCS).
* Chất lượng : Đào tạo thường xuyên do Trung tâm và các chuyên gia nước ngoài:
+ Nâng cao kĩ năng dạy trẻ trong can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập, quản lý hành vi thách thức…
+ Xây dựng chương trình cá nhân và hiệu quả của chương trình cá nhân, phát triển các kĩ năng cho trẻ KTTT và Tự kỉ…
+ Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp nhóm 16 giáo viên, tâm lý trở thành các nhà trị liệu ngôn ngữ chuyên nghiệp.
4. Đào tạo chia sẻ với các địa phương khác trong cả nước
+ Hàng năm định kì 2 đến 3 lần tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ huynh, họp với phụ huynh toàn trung tâm 2 lần/ năm học, trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ…đánh giá khen thưởng giáo viên dạy giỏi và học sinh có nhiều tiến bộ.
+ Sơ tổng kết học kì I, II với toàn thể cha mẹ của Trung tâm: Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động, số lượng cháu ra trường mẫu giáo sau can thiệp sớm, chuyển ra học tiểu học, đi học nghề mỗi năm… khen thưởng thầy cô giáo giỏi, các cháu ngoan học tiến bộ. Phân phụ huynh về họp theo lớp để thảo luận, đánh giá trẻ cùng giáo viên và thống nhất phương pháp can thiệp tiếp theo.
* TTSM tập huấn nâng cao năng lực can thiệp cho trẻ KTTT thuộc các dự án của các tổ chức nước ngoài:
+ 2004 - 2007: Trung tâm Sao Mai tham gia dự án của tổ chức Phần Lan và Trung tâm y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội, tập huấn cho giáo viên, cán bộ y tế cơ sở, phụ huynh có con bị KTTT, khám sàng lọc và khám kiểm tra trước và sau khi dự án kết thúc.
+ 2007 – 2008: Dự án LEV Đan Mạch: Đào tạo cho giáo viên, phụ huynh trường PHCN Khoái Châu thuộc Sở Giáo dục tỉnh Hưng Yên.
+ Dự án của Uỷ ban y tế Hà Lan - Việt Nam năm 2009: đào tạo cho giáo viên, cán bộ y tế cơ sở về PHS – CTS KTTT, sức khoẻ tâm thần, quản lí hành vi, kĩ năng CTS, Giáo dục đặc biệt, kĩ năng tư vấn cha mẹ… cho 4 tỉnh dự án Đắk Lắk, Phú Yên, Cao Bằng, Quảng Trị.
+ Dự án của Tổ chức tình nguyện viên vì hoà bình và Đại sứ quán Hà Lan: Đào tạo cho giáo viên, hộ lí chăm sóc trẻ KTTT, Down, Tự kỉ, Bại não và các nhu cầu của trẻ, đánh giá tuổi khôn và xây dựng kế hoạch, kĩ năng can thiệp, giúp trẻ phát triển trí tuệ, xây dựng chương trình cá nhân, nhóm… sử dụng đồ chơi có sẵn và đồ chơi tự tạo để giúp trẻ phát triển giác quan, nhận biết màu sắc…
* Trường ĐH Shiga (Nhật Bản): nghiên cứu thử nghiệm test Kyoto ở trẻ KTTT ở Việt Nam.
* Tháng 12/ 2009 Bác sĩ Đỗ Thúy Lan đã nhận lời mời đi tham dự Hội thảo chuyên đề và tham quan các Trung tâm Can thiệp sớm ở 2 thành phố của Nhật là Shiga và Kyoto.
VIII. Khen thưởng
Với những nỗ lực không ngừng của mình, Trung tâm Sao Mai đã được Bộ y tế và các tổ chức tặng bằng khen: Bộ y tế, Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Hà Nội,… khen thưởng về hiệu quả can thiệp, hỗ trợ trẻ em KTTT. Nhiều cá nhân của Trung tâm cũng nhận được bằng khen về thành tích dạy và chăm sóc trẻ KTTT.
Tin từ Sao Mai