Chương trình giao lưu: “John đi tìm Hùng” và câu chuyện Tuổi trẻ dấn thân, được tổ chức vào 9h30, thứ Bảy, ngày 18.4 tại Sân khấu 2 của Hội sách chào mừng Ngày sách Việt Nam ở Công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Chương trình có sự tham gia của tác giả Trần Hùng John, anh Vũ Minh Lý – Giám đốc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan. 1.000 cuốn sách “John đi tìm Hùng” sẽ được NXB Kim Đồng trao cho các tình nguyện viên tích cực hoạt động vì cộng đồng năm 2015 thông qua Trung tâm Tình nguyện Quốc gia.
Trong buổi giao lưu, các khách mời sẽ trao đổi về việc: thế nào là dấn thân, tại sao phải dấn thân, và dấn thân như thế nào, những hoạt động tình nguyện sẽ giúp bạn phát triển các kĩ năng và thay đổi nhận thức ra sao…
200 bạn đăng kí tham dự chương trình đầu tiên qua email: truyenthong.nxbkimdong@gmail.com sẽ được tặng ebook “John đi tìm Hùng”.
Ngoài ra, các bạn tham gia chương trình còn có cơ hội nhận được rất nhiều phần quà thú vị từ Ban tổ chức.
Trần Hùng John là cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ Việt Nam sau khi chàng Việt kiều người Mỹ này thực hiện hai chuyến đi bộ xuyên Việt. Chuyến đi thứ nhất kéo dài 80 ngày để trải nghiệm và cảm nhận về đất nước con người Việt Nam và chuyến đi thứ hai kéo dài 40 ngày để kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay hỗ trợ vun đắp tương lai cho học sinh nghèo và cải thiện đời sống cho nông dân Việt Nam.
Sau 80 ngày đi bộ dọc dải đất hình chữ S, chàng trai trẻ Trần Hùng John đã gặp biết bao con người với độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, cư trú tại các vùng miền khác nhau… Mỗi câu chuyện, mỗi cuộc đời Hùng tiếp xúc gợi cho anh biết bao suy tư về đất nước con người Việt Nam – đất nước mà trước đó anh chỉ nghe qua lời kể của bà, của mẹ. Với tư duy của một người học chuyên ngành Tâm lý học, ở một quốc gia phương Tây thiên về tư duy lý tính, Trần Hùng John phát hiện ra biết bao điều tốt đẹp và nhận thấy cả những điều chưa tốt trong tính cách, thói quen, lối tư duy của người Việt.
Thế nhưng, điều lớn lao nhất mà Trần Hùng John nhận được từ chuyến đi đó là cậu đã tìm ra bản chất Việt của mình - người thanh niên tên Hùng trong hình dáng của John - một thanh niên người Mỹ. Và điều ấy khiến Hùng John quyết định gắn bó với đất nước và con người Việt Nam, muốn dấn thân để cống hiến sức trẻ của mình cho một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Sau khi ra mắt vào đầu tháng 6 năm 2013, cuốn sách đã nhận được sự yêu mến của độc giả khắp cả nước, không chỉ các độc giả trẻ, mà cả những tác giả lớn tuổi, những học giả uy tín. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng từng chia sẻ: “Chúng ta có dư điều kiện thuận lợi hơn Hùng nhưng quả tình chúng ta ít ai làm được một hành trình như Hùng. Có đi như vậy mới hiểu được đúng về xã hội, về con người ở những môi trường rất khác nhau và từ đó giúp chúng ta điều chỉnh lại mục đích cuộc sống của chính mình.”
Trần Hùng John từng tâm sự trong nhật kí hành trình của mình: “Tôi thực sự nghĩ rằng tôi chỉ là một người bình thường và một người bình thường thì không thể thay đổi thế giới hay thậm chí là một đất nước. Điều đó cần sự đóng góp của cả cộng đồng và nếu như tôi có thể giúp đỡ và truyền cảm hứng cho mọi người, mặc dù không nhanh chóng nhưng tôi sẽ cảm thấy phần nào hài lòng.” Đó là động lực mạnh mẽ để sau chuyến đi, anh viết cuốn sách “John đi tìm Hùng”. Đây không phải là một cuốn nhật kí hành trình, càng không phải là một cuốn sách ghi chép lại những địa điểm nổi tiếng dành cho các bạn yêu thích du lịch, mà đây là những trăn trở của một thanh niên trí thức mang trong mình dòng máu Việt, của một người quá yêu Việt Nam, đứng từ góc nhìn khách quan để thấy những điểm tốt và cả những “thói hư tật xấu” của người Việt – những nhân tố có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của Việt Nam.
“Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn”. Ý kiến của Hùng John trong cuốn sách đã trở thành đề tài nghị luận trong đề thi Đại học khối D năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong buổi giao lưu, các khách mời sẽ trao đổi về việc: thế nào là dấn thân, tại sao phải dấn thân, và dấn thân như thế nào, những hoạt động tình nguyện sẽ giúp bạn phát triển các kĩ năng và thay đổi nhận thức ra sao…
200 bạn đăng kí tham dự chương trình đầu tiên qua email: truyenthong.nxbkimdong@gmail.com sẽ được tặng ebook “John đi tìm Hùng”.
Ngoài ra, các bạn tham gia chương trình còn có cơ hội nhận được rất nhiều phần quà thú vị từ Ban tổ chức.
Trần Hùng John là cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ Việt Nam sau khi chàng Việt kiều người Mỹ này thực hiện hai chuyến đi bộ xuyên Việt. Chuyến đi thứ nhất kéo dài 80 ngày để trải nghiệm và cảm nhận về đất nước con người Việt Nam và chuyến đi thứ hai kéo dài 40 ngày để kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay hỗ trợ vun đắp tương lai cho học sinh nghèo và cải thiện đời sống cho nông dân Việt Nam.
Sau 80 ngày đi bộ dọc dải đất hình chữ S, chàng trai trẻ Trần Hùng John đã gặp biết bao con người với độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, cư trú tại các vùng miền khác nhau… Mỗi câu chuyện, mỗi cuộc đời Hùng tiếp xúc gợi cho anh biết bao suy tư về đất nước con người Việt Nam – đất nước mà trước đó anh chỉ nghe qua lời kể của bà, của mẹ. Với tư duy của một người học chuyên ngành Tâm lý học, ở một quốc gia phương Tây thiên về tư duy lý tính, Trần Hùng John phát hiện ra biết bao điều tốt đẹp và nhận thấy cả những điều chưa tốt trong tính cách, thói quen, lối tư duy của người Việt.
Thế nhưng, điều lớn lao nhất mà Trần Hùng John nhận được từ chuyến đi đó là cậu đã tìm ra bản chất Việt của mình - người thanh niên tên Hùng trong hình dáng của John - một thanh niên người Mỹ. Và điều ấy khiến Hùng John quyết định gắn bó với đất nước và con người Việt Nam, muốn dấn thân để cống hiến sức trẻ của mình cho một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Sau khi ra mắt vào đầu tháng 6 năm 2013, cuốn sách đã nhận được sự yêu mến của độc giả khắp cả nước, không chỉ các độc giả trẻ, mà cả những tác giả lớn tuổi, những học giả uy tín. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng từng chia sẻ: “Chúng ta có dư điều kiện thuận lợi hơn Hùng nhưng quả tình chúng ta ít ai làm được một hành trình như Hùng. Có đi như vậy mới hiểu được đúng về xã hội, về con người ở những môi trường rất khác nhau và từ đó giúp chúng ta điều chỉnh lại mục đích cuộc sống của chính mình.”
Trần Hùng John từng tâm sự trong nhật kí hành trình của mình: “Tôi thực sự nghĩ rằng tôi chỉ là một người bình thường và một người bình thường thì không thể thay đổi thế giới hay thậm chí là một đất nước. Điều đó cần sự đóng góp của cả cộng đồng và nếu như tôi có thể giúp đỡ và truyền cảm hứng cho mọi người, mặc dù không nhanh chóng nhưng tôi sẽ cảm thấy phần nào hài lòng.” Đó là động lực mạnh mẽ để sau chuyến đi, anh viết cuốn sách “John đi tìm Hùng”. Đây không phải là một cuốn nhật kí hành trình, càng không phải là một cuốn sách ghi chép lại những địa điểm nổi tiếng dành cho các bạn yêu thích du lịch, mà đây là những trăn trở của một thanh niên trí thức mang trong mình dòng máu Việt, của một người quá yêu Việt Nam, đứng từ góc nhìn khách quan để thấy những điểm tốt và cả những “thói hư tật xấu” của người Việt – những nhân tố có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của Việt Nam.
“Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn”. Ý kiến của Hùng John trong cuốn sách đã trở thành đề tài nghị luận trong đề thi Đại học khối D năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tin từ VVC