Chuột nhắt đang hồi tưởng, Ngày … tháng…. năm.... bắt đầu:
“ Các bạn ơi chúng ta muốn : Đoàn kết cộng đồng; Kết nối trái tim; Chia sẻ nỗi đau; Bảo vệ môi trường...” Đây là câu khẩu hiệu mà cuối buổi sinh hoạt chúng tôi – những thành viên của câu lạc bộ Hòa bình xanh Thái Nguyên cùng nhau hô vang. Đó chẳng phải là lời nói gió bay mà nó luôn đi liền với hành động thiết thực. Hơn bao giờ hết, qua chương trình “Đông ấm cho em năm 2015” tôi đã biết thế nào là gian khổ, khó khăn nhưng đặc biệt hơn tôi hiểu được thế nào là tinh thần tình nguyện, là tình đồng đội, là ý chí và nghị lực vượt qua những con dốc, những cơn mưa và cái lạnh của mùa đông thử thách các bạn tình nguyện viên đến với xóm Nác, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để trao những yêu thương.Để đến được với xóm Nác đó là cả một quá trình, tôi nhìn thấy những nét mặt lo lắng của các anh chị trong ban điều hành, họ lo cho từng tình nguyện viên về sức khỏe, về đồ ăn nước uống, ... trên chặng đường phía trước.
Chuẩn bị xong, giờ hẹn đã đến đúng 5h30 phút những tình nguyện viên có mặt tại cổng chính trường Đại học Sư phạm. Tất cả đã đông đủ, chúng tôi nhanh chóng xếp hành lý lên xe ,cùng nhau xách ba lô lên và đi thôi. Hơn một tiếng đồng hồ ngồi trên xe buýt, không biết bao nhiêu chủ đề được chúng tôi bàn qua nào là câu chuyện ngủ gật của bạn Tuấn Anh, những pha gây cười của anh Hoàng, anh Nam và vẫn với cái giọng đầy lo lắng, quan tâm của “mẹ” Lan Phương hét ầm ĩ “ Các bạn ăn bánh mì đi cho đỡ đói, ăn no thì không say nhé”, rồi ai đó cất lên câu hát xong cả đoàn lại cùng nhau hát, hát như chưa bao giờ được hát, các bạn cháy
hết mình, đó chẳng phải là tiếng hát của ca sĩ nổi tiếng mà đó là của những chàng trai cô gái hát bằng cả trái tim tình nguyện đã hâm nóng tiết trời lạnh giá.
Cứ thế thời gian trôi qua thật nhanh, điểm dừng chân thứ nhất đã tới tại UBND xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cả đoàn tập trung, anh chị lại dặn dò chúng tôi “ Mọi người nhớ trên đường hành quân phải luôn sát cánh bên nhau, nghỉ cả đội cùng nghỉ, đi cả đội cùng đi…” lúc nào tôi cũng thấy anh chị lo lắng, quan tâm chúng tôi như những người em chưa bao giờ lớn trong mắt anh chị.
Chẳng ai bảo ai tự mỗi người lại nơi để đồ, người xách túi rau, người cầm túi hoa quả, người bê mì tôm,… rồi tôi còn nghe tiếng “ Cái này nặng để anh bê cho, em cầm túi này nhẹ hơn”, “ tớ với cậu cùng khiêng” những câu nói, hành động ấy đến ấm cả lòng dạ, yêu đến thế những người anh, người chị, người bạn, người em Hòa bình xanh, họ cho tôi có cảm giác đang ở bên gia đình ( nơi mà bấy lâu tôi muốn trở về). Chúng tôi lại tiếp tục lên đường, con đường mà như chị Giang đã nói trước “ đường dốc mà khó đi lắm, chị ngồi xe máy mà sợ” rồi tôi nghe ai đó nói chen vào “ bọn tớ còn thay nhau xuống đẩy xe máy lên dốc” nhưng đi được một đoạn đường rồi mà tôi vẫn thấy con dốc chẳng có gì đáng sợ như họ nói, tôi nghĩ bụng “ Chắc họ dọa mình, làm gì mà đến mức ấy”.
Điểm dừng chân thứ hai, cái đích mà chúng tôi muốn đến ấy là trường Tiểu học xóm Nác, chắc có lẽ các bạn tình nguyện viên cũng như tôi đều vui mừng mà nói “ Ơn giời trường đây rồi”. Đến nơi, chúng tôi vui mừng cả đoàn chạy ùa vào, các em học sinh đang ở trường chạy ra nhìn, những cái rụt rè, e lệ, chạy ra chạy vào lén nhìn chúng tôi. Rồi chúng tôi cũng nhanh chóng làm quen với các em để gần gũi và rút ngắn khoảng cách giữa chúng với mọi người hơn.
Trong khi đội hậu cần tất bật chuẩn bị bữa ăn trưa cho cả câu lạc bộ thì những tình nguyện viên còn lại dọn dẹp phòng ăn, ngủ, quét sân trường, mấy bạn nam treo phông dựng sân khấu để trao quà, mỗi người một việc. Giờ tan học lũ trẻ ùa ra như đàn ong vỡ tổ, chúng tôi bắt đầu tổ chức cho các em chơi trò chơi, những tiếng reo vui vang khắp sân trường. Trong tôi những cảm xúc đan xen nhau, vui với cái vui của tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ và càng thương các em hơn khi tôi hỏi chuyện: “Bữa trưa các em ăn gì ?” những câu trả lời vô tư khiến tôi phải lặng người, có đứa nói “em ăn bim bim”, đứa lại bảo “ em ăn kẹo”, đứa bé bé nói nhỏ “ em mang bỏng đi ăn rồi”… Hả! Bữa ăn chính của các em đơn giản thế ư ? Tôi lại đưa mắt nhìn các em, trời ạ, trời rét căm căm thế mà có đứa chỉ mặc chiếc áo dài tay hay những chiếc áo ấm đã rách, chân không tất đi đôi dép tổ ong rách. Chắc hẳn nhìn cảnh ấy ai cũng phải rơi nước mắt. Thế nhưng vẫn hiện lên những khuông mặt vui tươi của các bé khi được nhận những chiếc áo đồng phục “ Đông ấm cho em” mà câu lạc bộ tặng. Tạm chia tay các em, câu lạc bộ lại gấp rút chuẩn bị chương trình trao quà cho những hộ gia đình khó khăn vào buổi tối tại nhà văn hóa xóm Nác, chúng tôi – những cầu nối yêu thương, giúp những người có tấm lòng hảo tâm gửi món quà đến gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Buổi tối giao lưu giữa các bạn tình nguyên viên với mọi người nơi đây vui vẻ, tôi thấy sự hào hứng, sôi nổi và nhiệt tình cháy hết mình của các tình nguyện viên qua những bài nhảy dân vũ trên sân khấu và phía dưới là tiếng vỗ tay, reo hò ủng hộ của người dân. Quả là một đêm đầy ý nghĩa, tuy món quà chỉ là thùng mì tôm, là chiếc áo ấm nhưng ở đó là tình người, là tình thương, là sự chia sẻ.
Giờ chia tay xóm Nác cũng đã đến, sáng thức dậy, chúng tôi lại nhanh chóng thu dọn mọi thứ để chuẩn bị lên đường trở về. Xóm Nác tạm biệt chúng tôi là những cơn mưa phùn, rồi ý nghĩ lạc quan : “mưa như tết anh chị em mình lại đi chơi xuân”, mặc cho mưa chúng tôi vẫn lên đường cho kịp giờ xe buýt. Tiếng hát lại bắt đầu cất lên, đôi chân lại bước tiếp, lúc về đường còn gian khổ hơn lúc đi, trời mưa con đường trơn hơn y như trượt tuyết nhưng chẳng có gì là ngăn được những bước chân tình nguyện, chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua khó khăn bằng những điệu hò trên suốt dọc đường, rồi lại cười vang cả núi rừng.
Chúng tôi ra về và gửi lại nơi đây biết bao nhiêu là kỉ niệm, là tình thương. Và hơn
hết nó truyền cho tôi nghị lực để tôi có thể vượt qua mọi khó khăn trên đường đời. Bây giờ tôi mới thấm sự gian khổ của người dân nơi đây khi ngày nào họ cũng phải vượt qua bao nhiêu con dốc, bao nhiêu quả đồi để có thể giao lưu với bên ngoài.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn trong câu lạc bộ Hòa Bình Xanh Thái Nguyên đã sát cánh bên tôi trong suốt chặng đường dài. Tôi sẽ không thể nào quên được những nụ cười, những câu chuyện và những trải nghiệm mà tôi đã có được trong chuyến đi chương trình đợt này. Và một lần nữa tôi muốn nói rằng: “TÔI YÊU HÒA BÌNH XANH”
“ Các bạn ơi chúng ta muốn : Đoàn kết cộng đồng; Kết nối trái tim; Chia sẻ nỗi đau; Bảo vệ môi trường...” Đây là câu khẩu hiệu mà cuối buổi sinh hoạt chúng tôi – những thành viên của câu lạc bộ Hòa bình xanh Thái Nguyên cùng nhau hô vang. Đó chẳng phải là lời nói gió bay mà nó luôn đi liền với hành động thiết thực. Hơn bao giờ hết, qua chương trình “Đông ấm cho em năm 2015” tôi đã biết thế nào là gian khổ, khó khăn nhưng đặc biệt hơn tôi hiểu được thế nào là tinh thần tình nguyện, là tình đồng đội, là ý chí và nghị lực vượt qua những con dốc, những cơn mưa và cái lạnh của mùa đông thử thách các bạn tình nguyện viên đến với xóm Nác, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để trao những yêu thương.Để đến được với xóm Nác đó là cả một quá trình, tôi nhìn thấy những nét mặt lo lắng của các anh chị trong ban điều hành, họ lo cho từng tình nguyện viên về sức khỏe, về đồ ăn nước uống, ... trên chặng đường phía trước.
Chuẩn bị xong, giờ hẹn đã đến đúng 5h30 phút những tình nguyện viên có mặt tại cổng chính trường Đại học Sư phạm. Tất cả đã đông đủ, chúng tôi nhanh chóng xếp hành lý lên xe ,cùng nhau xách ba lô lên và đi thôi. Hơn một tiếng đồng hồ ngồi trên xe buýt, không biết bao nhiêu chủ đề được chúng tôi bàn qua nào là câu chuyện ngủ gật của bạn Tuấn Anh, những pha gây cười của anh Hoàng, anh Nam và vẫn với cái giọng đầy lo lắng, quan tâm của “mẹ” Lan Phương hét ầm ĩ “ Các bạn ăn bánh mì đi cho đỡ đói, ăn no thì không say nhé”, rồi ai đó cất lên câu hát xong cả đoàn lại cùng nhau hát, hát như chưa bao giờ được hát, các bạn cháy
hết mình, đó chẳng phải là tiếng hát của ca sĩ nổi tiếng mà đó là của những chàng trai cô gái hát bằng cả trái tim tình nguyện đã hâm nóng tiết trời lạnh giá.
Cứ thế thời gian trôi qua thật nhanh, điểm dừng chân thứ nhất đã tới tại UBND xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cả đoàn tập trung, anh chị lại dặn dò chúng tôi “ Mọi người nhớ trên đường hành quân phải luôn sát cánh bên nhau, nghỉ cả đội cùng nghỉ, đi cả đội cùng đi…” lúc nào tôi cũng thấy anh chị lo lắng, quan tâm chúng tôi như những người em chưa bao giờ lớn trong mắt anh chị.
Chẳng ai bảo ai tự mỗi người lại nơi để đồ, người xách túi rau, người cầm túi hoa quả, người bê mì tôm,… rồi tôi còn nghe tiếng “ Cái này nặng để anh bê cho, em cầm túi này nhẹ hơn”, “ tớ với cậu cùng khiêng” những câu nói, hành động ấy đến ấm cả lòng dạ, yêu đến thế những người anh, người chị, người bạn, người em Hòa bình xanh, họ cho tôi có cảm giác đang ở bên gia đình ( nơi mà bấy lâu tôi muốn trở về). Chúng tôi lại tiếp tục lên đường, con đường mà như chị Giang đã nói trước “ đường dốc mà khó đi lắm, chị ngồi xe máy mà sợ” rồi tôi nghe ai đó nói chen vào “ bọn tớ còn thay nhau xuống đẩy xe máy lên dốc” nhưng đi được một đoạn đường rồi mà tôi vẫn thấy con dốc chẳng có gì đáng sợ như họ nói, tôi nghĩ bụng “ Chắc họ dọa mình, làm gì mà đến mức ấy”.
Ai mà ngờ, cái ngờ của người chưa đi tiền trạm, chưa gì đã phán, một con đường màu vàng chen giữa núi rừng dựng đứng, lại ngoằn nghèo, gò đất chỗ nhô lên, chỗ trũng xuống giữ nguyên hiện trường của bánh xe ô tô xẻ lày cố vượt lên trên đỉnh, chỗ lại lô nhô sỏi đá, tôi đứng yên mà nhìn nó đến sợ, nó như ngó nhìn rồi dọa cả đoàn chúng tôi. Nhưng chúng tôi át đi nỗi sợ độ cao của con dốc đang chờ đợi bằng những câu hát động viên, khích lệ tinh thần “ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” ở phía dưới tôi lại nghe “ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”, vượt qua con dốc này lại đến con dốc khác, cái khổ của người leo núi đâu phải là lên dốc, lại nữa, như cái cầu trượt cho ai nếu không đi vững và bám chân chắc vào đường ắt sẽ ngã và lăn dốc ngay. Ai bảo xuống dốc là khỏe hơn chứ, đôi chân phải cố chùn lại làm sao cho giữ người đừng có lao về phía trước. Cuộc hành trình vẫn tiếp tục với những câu hát vang khắp núi đồi, tinh thần lạc quan yêu đời và tôi thấy sự trẻ trung, năng động của những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi. Không vì leo dốc mệt mỏi mà các bạn quên đi đồng đội của mình, trên đường đi các bạn thay phiên nhau khiêng thùng, loa, những đồ nặng. Đó chính là tình đoàn kết, các bạn chẳng vì cái tôi mà luôn luôn hòa vào cái ta bởi đơn giản lắm “Chúng ta là Hòa bình xanh, chúng ta là một gia đình”.
Điểm dừng chân thứ hai, cái đích mà chúng tôi muốn đến ấy là trường Tiểu học xóm Nác, chắc có lẽ các bạn tình nguyện viên cũng như tôi đều vui mừng mà nói “ Ơn giời trường đây rồi”. Đến nơi, chúng tôi vui mừng cả đoàn chạy ùa vào, các em học sinh đang ở trường chạy ra nhìn, những cái rụt rè, e lệ, chạy ra chạy vào lén nhìn chúng tôi. Rồi chúng tôi cũng nhanh chóng làm quen với các em để gần gũi và rút ngắn khoảng cách giữa chúng với mọi người hơn.
Trong khi đội hậu cần tất bật chuẩn bị bữa ăn trưa cho cả câu lạc bộ thì những tình nguyện viên còn lại dọn dẹp phòng ăn, ngủ, quét sân trường, mấy bạn nam treo phông dựng sân khấu để trao quà, mỗi người một việc. Giờ tan học lũ trẻ ùa ra như đàn ong vỡ tổ, chúng tôi bắt đầu tổ chức cho các em chơi trò chơi, những tiếng reo vui vang khắp sân trường. Trong tôi những cảm xúc đan xen nhau, vui với cái vui của tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ và càng thương các em hơn khi tôi hỏi chuyện: “Bữa trưa các em ăn gì ?” những câu trả lời vô tư khiến tôi phải lặng người, có đứa nói “em ăn bim bim”, đứa lại bảo “ em ăn kẹo”, đứa bé bé nói nhỏ “ em mang bỏng đi ăn rồi”… Hả! Bữa ăn chính của các em đơn giản thế ư ? Tôi lại đưa mắt nhìn các em, trời ạ, trời rét căm căm thế mà có đứa chỉ mặc chiếc áo dài tay hay những chiếc áo ấm đã rách, chân không tất đi đôi dép tổ ong rách. Chắc hẳn nhìn cảnh ấy ai cũng phải rơi nước mắt. Thế nhưng vẫn hiện lên những khuông mặt vui tươi của các bé khi được nhận những chiếc áo đồng phục “ Đông ấm cho em” mà câu lạc bộ tặng. Tạm chia tay các em, câu lạc bộ lại gấp rút chuẩn bị chương trình trao quà cho những hộ gia đình khó khăn vào buổi tối tại nhà văn hóa xóm Nác, chúng tôi – những cầu nối yêu thương, giúp những người có tấm lòng hảo tâm gửi món quà đến gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Buổi tối giao lưu giữa các bạn tình nguyên viên với mọi người nơi đây vui vẻ, tôi thấy sự hào hứng, sôi nổi và nhiệt tình cháy hết mình của các tình nguyện viên qua những bài nhảy dân vũ trên sân khấu và phía dưới là tiếng vỗ tay, reo hò ủng hộ của người dân. Quả là một đêm đầy ý nghĩa, tuy món quà chỉ là thùng mì tôm, là chiếc áo ấm nhưng ở đó là tình người, là tình thương, là sự chia sẻ.
Giờ chia tay xóm Nác cũng đã đến, sáng thức dậy, chúng tôi lại nhanh chóng thu dọn mọi thứ để chuẩn bị lên đường trở về. Xóm Nác tạm biệt chúng tôi là những cơn mưa phùn, rồi ý nghĩ lạc quan : “mưa như tết anh chị em mình lại đi chơi xuân”, mặc cho mưa chúng tôi vẫn lên đường cho kịp giờ xe buýt. Tiếng hát lại bắt đầu cất lên, đôi chân lại bước tiếp, lúc về đường còn gian khổ hơn lúc đi, trời mưa con đường trơn hơn y như trượt tuyết nhưng chẳng có gì là ngăn được những bước chân tình nguyện, chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua khó khăn bằng những điệu hò trên suốt dọc đường, rồi lại cười vang cả núi rừng.
Chúng tôi ra về và gửi lại nơi đây biết bao nhiêu là kỉ niệm, là tình thương. Và hơn
hết nó truyền cho tôi nghị lực để tôi có thể vượt qua mọi khó khăn trên đường đời. Bây giờ tôi mới thấm sự gian khổ của người dân nơi đây khi ngày nào họ cũng phải vượt qua bao nhiêu con dốc, bao nhiêu quả đồi để có thể giao lưu với bên ngoài.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn trong câu lạc bộ Hòa Bình Xanh Thái Nguyên đã sát cánh bên tôi trong suốt chặng đường dài. Tôi sẽ không thể nào quên được những nụ cười, những câu chuyện và những trải nghiệm mà tôi đã có được trong chuyến đi chương trình đợt này. Và một lần nữa tôi muốn nói rằng: “TÔI YÊU HÒA BÌNH XANH”
LÊ LINH