Vượt hơn 7km từ thị trấn Nàng Cành đến xã Điền Quang và gần 4km leo dốc đường đất đá lởm chởm, ngoằn nghèo, tôi đã đặt chân tới thôn Muốn - một trong những huyện nghèo nhất của huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa.
Người đầu tiên tôi gặp khi đặt chân lên vùng đất này là cô bé Nương, 13 tuổi. Bố mẹ Nương vào Nam kiếm tiền khi em chưa đầy tuổi đi học. Hiện Nương ở với bà ngoại.
Tôi tiến đến gần Nương bắt chuyện: “Em học lớp mấy rồi? Em thích học môn gì nhất?”. Cô bé có đôi mắt to và khuôn mặt nhem nhuốc đáp: “ Không, em không được đi học. Ngày xưa em cũng được bà đưa đến trường.Vui lắm! Nhưng trường xa nhà quá, đường lại khó đi nên học đến lớp 2 thì em nghỉ. Bây giờ thì em quên hết mặt chữ rồi.
Câu chuyện của Nương đã thôi thúc tôi tiếp cận gần hơn với công tác “trồng người” ở thôn Muốn.
Cheo leo đường đến lớp
Túp lều tuềnh toàng xa xa ở góc rừng tưởng chừng như bị bỏ hoang hóa ra là lớp học của các em từ lớp 1 đến lớp 5 của thôn Muốn. Căn phòng mùi ẩm mốc, không quạt trần hay thiết bị chiếu sáng, thậm chí là bàn ghế, chỉ có duy nhất cái bảng trống nằm trơ trọi giữa gian nhà. Ở đây có khoảng 15 em còn đang học tiểu học.
Chia sẻ với tôi, cô giáo Quyên tâm sự: “Nhiều em thích đi học lắm, nhưng mà gia đình không có điều kiện nên đành phải bỏ học”. Cô Quyên ở thôn Ấm, hàng ngày gửi xe máy ở chân núi, leo gần 3km để đến dạy cho các em từng nét chữ, phép toán.
Ngôi trường tiểu học lụp xụp ở thôn Muốn, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, Thanh Hóa.
Theo lời tâm sự của cô giáo Quyên, tôi về thăm nhà em Liên, 10 tuổi, ở thôn Hồ Quang. Từ ngày bố mẹ mất, Liên ở với bà và người dì. Công việc gia đình đặt lên đôi vai nhỏ của em: chăm sóc bà, lo việc đồng áng... Hàng ngày, ngoài chăm con trâu, con gà, Liên tranh thủ lên rừng kiếm luồng về đan cót đem ra chợ Điền Lư bán lấy tiền mua thức ăn. Liên phải nghỉ học từ năm lớp 3 để ở nhà lo kinh tế. Khi được tôi gặng hỏi vì sao em nghỉ học, em thủ thỉ: “Em nghỉ học vì bà em không có tiền, giờ em không thể đi học nữa”.
Một ngôi nhà ọp ẹp ở thôn Điền Quang.
Sự thất học ở thôn Muốn không chỉ dừng lại ở cấp tiểu học mà ngay cả những em có điều kiện để học lên cấp THCS cũng đang gặp muôn vàn khó khăn.
Trường THCS Điền Quang nằm ở trung tâm xã. Muốn đến trường, các em ở thôn Muốn phải vượt hơn 3km đường núi. Con đường dựng đứng, cheo leo. Những hôm trời mưa, đường trơn lỳ, nhão nhoét, khiến các em đi học rất vất vả.
Bác Đoàn Minh Thao - trưởng thôn Muốn chia sẻ: “Bọn nhỏ thích đi học lắm. Nhưng đường đi khó khăn. Có những đợt mưa mấy ngày, người lớn còn chẳng đi lại được, huống chi là bọn trẻ”.
Còn đó chồng chất những khó khăn
Hiện xã Điền Quang có 18 thôn, chủ yếu là người dân tộc, trong đó người dân tộc Mường chiếm hơn 87%. Nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp và khai thác rừng. Hiện nay, cả xã có 13 thôn, tỷ lệ người nghèo chiếm tới 60,33 %.
Hầu hết thanh niên ở xã đều vào Nam làm ăn với hi vọng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Các phong trào đoàn thanh niên hoàn toàn không có. Trong khi đó, tình trạng vi phạm an toàn giao thông, vi phạm pháp luật khá nhiều, đặc biệt thôn Bái Tôm còn là điểm nóng về ma túy.
Tình trạng thiếu nước sạch cũng là vấn đề nan giải. Cứ hai hoặc ba gia đình chung nhau một cái giếng đào. Vào mùa khô, giếng cạn chẳng đủ dùng. Người dân lấy nước suối làm nước sinh hoạt. Mọi sinh hoạt của họ đều dựa vào nguồn nước lấy ở con suối chảy từ thác Muốn xuống.
Già Nùng, 84 tuổi, người dân tộc Mường, trầm tư nói: “Hàng ngày phải lấy nước từ hắn (con suối - PV), nước ăn, nước uống, vào mùa khô, hắn cạn lắm, chẳng đủ dùng đâu”.
Sẽ có bao nhiêu trẻ em ở thôn Muốn được học hành đến nơi đến chốn?
Chiều dần buông xuống, màn đêm như nuốt chửng cả xã. Đôi mắt người dân ở đây đã quen với bóng tối, với những ngọn đèn yếu ớt leo lắt. Với họ, đèn điện dường như vẫn là một thứ xa xỉ, một ước muốn xa vời vợi.
Tôi bước đi trên con đường đất trở về thị trấn Nàng Cành, những bóng người mờ mờ vẫn nhìn theo tôi, những đứa trẻ ngây ngô lấm bùn đất nhìn lén ngượng ngạo, tươi cười chạy theo. Nhìn lũ trẻ mà lòng tôi thắt lại: Liệu sẽ có bao nhiêu đứa trẻ ở thôn Muốn được học hành đến nơi đến chốn hay lại tiếp tục bỏ dở giữa chừng để vào Nam kiếm sống?
Bài: Kim Ngân
Người đầu tiên tôi gặp khi đặt chân lên vùng đất này là cô bé Nương, 13 tuổi. Bố mẹ Nương vào Nam kiếm tiền khi em chưa đầy tuổi đi học. Hiện Nương ở với bà ngoại.
Tôi tiến đến gần Nương bắt chuyện: “Em học lớp mấy rồi? Em thích học môn gì nhất?”. Cô bé có đôi mắt to và khuôn mặt nhem nhuốc đáp: “ Không, em không được đi học. Ngày xưa em cũng được bà đưa đến trường.Vui lắm! Nhưng trường xa nhà quá, đường lại khó đi nên học đến lớp 2 thì em nghỉ. Bây giờ thì em quên hết mặt chữ rồi.
Câu chuyện của Nương đã thôi thúc tôi tiếp cận gần hơn với công tác “trồng người” ở thôn Muốn.
Cheo leo đường đến lớp
Túp lều tuềnh toàng xa xa ở góc rừng tưởng chừng như bị bỏ hoang hóa ra là lớp học của các em từ lớp 1 đến lớp 5 của thôn Muốn. Căn phòng mùi ẩm mốc, không quạt trần hay thiết bị chiếu sáng, thậm chí là bàn ghế, chỉ có duy nhất cái bảng trống nằm trơ trọi giữa gian nhà. Ở đây có khoảng 15 em còn đang học tiểu học.
Chia sẻ với tôi, cô giáo Quyên tâm sự: “Nhiều em thích đi học lắm, nhưng mà gia đình không có điều kiện nên đành phải bỏ học”. Cô Quyên ở thôn Ấm, hàng ngày gửi xe máy ở chân núi, leo gần 3km để đến dạy cho các em từng nét chữ, phép toán.
Ngôi trường tiểu học lụp xụp ở thôn Muốn, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, Thanh Hóa.
Theo lời tâm sự của cô giáo Quyên, tôi về thăm nhà em Liên, 10 tuổi, ở thôn Hồ Quang. Từ ngày bố mẹ mất, Liên ở với bà và người dì. Công việc gia đình đặt lên đôi vai nhỏ của em: chăm sóc bà, lo việc đồng áng... Hàng ngày, ngoài chăm con trâu, con gà, Liên tranh thủ lên rừng kiếm luồng về đan cót đem ra chợ Điền Lư bán lấy tiền mua thức ăn. Liên phải nghỉ học từ năm lớp 3 để ở nhà lo kinh tế. Khi được tôi gặng hỏi vì sao em nghỉ học, em thủ thỉ: “Em nghỉ học vì bà em không có tiền, giờ em không thể đi học nữa”.
Một ngôi nhà ọp ẹp ở thôn Điền Quang.
Sự thất học ở thôn Muốn không chỉ dừng lại ở cấp tiểu học mà ngay cả những em có điều kiện để học lên cấp THCS cũng đang gặp muôn vàn khó khăn.
Trường THCS Điền Quang nằm ở trung tâm xã. Muốn đến trường, các em ở thôn Muốn phải vượt hơn 3km đường núi. Con đường dựng đứng, cheo leo. Những hôm trời mưa, đường trơn lỳ, nhão nhoét, khiến các em đi học rất vất vả.
Bác Đoàn Minh Thao - trưởng thôn Muốn chia sẻ: “Bọn nhỏ thích đi học lắm. Nhưng đường đi khó khăn. Có những đợt mưa mấy ngày, người lớn còn chẳng đi lại được, huống chi là bọn trẻ”.
Còn đó chồng chất những khó khăn
Hiện xã Điền Quang có 18 thôn, chủ yếu là người dân tộc, trong đó người dân tộc Mường chiếm hơn 87%. Nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp và khai thác rừng. Hiện nay, cả xã có 13 thôn, tỷ lệ người nghèo chiếm tới 60,33 %.
Hầu hết thanh niên ở xã đều vào Nam làm ăn với hi vọng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Các phong trào đoàn thanh niên hoàn toàn không có. Trong khi đó, tình trạng vi phạm an toàn giao thông, vi phạm pháp luật khá nhiều, đặc biệt thôn Bái Tôm còn là điểm nóng về ma túy.
Tình trạng thiếu nước sạch cũng là vấn đề nan giải. Cứ hai hoặc ba gia đình chung nhau một cái giếng đào. Vào mùa khô, giếng cạn chẳng đủ dùng. Người dân lấy nước suối làm nước sinh hoạt. Mọi sinh hoạt của họ đều dựa vào nguồn nước lấy ở con suối chảy từ thác Muốn xuống.
Già Nùng, 84 tuổi, người dân tộc Mường, trầm tư nói: “Hàng ngày phải lấy nước từ hắn (con suối - PV), nước ăn, nước uống, vào mùa khô, hắn cạn lắm, chẳng đủ dùng đâu”.
Sẽ có bao nhiêu trẻ em ở thôn Muốn được học hành đến nơi đến chốn?
Chiều dần buông xuống, màn đêm như nuốt chửng cả xã. Đôi mắt người dân ở đây đã quen với bóng tối, với những ngọn đèn yếu ớt leo lắt. Với họ, đèn điện dường như vẫn là một thứ xa xỉ, một ước muốn xa vời vợi.
Tôi bước đi trên con đường đất trở về thị trấn Nàng Cành, những bóng người mờ mờ vẫn nhìn theo tôi, những đứa trẻ ngây ngô lấm bùn đất nhìn lén ngượng ngạo, tươi cười chạy theo. Nhìn lũ trẻ mà lòng tôi thắt lại: Liệu sẽ có bao nhiêu đứa trẻ ở thôn Muốn được học hành đến nơi đến chốn hay lại tiếp tục bỏ dở giữa chừng để vào Nam kiếm sống?
Bài: Kim Ngân