Xét nghiệm Pap là loại xét nghiệm nhằm tầm soát tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung. Đây là xét nghiệm vô cùng quan trọng mà chị em nên thực hiện.
XÉT NGHIỆM PAP LÀ GÌ?
Xét nghiệm Pap được phát minh, đặt tên dựa theo chính tên bác sĩ người Hy Lạp là ông Georgios Nikolaou Papanikolaou. Đây còn được gọi là xét nghiệm Pap smear hay phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm này được dùng phổ biến nhất nhằm mục đích phát hiện cũng như giúp tìm kiếm được sớm các thay đổi trong tế bào có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
Khi thực hiện xét nghiệm Pap thì bác sĩ thu thập mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung. Sau đó đưa vào tấm lam hay trộn lẫn cùng với dịch cố định giúp kiểm tra dưới kính hiển vi. Chính nhờ việc kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ tìm được các biến dạng cùng với sự thay đổi bất thường tế bào. Tần suất làm xét nghiệm này vẫn còn tùy vào độ tuổi của bạn, kết quả xét nghiệm trước đó và cả các yếu tố khác.
Một tế bào được thu thập ở cổ tử cung của xét nghiệm Pap cũng có thể sẽ được xét nghiệm để tìm ra papillomavirus ở người, hay được gọi là HPV. Nhiễm trùng HPV ở đây chính là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung. HPV thông thường được truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục.
HPV sẽ bao gồm nhiều các chủng loại khác nhau và trong đó có cả virus HPV16, 18 với nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung. Bác sĩ yêu cầu xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap hay sau khi có kết quả xét nghiệm Pap thấy có các thay đổi bất thường ở cổ tử cung. Lưu ý rằng xét nghiệm Pap chỉ dành cho chị em từ 30 tuổi trở lên.
CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM PAP
Để chị em rõ hơn về xét nghiệm Pap chúng ta cùng đi vào phân tích một số các thông tin quan trọng đó là:
1. Trường hợp nên làm xét nghiệm Pap?
Nếu đang có yếu tố nguy cơ dưới đây đồng nghĩa rằng chị em nên làm xét nghiệm Pap thường xuyên:
++ Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay thực hiện phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư.
++ Phơi nhiễm với diethylstilbestrol trước khi sinh.
++ Hệ miễn dịch suy yếu vì hóa trị hay ghép nội tạng, do dùng corticosteroid kéo dài.
++ Bị nhiễm HIV.
Nguồn: ** https://dakhoahoancautphcm.vn/xet-nghiem-pap-la-gi-mot-so-thong-tin-quan-trong-can-biet.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu