Theo nghiên cứu cho thấy, điều kiện thuận lợi nhất để cho virus HPV phát triển là ở vị trí ẩm ướt như dịch tiết, máu, nước bọt. Đây cũng là lý do sùi mào gà thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, miệng.
Bên cạnh đó, virus HPV phát triển ở gần tầng ngoài của da, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 30-40 độ C, nên chúng có khả năng lây nhiễm rất cao qua những tiếp xúc thông thường.
Virus HPV khi ra khỏi cơ thể vật chủ có thể chết nếu nhiệt độ ở bên ngoài cao hơn 60 độ C. Do đó, mà thời tiết mùa đông hay mùa hè cũng không đủ để tiêu diệt được virus này. Trong điều kiện nhiệt độ xuống quá thấp thì virus HPV chỉ tạm thời “ngưng hoạt động” và chúng ẩn mình, và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.
GIẢI ĐÁP: VIRUS HPV TỒN TẠI NGOÀI MÔI TRƯỜNG BAO LÂU?
Rất nhiều người hiện nay hầu như không biết rõ virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu? Dẫn đến chủ quan trong việc phòng ngừa lây nhiễm. Theo chuyên gia, virus HPV cũng có sức sống khá “dai dẳng” và cứng đầu, tồn tại rất lâu ở bên ngoài môi trường tự nhiên. Tùy thuộc vào từng môi trường, nhiệt độ cụ thể mà thời gian sống của loại virus này cũng có sự thay đổi khác nhau
2.1. Virus HPV tồn tại ngoài môi trường không khí
Vật chủ là cơ thể người là nơi “cư trú” lý tưởng của virus HPV, điều kiện ẩm ướt như cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng… sẽ giúp chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh và trở thành môi trường “bất tử” của loại virus này.
Virus HPV luôn sống phụ thuộc vào vật chủ, tức là chúng phải kí sinh vào vật chủ, hút chất dinh dưỡng để tồn tại. Nên chúng sẽ không có khả năng sống quá lâu ngoài môi trường không khí.
2.2. Virus HPV tồn tại ở môi trường khô ráo
Tùy vào nhiệt độ, độ ẩm cụ thể mà thời gian virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu? sẽ có sự khác biệt. Virus không thể sống quá lâu ở trạng thái “lơ lửng” trong không khí, nhưng nếu tiếp xúc với cơ thể người, chúng sẽ tấn công, bùng phát nhanh sau khoảng thời gian ủ bệnh (trung bình thời gian ủ bệnh từ 3 tuần – 9 tháng) sẽ xuất hiện triệu chứng.
Trong môi trường khô ráo, virus HPV cũng có khả năng chịu được khô và khí hậu nóng khá tốt và khả năng lây nhiễm của loại virus này có thể kéo dài lên tới 7 ngày khi ở môi trường ngoài cơ thể. Tức là thời gian tồn tại của chúng thể thể bằng hoặc lâu hơn thời gian này. Đây cũng là lý do mà việc sử dụng chung các đồ các nhân như đồ lót, khăn tắm hoặc các vật dụng cá nhân dính máu… có chứa virus đều có khả năng lây nhiễm đáng sợ.
⇒ Khả năng lây nhiễm virus HPVsẽ giảm dần khoảng 85-90% sau 7 ngày ở môi trường thoáng khí và khô ráo.
2.3. Virus HPV tồn tại ở môi trường bệnh viện bao lâu?
Virus HPV cũng thường tìm thấy ở môi trường bệnh viện có tiếp xúc trong quá trình khám, chữa cho bệnh nhân, như là: găng tay phẫu thuật, kẹp sinh thiết… Nhưng nếu bị đưa vào trong môi trường có chứa nhiều hóa chất như là cồn, xà phòng, chất diệt khuẩn thì chúng sẽ bị chết ngay lập tức.
⇔ Như vây, với thắc mắc virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu? Thì câu trả lời là rất có xác định, trung bình thì khoảng trên dưới 7 ngày, tùy vào nhiệt độ, độ ẩm. Nhưng không có môi trường nào là an toàn tuyệt đối, nên bên cạnh việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, sử dụng bao cao su… thì cũng nên hết sức cẩn thận khi sử dụng chung đồ cá nhân hay tiếp xúc vết thương hở với người khác.
LÀM SAO NHẬN BIẾT BẢN THÂN NHIỄM HPV?
HPV rất phổ biến, tốc độ lây nhiễm đáng sợ và đa dạng con đường truyền bệnh. Loại virus HPV được tìm thấy nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam là gây u nhú ở người (sùi mào gà) và gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng.
Do đó, nếu bạn có bất cứ hành vi nguy cơ nào nghi ngờ lây nhiễm HPV hoặc có dấu hiệu bất thường sau đây, thì nên đi kiểm tra ngay lập tức. Theo đó, các biểu hiện khi nhiễm HPV bao gồm:
Thông thường, ở giai đoạn đầu thì triệu chứng sùi mào gà là những nhú gai màu hồng nhạt, đường kính từ 1-2mm có cuống hoặc không cuống mọc rải rác trên da.
Nốt sùi cũng có thể biểu hiện bằng những nốt tròn dẹt sần sùi xuất hiện trên bề mặt da khá giống với mụn sùi nhưng không mưng mủ, chảy máu hay tạo thành mảng viêm loét
Những u nhú ban đầu phát triển lớn và liên kết với nhau thành từng mảng, từng cụm màu hồng nhạt; có hình dạng trông như bông súp lơ hoặc hoa mào gà.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/virus-hpv-ton-tai-ngoai-moi-truong-bao-lau-lam-sao-biet-ban-than-nhiem-hpv.html
Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa hoàn cầu