Tìm hiểu về khái niệm bệnh giả gout, nguyên nhân gây bệnh cũng như những yếu tố nguy cơ, và triệu chứng nhận biết bệnh này.
Giả gout là bệnh gì?
Giả gout là một dạng của bệnh viêm khớp, thể hiện bởi những cơn đau và sưng đột ngột. Vị trí sưng đau có thể là ở một hay nhiều khớp xương trên cơ thể. Các cơn đau kéo dài một vài ngày hoặc trong vòng vài tuần. Người cao tuổi càng dễ bị, và bệnh ảnh hưởng chủ yếu ở đầu gối.
Triệu chứng nhận biết bệnh giả gout
Cũng như bệnh gout, giả gout xuất hiện khi tinh thể muối hình thành trong các chất lỏng bôi trơn khớp. Các triệu chứng nhận biết cụ thể của bệnh giả gout như sau:
+ Sưng khớp, đau khớp
+ Sưng đau ở các vị trí như mắt cá chân, bàn tay, khuỷu tay, vai, cổ tay
Theo các kết quả nghiên cứu, bệnh giả gout có biểu hiện lâm sàng khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ người bệnh giả gout có biểu hiện như bệnh gout là 25%. Trong khi đó có đến 50% bệnh nhân lại có những triệu chứng tương tự viêm khớp mãn tính.
Khi khởi phát, dấu hiệu bệnh thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, có thể kèm theo sốt. Bên cạnh đó, giả gout hay xuất hiện cùng bệnh khác như nhiễm sắc tố sắt, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường,… Sau nhiều năm nhiễm bệnh không được điều trị đúng cách, bệnh nhân dễ bị tổn thương sụn khớp và khớp.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh
Bệnh giả gout do các tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate di chuyển đến niêm mạc khớp, gây tình trạng viêm. Nguyên nhân hình thành các tinh thể này chưa được kết luận là gì nhưng chúng xuất hiện có liên quan đến quá trình lão hóa.
Các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh giả gout như sau:
+ Di truyền: Gia đình có tiền sử mắc bệnh giả gout thì bạn sẽ có nguy cơ mắc.
+ Chấn thương: Các tổn thương hoặc ảnh hưởng từ phẫu thuật khớp làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giả gout.
+ Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường dễ bị bệnh giả gout hơn người trẻ. Tuy nhiên hiện nay đối tượng mắc bệnh đã trẻ hóa hơn trước.
+ Dư thừa sắt: Cơ thể lưu trữ sắt dư thừa trong các cơ quan, mô xung quanh khớp xương khớp dẫn đến sự phát triển của tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate.
PHÂN BIỆT BỆNH GIẢ GOUT VÀ BỆNH GOUT
Mặc dù thoạt đầu bệnh gout và giả gout rất giống nhau nhưng các bác sĩ giúp bạn phân biệt 2 căn bệnh này qua các đặc điểm sau:
– Tinh thể gây viêm: Bệnh gout do lắng đọng axit uric trong máu thành tinh thể urat, bệnh giả gout do lắng đọng tinh thể muối calcium có hình thoi tại các khớp.
– Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh gout do rối loạn chuyển hóa liên quan đến tăng sản xuất axit uric hoặc giảm đào thải chất này. Bệnh giả gout thường phối hợp với một bệnh khác.
– Dấu hiệu nhận biết: Bệnh gout khởi phát ở ngón khớp cái, ngoài ra còn có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay. Bệnh giả gout khởi phát ở khớp gối và khớp lớn, hiếm gặp ở khớp ngón tay, ngón chân.
– Mức độ đau và viêm: Cơn đau bệnh gout tấn công nhiều về đêm, đau đột ngột và sưng dữ dội trong 12 – 24 giờ. Bệnh giả gout gây đau từ từ trong nhiều ngày hơn, mức độ đột ngột cũng ít hơn cơn gout cấp tính.
Nếu không phải người có kiến thức chuyên sâu về sức khỏe xương khớp, việc nhầm lẫn giữa bệnh gout và giả gout cũng là dễ hiểu. Vì thế tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ khi thấy bản thân có những triệu chứng đau nhức nói chung, để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/benh-gia-gout-la-gi-co-nguy-hiem-khong-phan-biet-voi-benh-gout.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu