Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Lưu Hồng Vân và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị tai phòng khám đa khoa hạnh phúc .
Các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, … khiến cho bé khó chịu và bỏ bữa. Rất nhiều mẹ thắc mắc bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì có thể tham khảo bổ sung các thực phẩm sau vào bữa ăn hằng ngày của bé.
1. Táo – nhiều chất xơ giảm táo bón
Trong táo có cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan tên là pectin. Trong quá trình tiêu hóa, pectin sẽ đi thẳng xuống ruột kết và được các lợi khuẩn phân hủy. Sau khi bị phân hủy, chất xơ hòa tan này làm tăng khối lượng phân, giúp giải quyết triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
Gợi ý: Bạn có thể gọt táo ăn trực tiếp hoặc cắt táo thành miếng nhỏ như hạt lựu làm cocktail. Bánh táo cũng có công thức dễ làm và hương vị quyến rũ.
2. Rau thì là – chống co thắt cơ trơn
Thì là không những chứa chất xơ cải thiện tình trạng táo bón, mà loại rau thơm này còn chứa chất chống co thắt cơ trơn. Chất này làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, đau dạ dày.
Gợi ý: Trộn rau thì là với cá thát lát để tăng hương vị chả cá sẽ khiến bé ăn ngon miệng hơn. Rau thì là còn khử mùi tanh của cá trong canh chua cá rất tốt, giúp bé không còn biếng ăn.
3. Hạt chia – giàu giá trị dinh dưỡng
Đối với các bé lười nhai hoặc hay bị nhợn do cọng rau, gặp khó khăn khi nuốt, … thì hạt chia là một sự thay thế tuyệt vời. Hạt chia là nguồn chất xơ và omega 3 phong phú, chất xơ từ hạt chia hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.
Gợi ý: Hạt chia nên được dùng thay hạt é trong các loại sâm bổ lượng. Mẹ cũng có thể ngâm hạt chia cùng với bánh ăn sáng và sữa.
4. Chuối – bù điện giải sau tiêu chảy
Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào cho cơ thê, đặc biệt cần thiết trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy mất nước và khoáng chất. Ngoài ra, chất xơ trong chuối còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy, khôi phục một số vi khuẩn có ích cho bao tử.
Gợi ý: Mẹ nên cho bé ăn 1-2 trái chuối mỗi ngày, có thể cắt chuối vào sữa chua để đổi món cho bé.
Chuối bù điện giải sau tiêu chảy
5. Khoai lang – nhuận tràng chống táo bón
Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có khả năng giảm triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.
Gợi ý: Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang luộc với 1 trong 3 gia vị ăn kèm như sữa đặc, hoặc muối mè, hay đường dằm đậu phộng.
6. Quả bơ – duy trì ổn định chức năng của đường tiêu hóa
Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A – rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.
Gợi ý: Bên cạnh việc dằm bơ đường, mẹ có thể dùng muỗng sắn từng miếng bơ chấm sữa đặc cho bé ăn. Mỗi lần cho ăn mẹ nên xen kẽ thêm loại trái cây khác để tránh trường hợp bé ngán.
Quả bơ duy trì ổn định chức năng hệ tiêu hóa
7. Yến mạch – giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Gợi ý: Mẹ có thể làm cháo yến mạch thịt bằm hoặc pha yến mạch vào sữa để giảm độ lỏng của sữa, giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày.
7. Dứa – giảm đầy hơi, chướng bụng
Dứa có nhiều chất xơ à enzyme giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể. Vì vậy, dứa giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu.
Gợi ý: Nếu bé không thích ăn dứa, mẹ nên ép lấy nước cho bé uống.
Dứa giảm đầy hơi, chướng bụng
8. Sữa chua – bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, chúng còn rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu.
Gợi ý: Mẹ có thể cắt nhỏ các loại trái cây kể trên cho bé ăn kèm với sữa chua để món ăn thêm bắt mắt.
10. Rau xanh đậm màu – đẩy nhanh tốc độ đào thải tạp chất
Rau xanh đậm màu như xúp lơ xanh, mầm cải, cải bó xôi, … chứa lượng lớn chất xơ không hòa tan giúp đẩy nhanh tốc độ đào thải tạp chất khỏi cơ thể. Lượng magie trong rau xanh đậm màu giúp cải thiện sự co thắt cơ ở đường tiêu hóa để giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chất đường đặc biệt trong rau xanh đậm màu có chức năng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
Gợi ý: Mẹ có thể làm nhiều món và trang trí món ăn thành các hình thù đáng yêu hấp dẫn bé như súp rau củ, canh cải bó xôi nấu thịt bằm, …
Bông cải xanh đẩy nhanh đào thải tạp chất
11. Cá hồi – giảm các triệu chứng viêm
Axit béo omega-3 trong cá hồi giúp giảm viêm hiệu quả, mà cá hồi có lượng lớn loại axit béo này.
Gợi ý: Cá hồi với màu sắc sặc sỡ sẽ khiến bé thích thú nếu được cắt nhỏ chiên sơ rồi rải lên tô cháo hoặc súp.
12. Nước hầm xương – bảo vệ thành ruột
Nước hầm xương có lượng lớn gelatin giúp bảo vệ thành ruột, cải thiện các triệu chứng bệnh viêm ruột và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Gợi ý: Cả gia đình nên dùng nước hầm xương cho món canh ăn hằng ngày.
Rối loạn tiêu hóa với nhiều triệu chứng gây khó chịu mà bất kì ai trong gia đình cũng gặp. Vì vậy, những thực phẩm trên đây nên được bổ sung vào chế độ ăn uống của cả gia đình để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, mẹ không nên quá lo lắng mà mua thuốc không kê đơn ở tiệm thuốc tây cho bé uống. Thay vì thế, mẹ cần đưa bé đến các phòng khám nhi để được kê đơn thuốc điều trị chính xác.
Các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, … khiến cho bé khó chịu và bỏ bữa. Rất nhiều mẹ thắc mắc bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì có thể tham khảo bổ sung các thực phẩm sau vào bữa ăn hằng ngày của bé.
1. Táo – nhiều chất xơ giảm táo bón
Trong táo có cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan tên là pectin. Trong quá trình tiêu hóa, pectin sẽ đi thẳng xuống ruột kết và được các lợi khuẩn phân hủy. Sau khi bị phân hủy, chất xơ hòa tan này làm tăng khối lượng phân, giúp giải quyết triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
Gợi ý: Bạn có thể gọt táo ăn trực tiếp hoặc cắt táo thành miếng nhỏ như hạt lựu làm cocktail. Bánh táo cũng có công thức dễ làm và hương vị quyến rũ.
2. Rau thì là – chống co thắt cơ trơn
Thì là không những chứa chất xơ cải thiện tình trạng táo bón, mà loại rau thơm này còn chứa chất chống co thắt cơ trơn. Chất này làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, đau dạ dày.
Gợi ý: Trộn rau thì là với cá thát lát để tăng hương vị chả cá sẽ khiến bé ăn ngon miệng hơn. Rau thì là còn khử mùi tanh của cá trong canh chua cá rất tốt, giúp bé không còn biếng ăn.
3. Hạt chia – giàu giá trị dinh dưỡng
Đối với các bé lười nhai hoặc hay bị nhợn do cọng rau, gặp khó khăn khi nuốt, … thì hạt chia là một sự thay thế tuyệt vời. Hạt chia là nguồn chất xơ và omega 3 phong phú, chất xơ từ hạt chia hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.
Gợi ý: Hạt chia nên được dùng thay hạt é trong các loại sâm bổ lượng. Mẹ cũng có thể ngâm hạt chia cùng với bánh ăn sáng và sữa.
4. Chuối – bù điện giải sau tiêu chảy
Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào cho cơ thê, đặc biệt cần thiết trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy mất nước và khoáng chất. Ngoài ra, chất xơ trong chuối còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy, khôi phục một số vi khuẩn có ích cho bao tử.
Gợi ý: Mẹ nên cho bé ăn 1-2 trái chuối mỗi ngày, có thể cắt chuối vào sữa chua để đổi món cho bé.
Chuối bù điện giải sau tiêu chảy
5. Khoai lang – nhuận tràng chống táo bón
Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có khả năng giảm triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.
Gợi ý: Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang luộc với 1 trong 3 gia vị ăn kèm như sữa đặc, hoặc muối mè, hay đường dằm đậu phộng.
6. Quả bơ – duy trì ổn định chức năng của đường tiêu hóa
Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A – rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.
Gợi ý: Bên cạnh việc dằm bơ đường, mẹ có thể dùng muỗng sắn từng miếng bơ chấm sữa đặc cho bé ăn. Mỗi lần cho ăn mẹ nên xen kẽ thêm loại trái cây khác để tránh trường hợp bé ngán.
Quả bơ duy trì ổn định chức năng hệ tiêu hóa
7. Yến mạch – giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Gợi ý: Mẹ có thể làm cháo yến mạch thịt bằm hoặc pha yến mạch vào sữa để giảm độ lỏng của sữa, giảm cảm giác buồn nôn sau khi ăn, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày.
7. Dứa – giảm đầy hơi, chướng bụng
Dứa có nhiều chất xơ à enzyme giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể. Vì vậy, dứa giúp giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu.
Gợi ý: Nếu bé không thích ăn dứa, mẹ nên ép lấy nước cho bé uống.
Dứa giảm đầy hơi, chướng bụng
8. Sữa chua – bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, chúng còn rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu.
Gợi ý: Mẹ có thể cắt nhỏ các loại trái cây kể trên cho bé ăn kèm với sữa chua để món ăn thêm bắt mắt.
10. Rau xanh đậm màu – đẩy nhanh tốc độ đào thải tạp chất
Rau xanh đậm màu như xúp lơ xanh, mầm cải, cải bó xôi, … chứa lượng lớn chất xơ không hòa tan giúp đẩy nhanh tốc độ đào thải tạp chất khỏi cơ thể. Lượng magie trong rau xanh đậm màu giúp cải thiện sự co thắt cơ ở đường tiêu hóa để giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chất đường đặc biệt trong rau xanh đậm màu có chức năng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
Gợi ý: Mẹ có thể làm nhiều món và trang trí món ăn thành các hình thù đáng yêu hấp dẫn bé như súp rau củ, canh cải bó xôi nấu thịt bằm, …
Bông cải xanh đẩy nhanh đào thải tạp chất
11. Cá hồi – giảm các triệu chứng viêm
Axit béo omega-3 trong cá hồi giúp giảm viêm hiệu quả, mà cá hồi có lượng lớn loại axit béo này.
Gợi ý: Cá hồi với màu sắc sặc sỡ sẽ khiến bé thích thú nếu được cắt nhỏ chiên sơ rồi rải lên tô cháo hoặc súp.
12. Nước hầm xương – bảo vệ thành ruột
Nước hầm xương có lượng lớn gelatin giúp bảo vệ thành ruột, cải thiện các triệu chứng bệnh viêm ruột và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Gợi ý: Cả gia đình nên dùng nước hầm xương cho món canh ăn hằng ngày.
Rối loạn tiêu hóa với nhiều triệu chứng gây khó chịu mà bất kì ai trong gia đình cũng gặp. Vì vậy, những thực phẩm trên đây nên được bổ sung vào chế độ ăn uống của cả gia đình để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, mẹ không nên quá lo lắng mà mua thuốc không kê đơn ở tiệm thuốc tây cho bé uống. Thay vì thế, mẹ cần đưa bé đến các phòng khám nhi để được kê đơn thuốc điều trị chính xác.