Trẻ ho nhiều khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, làm cho bao ông bố bà mẹ lo lắng. Những khi trẻ ho nhiều, mặc dù đã được đưa đi khám nhi và được kê đơn thuốc, nhiều bố mẹ ngại tác dụng phụ của thuốc tây hoặc sợ con mình lờn thuốc có thể tin tưởng 9 cách trị ho truyền thống được tổng hợp sau đây.
1. Trị ho bằng cam thảo
Cam thảo là loại thảo mộc có vị ngọt thanh, tính mát, có thể dễ dàng được mua ở chợ, tiệm thuốc nam. Nhiều người thường áp dụng cách trị ho bằng cam thảo khi gặp phải những cơn ho lâu ngày.
Cách thực hiện:
Uống nước cam thảo: Dùng lượng cam thảo sao cho đạt độ ngọt bé thích. rửa sạch, Cho vào nồi nước sạch nấu, để sôi 20 phút cho chất thuốc thôi ra nước. Cho bé uống thuốc khi thuốc còn ấm, 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần 1 cốc 150ml.
Nhai cam thảo: Các bé lớn thích cách này hơn vì bé sẽ được nếm vị ngọt nhiều hơn là uống nước cam thảo. Mẹ cần chuẩn bị 5-7 lát cam thảo mỏng khoảng 2-5 mm rửa sạch gói giấy, dặn bé nhai 3 lần/ ngày.
2. Trị ho bằng nước gừng pha đường phèn
Gừng có vị cay tính ấm, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm. Vì thế gừng được sử dụng để trị ho từ khi Tây y chưa du nhập vào nước ta. Đến khi các nghiên cứu được thực hiện, người ta biết được trong gừng quả thật có nhiều loại tinh dầu trị ho, trị cảm hiệu quả như phellandrene, borneol, zingiberol, chavicol, …
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một củ gừng nhỏ và đường phèn. Cạo vỏ gừng, rửa sạch, để ráo nước, thái gừng thành từng lát mỏng. Cho gừng vào chén sứ với đường phèn, chưng cách thủy trong 15 phút. Sau khi hỗn hợp nguội bớt, mẹ chắt lấy phần nước cho bé uống. Mẹ nên đong lượng gừng và đường phù hợp để giảm vị cay của gừng cho bé dễ uống hơn.
3. Trị ho bằng tần dày lá (húng chanh)
Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh là một loại rau thơm có lông, tính ấm. Tinh dầu húng chanh có chất cavaron có tác dụng tiêu đờm, thải độc, từ lâu đã được ông bà ta dùng để chữa ho rất công hiệu.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 10 lá húng chanh, 2 quả quất xanh, đường phèn. Rửa sạch nguyên liệu, tách bỏ hạt quất, xay nhuyễn quất cùng với tần dày lá, hấp hỗn hợp này với đường phèn trong 20 phút. Cho bé uống khi hỗn hợp còn ấm, nếu bé không chịu uống bã thì vắt lấy nước, bỏ bã. Ngày cho bé uống 2 lần sáng tối, uống liên tục đến khi hết ho.
4. Trị ho bằng mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, với vị ngọt và năng lượng nó cung cấp, từ lâu đã được dùng để trị nhiều bệnh, trong đó có trị ho. Mật ong giúp cổ họng đau rát dịu nhanh, được ví như một liều thuốc dextromethorphan (thuốc tây).
Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể sẽ bị ngộ độc sơ sinh. Mật ong được ong mật tạo ra, tổ ong có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn trong môi trường. Hệ miễn dịch của trẻ lớn và người lớn có thể chống lại các vi khuẩn này, còn trẻ sơ sinh thì không.
Cách thực hiện:
Rất nhiều bé thích trị ho bằng lê và mật ong vì vị ngọt dễ uống. Theo y học cổ truyền, lê có tính mát, vị chua, làm tiêu đờm, thanh nhiệt vì vậy được kết hợp với mật ong để trị ho. Mẹ cần chuẩn bị một quả lê, mật ong. Gọt vỏ bỏ hạt lê, sau đó ninh nhừ quả lê. Sau khi ninh lê, mẹ cho 3-4 thìa mật ong vào tán nhuyễn với lê, bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh hoặc chén sứ, cho bé ăn hết trong ngày. Mẹ nên cho bé ăn lê- mật ong mỗi ngày dến khi hết ho.
5. Chữa ho bằng quất hấp đường phèn
Tinh dầu trên vỏ quả quất có tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm, tiêu viêm. Vì thế, quất hấp đường phèn nổi tiếng với công dụng trị ngứa họng kéo dài.
Cách thực hiện:
Mẹ chọn 5-7 quả quất xanh, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt. Sau đó, mẹ cho quất với đường phèn vào chén sứ, hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm đã cạn nước, hấp 15 phút. Khi quất còn ấm, mẹ cho bé ăn, cố gắng dỗ bé ăn hết trong ngày. Mẹ nên dỗ bé ăn hỗn hợp này mỗi ngày hoặc xen ngày với cách trị ho khác đến khi khỏi bệnh.
6. Chữa ho bằng quả phật thủ
Trong đông y, quả phật thủ có vị đắng, chua cay nhẹ tính ấm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra chất hesperidin trong phật thủ có tác dụng trị ho kéo dài. Vì thế, phật thủ cũng là một bài thuốc trị ho, nhưng được ít người biết đến.
Cách thực hiện:
Ngâm quả phật thủ trong nước muối khoảng 20 phút để các côn trùng trong khe kẽ kéo ra ngoài. Mẹ không cần gọt vỏ, trực tiếp gọt phật thủ thành từng lát mỏng, bỏ ruột. Trộn thịt phật thủ với mạch nha, hấp cách thủy 30-40 phút, để nguội, trữ trong lọ thủy tinh hoặc lọ sứ có nắp đậy, cho bé dùng dần. Khi dùng, mẹ chỉ cần lấy hỗn hợp này ra, ngâm vào bát nước nóng, để nguội bớt rồi cho bé uống, không cần ăn bã. Mẹ nên cho bé uống ngày 2 lần cho đến khi hết ho.
7. Chữa ho bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn rất tốt, bạn nên cùng con súc miệng nước muối 2 lần 1 ngày, trước khi đi ngủ và ngay khi ngủ dậy để làm sạch khoang miệng. Độ mặn của nước muối súc miệng chỉ nên vừa phải, tránh mặn quá gây rát họng.
8. Cách chữa ho bằng quả la hán
Quả la hán vị ngọt tính mát, nhuận phế, lợi hầu, bổ tỳ. Vì thế, nước nấu từ la hán quả có công dụng bổ phổi, làm loãng đàm, tiêu viêm họng, giảm ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
Mẹ mua 1 quả la hán từ chợ hoặc tiệm thuốc nam về, rửa sạch, nấu với 1 lít nước, để nguội và cho bé uống hết trong ngày. Mẹ nên cho bé uống mỗi ngày đến khi hết ho.
tri-ho
Cách chữa ho bằng quả la hán
9. Cách chữa ho bằng lá hẹ
Lá hẹ có vị ngọt tính ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm bớt cảm giác đau nhức cổ do ho lâu ngày. Hơn nữa trong lá hẹ còn chứa nguồn chất kháng sinh tự nhiên, công dụng trị ho rất tốt.
Cách thực hiện:
Mẹ chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi cùng với ít đường phèn hoặc mật ong. Sau khi rửa sạch lá hẹ, mẹ cắt khúc và chưng với đường phèn hoặc mật ong trong 15 phút, chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ nên động viên bé uống mỗi ngày để mau hết ho.
10. Cách chữa ho bằng rau cải cúc
Rau cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
Canh cải cúc nấu thịt băm: Đối với bé lớn, có đầy đủ răng, mẹ nên nấu canh rau cải cúc với thịt băm cho bé ăn, vừa giảm ho, vừa bổ sung chất đạm cho cơ thể khỏe mạnh chống bệnh. Mẹ nên cắt khúc rau ngắn, đập một lát gừng vào nồi canh để khử hàn đồng thời trị cảm cho bé.
Cải cúc hấp mật ong: Đối với các bé chưa có đủ răng, mẹ nên rửa sạch cắt nhỏ rau cải cúc chưng mật ong (chưng cách thủy) rồi chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày.
Chữa ho bằng các phương pháp dân gian tuy lành tính nhưng cũng yêu cầu sự kiên nhẫn của mẹ và bé. Trong trường hợp bé không chịu uống các hỗn hợp theo hưỡng dẫn trên đây, mẹ nên tìm đến các bác sĩ nhi giỏi để được kê đơn thuốc tây cho hiệu quả chữa trị nhanh hơn.
Dưới đây là phòng khám chuyên khoa nhi hoạ mi có kinh nghiệm trị ho mời mọi người đến để được chữa nhanh khỏi nhất
1. Trị ho bằng cam thảo
Cam thảo là loại thảo mộc có vị ngọt thanh, tính mát, có thể dễ dàng được mua ở chợ, tiệm thuốc nam. Nhiều người thường áp dụng cách trị ho bằng cam thảo khi gặp phải những cơn ho lâu ngày.
Cách thực hiện:
Uống nước cam thảo: Dùng lượng cam thảo sao cho đạt độ ngọt bé thích. rửa sạch, Cho vào nồi nước sạch nấu, để sôi 20 phút cho chất thuốc thôi ra nước. Cho bé uống thuốc khi thuốc còn ấm, 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần 1 cốc 150ml.
Nhai cam thảo: Các bé lớn thích cách này hơn vì bé sẽ được nếm vị ngọt nhiều hơn là uống nước cam thảo. Mẹ cần chuẩn bị 5-7 lát cam thảo mỏng khoảng 2-5 mm rửa sạch gói giấy, dặn bé nhai 3 lần/ ngày.
2. Trị ho bằng nước gừng pha đường phèn
Gừng có vị cay tính ấm, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm. Vì thế gừng được sử dụng để trị ho từ khi Tây y chưa du nhập vào nước ta. Đến khi các nghiên cứu được thực hiện, người ta biết được trong gừng quả thật có nhiều loại tinh dầu trị ho, trị cảm hiệu quả như phellandrene, borneol, zingiberol, chavicol, …
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một củ gừng nhỏ và đường phèn. Cạo vỏ gừng, rửa sạch, để ráo nước, thái gừng thành từng lát mỏng. Cho gừng vào chén sứ với đường phèn, chưng cách thủy trong 15 phút. Sau khi hỗn hợp nguội bớt, mẹ chắt lấy phần nước cho bé uống. Mẹ nên đong lượng gừng và đường phù hợp để giảm vị cay của gừng cho bé dễ uống hơn.
3. Trị ho bằng tần dày lá (húng chanh)
Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh là một loại rau thơm có lông, tính ấm. Tinh dầu húng chanh có chất cavaron có tác dụng tiêu đờm, thải độc, từ lâu đã được ông bà ta dùng để chữa ho rất công hiệu.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 10 lá húng chanh, 2 quả quất xanh, đường phèn. Rửa sạch nguyên liệu, tách bỏ hạt quất, xay nhuyễn quất cùng với tần dày lá, hấp hỗn hợp này với đường phèn trong 20 phút. Cho bé uống khi hỗn hợp còn ấm, nếu bé không chịu uống bã thì vắt lấy nước, bỏ bã. Ngày cho bé uống 2 lần sáng tối, uống liên tục đến khi hết ho.
4. Trị ho bằng mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, với vị ngọt và năng lượng nó cung cấp, từ lâu đã được dùng để trị nhiều bệnh, trong đó có trị ho. Mật ong giúp cổ họng đau rát dịu nhanh, được ví như một liều thuốc dextromethorphan (thuốc tây).
Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể sẽ bị ngộ độc sơ sinh. Mật ong được ong mật tạo ra, tổ ong có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn trong môi trường. Hệ miễn dịch của trẻ lớn và người lớn có thể chống lại các vi khuẩn này, còn trẻ sơ sinh thì không.
Cách thực hiện:
Rất nhiều bé thích trị ho bằng lê và mật ong vì vị ngọt dễ uống. Theo y học cổ truyền, lê có tính mát, vị chua, làm tiêu đờm, thanh nhiệt vì vậy được kết hợp với mật ong để trị ho. Mẹ cần chuẩn bị một quả lê, mật ong. Gọt vỏ bỏ hạt lê, sau đó ninh nhừ quả lê. Sau khi ninh lê, mẹ cho 3-4 thìa mật ong vào tán nhuyễn với lê, bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh hoặc chén sứ, cho bé ăn hết trong ngày. Mẹ nên cho bé ăn lê- mật ong mỗi ngày dến khi hết ho.
5. Chữa ho bằng quất hấp đường phèn
Tinh dầu trên vỏ quả quất có tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm, tiêu viêm. Vì thế, quất hấp đường phèn nổi tiếng với công dụng trị ngứa họng kéo dài.
Cách thực hiện:
Mẹ chọn 5-7 quả quất xanh, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt. Sau đó, mẹ cho quất với đường phèn vào chén sứ, hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm đã cạn nước, hấp 15 phút. Khi quất còn ấm, mẹ cho bé ăn, cố gắng dỗ bé ăn hết trong ngày. Mẹ nên dỗ bé ăn hỗn hợp này mỗi ngày hoặc xen ngày với cách trị ho khác đến khi khỏi bệnh.
6. Chữa ho bằng quả phật thủ
Trong đông y, quả phật thủ có vị đắng, chua cay nhẹ tính ấm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra chất hesperidin trong phật thủ có tác dụng trị ho kéo dài. Vì thế, phật thủ cũng là một bài thuốc trị ho, nhưng được ít người biết đến.
Cách thực hiện:
Ngâm quả phật thủ trong nước muối khoảng 20 phút để các côn trùng trong khe kẽ kéo ra ngoài. Mẹ không cần gọt vỏ, trực tiếp gọt phật thủ thành từng lát mỏng, bỏ ruột. Trộn thịt phật thủ với mạch nha, hấp cách thủy 30-40 phút, để nguội, trữ trong lọ thủy tinh hoặc lọ sứ có nắp đậy, cho bé dùng dần. Khi dùng, mẹ chỉ cần lấy hỗn hợp này ra, ngâm vào bát nước nóng, để nguội bớt rồi cho bé uống, không cần ăn bã. Mẹ nên cho bé uống ngày 2 lần cho đến khi hết ho.
7. Chữa ho bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn rất tốt, bạn nên cùng con súc miệng nước muối 2 lần 1 ngày, trước khi đi ngủ và ngay khi ngủ dậy để làm sạch khoang miệng. Độ mặn của nước muối súc miệng chỉ nên vừa phải, tránh mặn quá gây rát họng.
8. Cách chữa ho bằng quả la hán
Quả la hán vị ngọt tính mát, nhuận phế, lợi hầu, bổ tỳ. Vì thế, nước nấu từ la hán quả có công dụng bổ phổi, làm loãng đàm, tiêu viêm họng, giảm ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
Mẹ mua 1 quả la hán từ chợ hoặc tiệm thuốc nam về, rửa sạch, nấu với 1 lít nước, để nguội và cho bé uống hết trong ngày. Mẹ nên cho bé uống mỗi ngày đến khi hết ho.
tri-ho
Cách chữa ho bằng quả la hán
9. Cách chữa ho bằng lá hẹ
Lá hẹ có vị ngọt tính ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm bớt cảm giác đau nhức cổ do ho lâu ngày. Hơn nữa trong lá hẹ còn chứa nguồn chất kháng sinh tự nhiên, công dụng trị ho rất tốt.
Cách thực hiện:
Mẹ chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi cùng với ít đường phèn hoặc mật ong. Sau khi rửa sạch lá hẹ, mẹ cắt khúc và chưng với đường phèn hoặc mật ong trong 15 phút, chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ nên động viên bé uống mỗi ngày để mau hết ho.
10. Cách chữa ho bằng rau cải cúc
Rau cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Cách thực hiện:
Canh cải cúc nấu thịt băm: Đối với bé lớn, có đầy đủ răng, mẹ nên nấu canh rau cải cúc với thịt băm cho bé ăn, vừa giảm ho, vừa bổ sung chất đạm cho cơ thể khỏe mạnh chống bệnh. Mẹ nên cắt khúc rau ngắn, đập một lát gừng vào nồi canh để khử hàn đồng thời trị cảm cho bé.
Cải cúc hấp mật ong: Đối với các bé chưa có đủ răng, mẹ nên rửa sạch cắt nhỏ rau cải cúc chưng mật ong (chưng cách thủy) rồi chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày.
Chữa ho bằng các phương pháp dân gian tuy lành tính nhưng cũng yêu cầu sự kiên nhẫn của mẹ và bé. Trong trường hợp bé không chịu uống các hỗn hợp theo hưỡng dẫn trên đây, mẹ nên tìm đến các bác sĩ nhi giỏi để được kê đơn thuốc tây cho hiệu quả chữa trị nhanh hơn.
Dưới đây là phòng khám chuyên khoa nhi hoạ mi có kinh nghiệm trị ho mời mọi người đến để được chữa nhanh khỏi nhất