Tiếp chuyện chúng tôi trong căn phòng nhỏ 113, nhà A1, ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một cô gái sinh viên liệt cả tứ chi. Trong kỳ tuyển sinh vừa qua, em đã vượt qua cánh cổng trường Đại học.
Đi bằng lưng ông bà, học bằng tay bạn bè
Sinh ra tại Lào Cai, Nguyễn Thùy Chi bị bệnh cứng cơ từ thuở mới lọt lòng. Tuổi thơ của Chi lớn lên trong bệnh viện với những đợt điều trị liên miên và sau đó là gắn liền với chiếc xe lăn. Tròn 3 tuổi mẹ bỏ đi, Chi sống với người bố ốm yếu, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Cả nhà có 4 người thì trong đó có 2 người bệnh tật và 2 người già hơn 80 tuổi, cuộc sống vất vả từng ngày với cơm, áo, gạo, tiền.
Cô sinh viên Nguyễn Thùy Chi tự tin bên góc học tập
Tứ chi bị liệt, việc vệ sinh hàng ngày đối với Chi còn khó, nói gì đến chuyện đi học. Nhưng với nghị lực phi thường, Chi vẫn quyết tâm vượt lên số phận. 12 năm đến trường là 12 năm đầy vất vả đối với Thuỳ Chi và gia đình. Hàng ngày, không thể tự đi đến trường, Chi đi học bằng lưng của ông bà. Khi ông bà già yếu, Chi lại nhờ sự giúp sức của bạn bè. Việc đi lại đã khó khăn, việc học tập càng khó khăn hơn.
Do ngón tay không có cảm giác, Chi không thể viết chữ được như những bạn khác, em phải nhờ bạn chép bài hộ bằng cách để giấy than vào vở của bạn, bạn ghi bài xong thì Chi cũng có được bài giảng đó.
Hầu như việc học hành của cô bé này chỉ là dùng trí để nhớ và dùng miệng để trả bài trên lớp cũng như thi cử. Khó khăn như vậy, nhưng Chi cho rằng, “mình vẫn còn may mắn lắm vì mất đi đôi chân, bàn tay nhưng vẫn còn có thể nói được và nhớ được”.
Vì phải dùng đến sự trợ giúp của giấy than, những người bạn lại cẩn thận viết mạnh tay để Chi dễ đọc nên vở của Chi lúc nào cũng lem nhem. Và chẳng phụ lòng những trang vở lem nhem ấy cùng tình cảm của bạn bè, Chi đạt danh hiệu học sinh tiên tiến suốt 12 học và tốt nghiệp THPT loại khá.
Chi kể, ban đầu không ai trong gia đình tin là cô có thể đi học nhưng vì thương con thương cháu nên cả nhà nội đành cho cô đi học cũng chỉ với mong ước, cháu gái mình có thêm bạn bè để hòa nhập hơn với cuộc sống. Niềm tin của mọi người đã được đền đáp khi cô gái nhỏ bé này thi đỗ vào một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội.
Kỳ thi có một không hai
Kể về kỳ thi đầy kỳ tích của mình, Thùy Chi hăng hái nhớ lại, em yêu thích môn văn và đăng ký dự thi tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Có lẽ trường hợp của Chi hiếm gặp nên các cán bộ làm công tác tuyển sinh trong trường khá bất ngờ nhưng vẫn bố trí phòng thi cho Chi. Phòng thi vẫn có đủ 3 giám thị theo quy định nhưng có một điều đặc biệt đó là phòng thi chỉ có một thí sinh duy nhất, đó là Chi.
Căn phòng khá gọn gàng của Chi
Đặc biệt hơn nữa, suốt thời gian làm bài thi, Chi chỉ đọc câu trả lời, một giám thị đảm nhận viết bài thi hộ cho thí sinh, một giám thị khác giám sát giám thị kia chép, giám thị còn lại quay camera và ghi âm quá trình làm bài của em.
Sau khi làm bài xong, Thuỳ Chi được đọc lại bài làm của mình. Và Chi đã hoàn thành bài thi khối C của mình với 17 điểm. Tuy không đỗ được vào nơi mơ ước nhưng Chi đã đỗ nguyện vọng 2 vào lớp Quản lý xã hội K30, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ước mơ vào Đại học của cô bé đầy nghị lực đã thành hiện thực.
12 năm cố gắng của Chi, cộng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè nay đã có kết quả. Nguyễn Thùy Chi, cô sinh viên bị liệt từ thuở lọt lòng đã đứng lên như vậy.
Giảng đường Đại học giờ đây không còn là cổ tích đối với Thùy Chi. Ý chí và quyết tâm của Chi đã làm cho những người thân trong gia đình thay đổi suy nghĩ. Từ chỗ ngăn cản, giờ ai cũng tự hào về cô cháu gái của mình.
Để viết những dòng chữ này, Chi phải dùng tay áp sát chiếc bút vào mặt để bút khỏi rơi rồi chậm rãi viết từng chữ
Hàng tháng, cả họ lại chung tay góp từng trăm nghìn đồng gửi xuống Hà Nội, thuê cho Chi một người giúp việc 1,5 triệu đồng/tháng để làm vệ sinh thân thể, chăm sóc cho cô từ cái ăn đến giấc ngủ như thuở còn ở nhà. Còn việc học, cũng như 12 năm qua, bạn bè cũng giúp sức, bài vở chép ra lúc nào cũng thành hai bản, nhường một cho Chi về học.
Căn phòng trọ nhỏ bé này vẫn đủ kê một góc học tập cho Thùy Chi, ở đó có một chiếc máy vi tính. Thùy Chi vẫn hàng ngày tập sử dụng một bàn tay bị tật của mình điều khiển bàn phím ảo trên máy tính để làm bài tập nộp ở lớp với ước mong sớm báo hiếu được gia đình và trở thành người có ích cho xã hội….
Theo ANTĐ
Đi bằng lưng ông bà, học bằng tay bạn bè
Sinh ra tại Lào Cai, Nguyễn Thùy Chi bị bệnh cứng cơ từ thuở mới lọt lòng. Tuổi thơ của Chi lớn lên trong bệnh viện với những đợt điều trị liên miên và sau đó là gắn liền với chiếc xe lăn. Tròn 3 tuổi mẹ bỏ đi, Chi sống với người bố ốm yếu, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Cả nhà có 4 người thì trong đó có 2 người bệnh tật và 2 người già hơn 80 tuổi, cuộc sống vất vả từng ngày với cơm, áo, gạo, tiền.
Cô sinh viên Nguyễn Thùy Chi tự tin bên góc học tập
Tứ chi bị liệt, việc vệ sinh hàng ngày đối với Chi còn khó, nói gì đến chuyện đi học. Nhưng với nghị lực phi thường, Chi vẫn quyết tâm vượt lên số phận. 12 năm đến trường là 12 năm đầy vất vả đối với Thuỳ Chi và gia đình. Hàng ngày, không thể tự đi đến trường, Chi đi học bằng lưng của ông bà. Khi ông bà già yếu, Chi lại nhờ sự giúp sức của bạn bè. Việc đi lại đã khó khăn, việc học tập càng khó khăn hơn.
Do ngón tay không có cảm giác, Chi không thể viết chữ được như những bạn khác, em phải nhờ bạn chép bài hộ bằng cách để giấy than vào vở của bạn, bạn ghi bài xong thì Chi cũng có được bài giảng đó.
Hầu như việc học hành của cô bé này chỉ là dùng trí để nhớ và dùng miệng để trả bài trên lớp cũng như thi cử. Khó khăn như vậy, nhưng Chi cho rằng, “mình vẫn còn may mắn lắm vì mất đi đôi chân, bàn tay nhưng vẫn còn có thể nói được và nhớ được”.
Vì phải dùng đến sự trợ giúp của giấy than, những người bạn lại cẩn thận viết mạnh tay để Chi dễ đọc nên vở của Chi lúc nào cũng lem nhem. Và chẳng phụ lòng những trang vở lem nhem ấy cùng tình cảm của bạn bè, Chi đạt danh hiệu học sinh tiên tiến suốt 12 học và tốt nghiệp THPT loại khá.
Chi kể, ban đầu không ai trong gia đình tin là cô có thể đi học nhưng vì thương con thương cháu nên cả nhà nội đành cho cô đi học cũng chỉ với mong ước, cháu gái mình có thêm bạn bè để hòa nhập hơn với cuộc sống. Niềm tin của mọi người đã được đền đáp khi cô gái nhỏ bé này thi đỗ vào một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội.
Kỳ thi có một không hai
Kể về kỳ thi đầy kỳ tích của mình, Thùy Chi hăng hái nhớ lại, em yêu thích môn văn và đăng ký dự thi tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Có lẽ trường hợp của Chi hiếm gặp nên các cán bộ làm công tác tuyển sinh trong trường khá bất ngờ nhưng vẫn bố trí phòng thi cho Chi. Phòng thi vẫn có đủ 3 giám thị theo quy định nhưng có một điều đặc biệt đó là phòng thi chỉ có một thí sinh duy nhất, đó là Chi.
Căn phòng khá gọn gàng của Chi
Đặc biệt hơn nữa, suốt thời gian làm bài thi, Chi chỉ đọc câu trả lời, một giám thị đảm nhận viết bài thi hộ cho thí sinh, một giám thị khác giám sát giám thị kia chép, giám thị còn lại quay camera và ghi âm quá trình làm bài của em.
Sau khi làm bài xong, Thuỳ Chi được đọc lại bài làm của mình. Và Chi đã hoàn thành bài thi khối C của mình với 17 điểm. Tuy không đỗ được vào nơi mơ ước nhưng Chi đã đỗ nguyện vọng 2 vào lớp Quản lý xã hội K30, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ước mơ vào Đại học của cô bé đầy nghị lực đã thành hiện thực.
12 năm cố gắng của Chi, cộng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè nay đã có kết quả. Nguyễn Thùy Chi, cô sinh viên bị liệt từ thuở lọt lòng đã đứng lên như vậy.
Giảng đường Đại học giờ đây không còn là cổ tích đối với Thùy Chi. Ý chí và quyết tâm của Chi đã làm cho những người thân trong gia đình thay đổi suy nghĩ. Từ chỗ ngăn cản, giờ ai cũng tự hào về cô cháu gái của mình.
Để viết những dòng chữ này, Chi phải dùng tay áp sát chiếc bút vào mặt để bút khỏi rơi rồi chậm rãi viết từng chữ
Hàng tháng, cả họ lại chung tay góp từng trăm nghìn đồng gửi xuống Hà Nội, thuê cho Chi một người giúp việc 1,5 triệu đồng/tháng để làm vệ sinh thân thể, chăm sóc cho cô từ cái ăn đến giấc ngủ như thuở còn ở nhà. Còn việc học, cũng như 12 năm qua, bạn bè cũng giúp sức, bài vở chép ra lúc nào cũng thành hai bản, nhường một cho Chi về học.
Căn phòng trọ nhỏ bé này vẫn đủ kê một góc học tập cho Thùy Chi, ở đó có một chiếc máy vi tính. Thùy Chi vẫn hàng ngày tập sử dụng một bàn tay bị tật của mình điều khiển bàn phím ảo trên máy tính để làm bài tập nộp ở lớp với ước mong sớm báo hiếu được gia đình và trở thành người có ích cho xã hội….
Theo ANTĐ